Có bao nhiều cách phần biệt các loại chảy máu

Tip:How to delete existing posts and create your own
Đăng ký nhận thông tin về bài đăng

BÀI 7: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

đăng 02:26, 28 thg 9, 2013 bởi Lê Sang Channel

BÀI 7: KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG

I. CẦM MÁU TẠM THỜI
1. Mục đích.
- Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng các biện pháp đơn giản.
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự mất máu.
- Góp phần cứu sống nạn nhân, tránh các tai biến nguy hiểm.
2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời
- Khẩn trương nhanh chống làm ngừng chảy máu
- Phải xử lý đúng chỉ định theo tính chất của vết thương
- Đúng qui trình kỹ thuật
3. Phân biệt các loại chảy máu
- Chảy máu mao mạch: Máu đỏ thẫm, thấm tại vết thương, lượng máu ít, có thể tự cầm.
- Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ: Máu đỏ thẫm, chảy ri rỉ tại vết thương, lượng máu vừa phải, có thể tự cầm.
- Chảy máu động mạch: Máu đỏ tươi, chảy thành tia, lượng máu nhiều, không tự cầm.
4. Các biện pháp cầm máu tạm thời
a. Ấn động mạch
Dùng các ngón tay [ngón cái hoặc các ngón khác] ấn đè trên đường đi của động mạch làm động mạch bị ép chặt giữa ngón tay ấn và nền xương, máu ngừng chảy ngay tức khắc. Ấn đọng mạch có tác dung cầm máu nhanh, ít gây đau và không gây tai biến nguy hiểm cho người bị thương, nhưng đòi hỏi người làm phải nắm chắc kiến thức giải phẩu về đường đi của động mạch.
Ấn động mạch không giữ được lâu vì mỏi tay ấn, do vậy chỉ là biện pháp cầm máu tức thời, sau đó phải thay thế bằng các biện pháp khác.
Một số điểm để ấn động mạch trên cơ thể:
- Ấn động mạch trụ và quay ở cổ tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay, dùng ngón cái ấn vào động mạch trụ và quay ở phía trên cổ tay, cách bờ trong và bờ ngoài cẳng tay 1,5cm.
- Ấn động mạch cánh tay ở mặt trong cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở cẳng tay, cánh tay, dùng ngón cái hoặc bốn ngốn ấn mạnh vào mặt trong cánh tay ở phía trên vết thương. Nếu vết thương ở cao, ấn sâu vào động mạch nách ở đỉnh hố nách.
- Ấn động mạch dưới đòn ở hõm xương đòn: Khi chảy máu nhiều ở hố nách, dùng ngón cái ấn mạnh và sâu ở hố trên đòn sát giữa bờ sau xương đòn làm động mạch bị ép chặt vào xương sườn, máu sẽ ngưng chảy.
b. Gấp chi tối đa
Gấp chi tối đa là biện pháp cầm máu đơn giản, mọi người đều có thể tự làm được. Khi chi bị gấp mạnh, các mạch máu cũng bị gấp và bị đè ép bởi các khối cơ bao quanh làm cho máu ngưng chảy.
Gấp chi tối đa cũng chỉ là biện pháp tạm thời vì không giữ được lâu. Trường hợp có gãy xương kèm theo tì không thực hiện được gấp chi tối đa.
- Gấp cẳng tay vào cánh tay: Khi chảy máu nhiều ở bàn tay và cẳng tay, phải gấp ngay thật mạnh cẳng tay vào cánh tay, máu ngưng chảy.
Khi cần giữ lâu để chuyển người bị thương về các tuyển cứu chữa, cần cố định tư thế gấp bằng một vài vòng băng ghì chặt cổ tay vào phần trên cánh tay.
- Gấp cánh tay vào thân người có con chèn: Khi chảy máu nhiều do tổn thương động mạch cánh tay, lấy ngay một khúc gỗ tròn đường kính 5-10cm, hay cuộn băng hoặc bất cứ vật rắn nào tương tự kẹp chặt vào nách ở phía trên chổ chảy máu, rồi cố định cánh tay vào thân người bằng một vài vòng băng, máu ngưng chảy.
c. Băng ép
Là phương pháp băng vết thương với các vòng băng xiết tương đối chặt đè ép mạnh vào bộ phận tổn thương tạo điều kiện cho việc nhanh chóng cho việc hình thành các cục máu làm cho máu ngưng chảy ra ngoài.
Cách tiến hành băng ép:
- Đặt một lớp gạc và bông hút phủ kính vết thương.
- Đặt một lớp băng mỡ dày phủ trên lớp bông gạc.
- Băng theo kiểu vòng xoắn hoặc số 8 [nên dùng loại băng thun vì băng này có tính chun giản tốt]
d. Băng chèn
