Có bao nhiêu km đường bộ?

Đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Ảnh: VEC

Những năm qua, Bộ Giao thông vận tải [GTVT] đã nỗ lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ, hiện đại, tăng tính kết nối, góp phần thu hẹp khoảng cách vùng miền…

Đầu tư đồng bộ, góp phần tăng sản lượng vận tải

Những năm qua, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được đầu tư khá đồng bộ, có những bước phát triển mạnh theo hướng hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các công trình có tính kết nối, lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng vận tải đường bộ ngày một nâng cao, bước đầu góp phần thực hiện mục tiêu GTVT đi trước một bước trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Bộ GTVT, hệ thống đường bộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trò trục chính kết nối mạng lưới giữa các vùng, miền, các cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu, đầu mối giao thông quan trọng. Hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài 570.448km, trong đó quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc là 816km, đường tỉnh là 25.741km, đường huyện là 58.347km, đường đô thị là 26.953km, đường xã là 144.670km, đường thôn xóm là 181.188km và đường nội đồng là 108.597km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang Bắc - Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình mạng lưới nan quạt với tâm là Thủ đô Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ tạo nên hình lưới…

Cũng theo Bộ GTVT, hiện đã đưa vào khai thác là 816km đường cao tốc, tăng trên 4,8 lần. Hiện tại, Bộ GTVT đang chỉ đạo quyết liệt để khởi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông để phấn đấu cơ bản hoàn thành vào năm 2021.

Nhờ việc đầu tư đồng bộ, trọng tâm trọng điểm mà sản lượng vận tải do đường bộ luôn tăng cao. Tính đến hết tháng 11/2019, sản lượng vận tải cả nước đạt hơn 1,4 tỷ tấn hàng, tăng 8,8%; đạt hơn 4,34 tỷ lượt hành khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018.

Tăng cường kết nối, lấy đường bộ làm “xương sống”

Cũng theo Bộ GTVT, để nâng cao hiệu quả, tạo sự kết nối giữa đường bộ và các loại hình vận tải khác, Bộ GTVT sẽ chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam [ĐBVN] chuẩn hóa hệ thống đường bộ đạt cấp kỹ thuật theo quy hoạch và đồng bộ cấp đường trong khu vực, phù hợp với các điều ước quốc tế đã ký kết, góp phần tăng cường hội nhập quốc tế, thực hiện mục tiêu quy hoạch phát triển GTVT.

Theo đó, sẽ tăng cường tính kết nối với các nước trong khu vực, kết nối giữa vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác, kết nối các đầu mối vận tải, đầu mối kinh tế, các trung tâm logistics; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, huy động đầu tư xã hội hóa cũng như kêu gọi các nguồn vốn như ODA, FDI... để tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ kết nối theo đúng lộ trình và chuẩn hóa hệ thống quốc lộ.

Bên cạnh đó, cũng chỉ đạo Tổng cục ĐBVN xây dựng phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng du lịch, tuyến cố định; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh theo định kỳ hàng năm nhằm tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách; tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác tái cơ cấu vận tải; hình thành và đưa vào vận tải các tuyến vận tải mẫu nhằm mục tiêu giảm thị phần vận tải đường bộ và giảm chi phí vận tải.

Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về kết nối sàn giao dịch vận tải hành khách, hàng hóa với phương thức vận tải khác làm cơ sở phát triển dịch vụ logistics cho phù hợp với lộ trình phát triển dịch vụ logistics Việt Nam; nghiên cứu các giải pháp và cơ chế nhằm thúc đẩy hoạt động của sàn giao dịch vận tải hàng hóa, hạn chế xe chạy rỗng để tiết kiệm chi phí, đồng thời nghiên cứu hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải; tiếp tục nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, nhân dân…

Trí Dũng - Văn Nam

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đường cao tốc để phấn đấu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc.

Phấn đấu đến năm 2025, có 3.000km đường bộ cao tốc

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 42/TB-VPCP ngày 14/2/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp về công tác chuẩn bị đầu tư các Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc giai đoạn 2021-2025.

Tại Thông báo trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, các Bộ, UBND thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đã rất nỗ lực, tích cực trong công tác chuẩn bị hồ sơ, triển khai các thủ tục thẩm định các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn 2021-2025. Đây là các dự án có quy mô dự án rất lớn, trong đó có 05 Dự án quan trọng quốc gia và 04 dự án nhóm A.

Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và ưu tiên nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có các tuyến đường bộ cao tốc này. Với tổng chiều dài các Dự án khoảng 865 km và 729 km của Dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 khi hoàn thành có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phục hồi, phát triển kinh tế xã hội đất nước trong giai đoạn tới, đồng thời sẽ đạt được mục tiêu có 3.000km đường bộ cao tốc đến năm 2025 và 5.000 km đến năm 2030 đã được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng thông qua.

Tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022, Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải bảo đảm giải ngân vốn của Chương trình trong 2 năm 2022 và 2023 nhằm góp phần phục hồi, phát triển nhanh các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng nền kinh tế; đồng thời, với vai trò, ý nghĩa của các tuyến đường bộ cao tốc trong phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế [Vùng Thủ đô, Vùng Đông Nam Bộ, đồng Bằng Sông Cửu Long, Tây Nguyên và Tây Bắc], yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao trách nhiệm chính trị, vì lợi ích của đất nước cần quyết tâm, tập trung hơn nữa trong quá trình triển khai các Dự án.

Báo cáo Dự án vành đai 3,4 trong tháng 2/2022

Cụ thể, đối với các dự án đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và dự án đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ, Hội đồng thẩm định nhà nước, các địa phương, cơ quan liên quan thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 21/TB-VPCP ngày 24/1/2022, số 23/TB-VPCP ngày 25/1/2022, số 29/TB-VPCP ngày 30/1/2022 của Văn phòng Chính phủ, trong đó đặc biệt lưu ý phải hoàn thành đầy đủ thủ tục để báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội trước ngày 20/3/2022.

Do thời gian rất gấp, đề nghị các thành viên Hội đồng thẩm định nhà nước khẩn trương có ý kiến gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để Hội đồng thẩm định nhà nước báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/2/2022 đối với đường Vành Đai 4 Vùng Thủ đô và trong tháng 2/2022 đối với đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh.

Lập Hội đồng thẩm định dự án đường Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Đối với 02 Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình để Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước trước ngày 16/2/2022.

Riêng Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề, Hội đồng thẩm định nhà nước được thành lập theo Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 03/9/2021 tiếp tục thẩm định Dự án theo hình thức đầu tư công nhằm đẩy nhanh tiến độ. Hội đồng thẩm định nhà nước, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương thẩm định các Dự án bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV.

Đối với dự án có quy mô nhóm A, Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các địa phương khẩn trương làm việc, tính toán kỹ lưỡng để thống nhất cụ thể các nội dung [hình thức đầu tư, quy mô đầu tư, phân tách dự án thành phần, nguồn vốn đầu tư, trách nhiệm triển khai…], báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước tháng 3/2022.

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 và Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương, kịp thời xây dựng, bố trí vốn cho từng Dự án; chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân cấp cho UBND cấp tỉnh của địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án thực hiện các đoạn tuyến cao tốc qua địa bàn.

Các địa phương chịu trách nhiệm hoàn thành các thủ tục về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, các bãi đổ chất thải rắn xây dựng đáp ứng tiến độ yêu cầu; quản lý chặt chẽ các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đáp ứng đủ nhu cầu các Dự án.

Chủ Đề