Bằng chèn cũng là kiểu đè ép như ấn động mạch, nhưng không phải bằng ngón tay mà bằng một vật cứng tròn, nhẵn không sắc cạnh, gọi là con chèn, con chèn được dặt vào vị trí trên đường đi của động mạch, càng sát vết thương càng tốt, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết tương đối chặt. Các vị trí có thể băng chèn tương tự như vị trí ấn động mạch.
e. Băng nút
Băng nút là cách băng ép, có dùng thêm bấc gạc đã diệt khuẩn, nhét chặt vào miệng vết thương tạo thành cái nút để cầm máu.
Nút càng chặt làm tăng sức đè ép vào các mạch máu, tác dụng cầm máu càng tốt.
f. Ga rô
Ga rô là biện pháp cầm máu tạm thời bằng sợ dây cao su xoắn chặt vào đoạn chi làm ngăn sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi, máu sẽ không chảy ra miệng vết thương.
Do sự ngưng lưu thông máu trong thời gian nhất định [khoảng 60 90 phút] rất dễ xảy ra tai biến nguy hiểm. Vì vậy phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi quyết định ga rô trong trường hợp các vết thương có chảy máu.
- Chỉ định ga rô: Ga rô được phép làm trong những trường hợp sau đây:
+ Vết thương ở chi chảy máu ồ ạt, phụt thành tia và trào mạnh qua miệng vết thương.
+ Vết thương bị cắt cụt tự nhiên.
+ Vết thương phần mềm hoặc gãy xương có kèm theo tổn thương động mạch đã cầm máu bằng các biện pháp tạm thời khác không có hiệu quả.
+ Bị rắn độc cắn, nhằm ngăn cản chất độc xâm nhập vào cơ thể.
- Nguyên tắc ga rô:
+ Phải đặt ga rô ngay sát phía sau vết thương và để lộ ra ngoài để dễ nhận ra. Tuyệt đối không để che lấp ga rô.
+ Người bị đặt ga rô phải được nhanh chóng chuyển về các tuyến cứu chữa; trên đường vận chuyển cứ 1 giờ phải nới ga rô 1 lần, không để ga rô lâu quá 3-4 giờ.
+ Có phiếu ghi rõ: Họ tên, địa chỉ người bị ga rô, thời gian bắt đầu ga rô, thời gian nới ga rô lần 1, lần 2,...Họ tên, địa chỉ người ga rô,... để giúp tuyến trên theo dõi và xử trí.
+ Có kí hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo bên trái của nạn nhân.
- Cách ga rô: Dây ga rô thường dùng sợ dây cao su to bản [3 4cm] mỏng và tác dụng đàn hồi tốt. Trường hợp khẩn cấp có thể sử dụng bất kì loại dây nào khác như: Băng cuôn, dây cao su tròn, quai dép,... để ga rô.
- Thứ tự ga rô như sau:
+ Ấn động mạch phía trên vết thương.
+ Lót vại gạc chổ định ga rô.
+ Đặt dây ga rô rồi từ từ xoắn, vừa xoắn vừa bỏ tay ấn động mạch ra, theo dõi không thấy máu chảy ở vết thương là được.
+ Băng vết thương và làm các thủ tục hành chính.
- Ấn động mạch- Gấp chi tối đa
- Băng ép,
- Băng nút
- Băng chèn
- Ga rô
II. CỐ ĐỊNH TẠM THỜI XƯƠNG GÃY
1. Tổn thương gãy xương
- Xương bị gãy rạn, gãy rời thành nhiều mảnh...
- Da, cơ bị giập nát nhiều, có thể tổn thương mạch máu, thần kinh.
- Dễ choáng do đau đớn, mất máu.
2. Mục đích
- Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương.
- Giữ cho các đầu xương tương đối yên tĩnh.
- Phòng ngừa các tai biến.
3. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy
- Phải cố định được cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy.
- Không đặt nẹp cứng sát vào chi thể.
- Không co kéo nắn chỉnh ổ gãy.
- Cố định nẹp vào chi tương đối chắc.
4. Kỹ thuật cố định tạm thời xương gãy
a. Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời xương gãy
- Nẹp tre
- Nẹp gỗ
- Nẹp crame
b. Kỹ thuật cố định tạm thời gãy xương
Đối với các vết thương gãy xương hở, trước hết phải cầm máu cho vết thương [nếu cần thiết], băng kín vết thương, sau đó mới đặt nẹp cố định xương gãy.
- Cố định tạm thời xương bàn tay gãy, khớp cổ tay. Dùng một nẹp tre to bản hoặc nẹp Crame:
+ Đặt một cuộn băng hoặc một cuộn bông vào lòng bàn tay, để bàn tay ở tư thế nữa sấp, các ngón tay nữa sấp.
+ Đặt nẹp thẳng từ bàn tay đến khuỷu tay.
+ Băng cố định bàn tay, cẳng tay vào nẹp, để hở các đầu ngón tay để tiện theo dõi sự lưu thông của máu.
+ Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
- Cố định tạm thời xương cẳng tay gãy: dùng 2 nẹp tre hoặc nẹp Crame.
+ Đặt nẹp ngắn ở phía trước cẳng tay [phía lòng bàn tay] từ bàn tay đến nếp khuỷu.
+ Đặt nẹp ở phía sau cẳng tay [phía mu bàn tay] từ khớp ngón tay đến mỏm khuỷu.
+ Buộc một đoạn ở cổ tay và bàn tay, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu để cố định cẳng tay, bàn tay vào nẹp.
+ Dùng khăn tam giác hoặc cuộn băng treo cẳng tay ở tư thế gấp 900.
- Cố định tạm thời xương cánh tay gãy. Dùng nẹp tre hoặc nep Crame:
+ Dặt nẹp ngắn ở mặt trong cánh tay từ nép khuỷu đến hố nách.
+ Đặt nẹp dài ở ngoài cánh tay từ mõm khuỷu đến mỏm vai.
+ Buộc một đoạn ở 1/3 trên cánh tay và khớp vai, một đoạn ở trên và dưới nếp khuỷu để cố định cánh tay vào nẹp.
+ Dùng khăn tam giác hoặc băng cuộn treo cẳng tay ở tư thế gấp 900 và cuốn vài vòng băng buộc cánh tay vào thân người.
- Cố định tạm thời xương cẳng chân gãy. Dùng nẹp tre hoặc nẹp Crame:
+ Đặt nẹp ở mặt trong và mặt ngoài cẳng chân, từ gót lên tới đùi.
+ Đặt bông đệm vào các đầu xương.
+ Buộc một đoạn ở cổ và bàn chân, một đoạn ở trên và dưới gối, một đoạn ở giữa đùi cố định chi gãy vào nẹp.
- Cố định tạm thời xương đùi gãy. Dùng ba nẹp tre hoặc ba nẹp Crame:
+ Đặt nẹp sau từ ngang thắt lưng [trên mào xương chậu] đến gót chân.
+ Đặt nẹp ngoài từ hố nách đến gót chân.
+ Đặt nẹp trong từ nép bẹn đến gót chân.
+ Dùng bông đệm lót vào các đầu xương.
+ Buộc một đoạn ở cổ chân hoặc bàn chân, một đoạn ở trên và dưới gối, một đoạn ở bẹn , một đoạn ở ngang thắt lưng, một đoạn ở ngang hố nách để cố định chi gãy vào nẹp.
+ Sau đó buộc chi gãy đã cố định vào chi lành ở cổ chân, gối và đùi trước khi vận chuyển.
+ Trường hợp cố định bằng nẹp Crame cũng làm tương tự như cố định bằng nẹp tre.
+ Đối với các trường hợp gãy xương đùi, mặc dù đã được cố định đều phải được vận chuyển bằng cáng cứng.
III. HÔ HẤP NHÂN TẠO
* Khái niệm:
Hô hấp nhân tạo là làm cho không khí ở ngoài vào phổi và không khí ở phổi ra ngoài để thay thế cho hô hấp tự nhiên khi người bị thương ngạt thở
1. Nguyên nhân gây ngạt thở
- Do ngạt nước.
- Do bị vùi lấp.
- Do hít phải khí độc.
- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên.
2. Cấp cứu ban đầu
Yêu cầu: Khẩn trương kiên trì và thành thạo kỹ thuật
a. Những biện pháp cần làm ngay
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt thở
- Khai thông đường hô hấp
- Làm hô hấp nhân tạo
b. Các phương pháp hô hấp nhân tạo
- Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lòng ngực: là phương pháp dễ làm đem lại hiệu quả cao. Cần một người hoặc có thể hai người làm.
+ Thổi ngạt:
Để nạn nhân nằm ngữa, kê một chiếc gối, chăn, màn ...dưới gáy cho đầu hơi ngữa về sau.
Người cấp cứu quỳ bên phải sát ngang vai người bị nạn, dùng một ngón tay cuốn miếng gạc, hoặc vải sạch đưa vào trong miệng người bị nạn lau sạch đờm dãi, các chất nôn,...
Dùng một tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy mạnh cằm cho miệng há ra, hít một hơi thật dài, áp miệng mình vào miệng nạn nhân, thổi. Làm liên tục với nhịp độ 15 20 lần/phút.
+ Ép tim ngoài lồng ngực:
Ÿ Người cấp cứu quỳ bên phải ngang thắt lưng người bị nạn.
Ÿ Đặt bàn tay phải chồng lên bàn tay trái, các ngón tay xen kẻ nhau, đè lên 1/3 dưới xương ức, các ngón tay chếch sang bên trái.
Ÿ Ép mạnh bằng sức nặng của cơ thể xuống xương ức của người bị nạn với một lực vừa đủ để lồng ngực lún xuống 2-3 cm. Với trẻ nhỏ lực ép nhẹ hơn.
Ÿ Sau mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình thường. Duy trì với nhịp độ 50 -60 lần/phút.
Ÿ Trong trường hợp chỉ có một người làm nên duy trì 2 lần thổi ngạt, 15 lần ép tim.
Trường hợp có hai người làm, người thổi ngạt quỳ bên trái, người ép tim quỳ bên phải người bị nạn và duy trì 1 lần thổi ngạt, 5 lần ép tim.
Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được, tim đập lại thì dừng.
- Phương pháp Sylveter:
+ Người bị nạn nằm ngữa, đầu quay về một bên có chăn hoạc gối đệm dưới lưng.
+ Người cấp cứu quỳ ở phía đầu, nắm chặt lấy hai cổ tay người bị nạn.
+ Thì thở ra: Đưa hai cẳng tay người bị nạn gập vào trước ngực, người cấp cứu hơi nhổm về trước, tay duỗi thẳng ép mạnh để làm cho không khí ở trong phổi ra ngoài.
+ Thì hít vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời kéo hai cổ tay người bị nạn dang rộng ra tới chạm đầu rồi lại đưa về tư thế ban đầu làm cho không khí ở bên ngoài vào trong phổi.
+ Làm với nhịp độ 10 -12 lần/phút
* Những điểm chú ý khi làm hô hấp nhân tạo
- Làm càng sớm càng tốt , kiên nhẫn cho đến khi nạn nhân thở được. Thông thường làm trong thời gian 40 60 phút, không có hiệu quả thì dừng.
- Làm đúng nguyên tắc, lực đủ mạnh, giữ nhịp đều đặn mới thực sự hữu hiệu.
- Làm tại chổ thông thoáng, nhưng cũng không làm ở chổ giá lạnh
- Không được làm hô hấp nhân tạo cho người bị nhiểm chất độc hóa học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy xương sườn và tổn thương cột sống.
- Tuyệt đối không được chuyển người ngạt thở về các tuyến sau, khi nạn nhân chưa tự thở được.
* Tiến triển của việc cấp cứu ngạt thở.
a. Tiến triển tốt
Hô hấp dần dần hồi phục, người bị nạn nấc và bắt đầu thở, nhip thở lúc đầu ngập ngừng, không đều và vẫn tiếp tục hô hấp nhân tạo theo nhịp thở của người bị nạn cho đến khi thở đều, thở sâu, môi và sắc mặt hồng trở lại.
b. Tiến triển xấu
Chỉ ngưng hô hấp nhân tạo khi người bị nạn có các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện các mãng tím tái trên da ở những chổ thấp.
- Nhãn cầu mềm và nhiệt độ hậu môn dưới 250C.
- Bắt đầu có hiện tượng cứng đơ của xác chết.
IV. KỸ THUẬT CHUYỂN THƯƠNG
* Khái niệm:
Chuyển thương là nhanh chóng đưa người bị thương, bị nạn ra nơi an toàn hoặc về các tuyến để kịp thời cứu chữa. Phương pháp chuyển thương phải thích hợp với yêu cầu của từng vết thương mới đảm bảo an toàn cho người bị thương, bị nạn
1. Mang vác bằng tay.
Mang vác bằng tay thường do một người làm, vì vậy không chuyển đi xa được. Mang vác bằng tay có thể vận dụng một số kỹ thuật sau:
- Bế nạn nhân
- Cõng trên lưng, đơn giản hơn.
- Dùi: áp dụng vận chuyển người bị thương nhẹ
- Vác trên vai: áp dụng vận chuyển người bị thương nhẹ vào chân, không tự đi được.
2. Chuyển nạn nhân bằng cáng
Chuyển nạn nhân bằng cáng là cách chuyển phổ biến và đảm bảo an toàn nhất.
a, Các loại cáng
Có các loại cáng khác nhau như:
- Cáng bạt khiêng tay.
- Cáng võng đay, võng bạt.
- Cáng tre hình thuyền.
Tùy theo yêu cầu của từng vết thương cũng như điều kiện cụ thể tại nơi xãy ra bị thương, bị nạn người ta có thể sử dụng từng loại cáng cho thích hợp.
b. Kĩ thuật cáng thương
- Đặt nạn nhân lên cáng [hai người làm]: Đặt cáng bên cạnh nan nhân, hai người quỳ bên cạnh người bị thương đối diện với cáng, luồn tay dưới nạn nhân. Một người đỡ gáy và lưng, một người đỡ thắt lưng và nếp khoeo cùng nhấc từ từ lên cáng.
- Luồn đòn cáng và buộc dây cáng [nếu là cáng võng]
- Với người bị gãy xương đùi, tổn thương cột sống, phải đặt một khung tre vào trong cáng võng, chiều dài khung tùy theo xương gãy.
- Kỹ thuật cáng thương:
+ Mỗi người cáng cần có một chiếc gậy dài 140 150cm, có chạc ở đầu trên để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ hoặc đổi vai.
+ Khi cáng trên đường bằng, hai người không đi đều bước vì cáng sẽ lắc lư, phải giữ tốc độ cho đều nhau, người đi trước báo cho người đi sau những chổ khó đi để tránh.
+ Khi cáng trên đường dốc, phải cố giữ cho đòn cáng thăng bằng, lên dốc để đầu đi trước, xuống dốc để đầu đi sau.

BÀI 6: KỸ THUẬT SỬ DỤNG LƯU ĐẠN

đăng 02:25, 28 thg 9, 2013 bởi Lê Sang Channel

BÀI 6: KỸ THUẬT SỬ DỤNG LƯU ĐẠN

I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LỰU ĐẠN VIỆT NAM.
1. Lựu đạn Ф1.
a. Tính năng, tác dụng chiến đấu.
- Dùng để tiêu diệt sinh lực địch bằng các mảnh gang vụn.
- Bán kính sát thương 5m.
- Thời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 3,2 4,2 giây.
- Chiều cao: 118mm.
- Đường kính thân 50mm.
- Trọng lượng nặng 450g.
b. Cấu tạo.
* Lựu đạn gồn có hai bộ phận:
- Thân lựu đạn: Vỏ bằng gang có nhiều khía tạo thành múi, cổ lựu đạn có ren để liên kết các bộ phận, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.
- Bộ phận gây nổ lắp vào thân lựu đạn: cần bẩy, lò xo kim hỏa, kim hoả, chốt an toàn, mỏ vịt để giữ đuôi kim hoả, hạt lửa để phát lửa thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm, kíp.
c. Chuyển động gây nổ.
- Lúc bình thường, chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hoả, kim hoả ép lò xo lại.
- Khi rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên, đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát cháy đốt cháy thuốc cháy chậm, thuốc cháy chậm cháy từ 3,2- 4,2s, phụt lửa vào kíp làm kíp nổ gây nổ lựu đạn.
2. Lựu đạn chày.
a. Tính năng chiến đấu.
Dùng để sát thương sinh lực địch bằng các mảnh gang vỡ, bán kính sát thương 5m hời gian phát lửa đến khi lựu đạn nổ là 4 5 giây, trọng lượng nặng 530g.
b. Cấu tạo.
*Lựu đạn gồn có hai bộ phận:
- Thân lựu đạn: Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm, vỏ bằng gang, bên trong lựu đạn chứa thuốc nổ TNT.
- Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn: Dây nụ xoè, nụ xoè, dây cháy chậm, kíp.
c. Chuyển động gây nổ.
Khi giật giây nụ xoè, nụ xoè phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4-5s.
Khi dây cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp, làm kíp nổ, gây nổ lựu đạn.
II. QUY TẮC SỬ DỤNG LỰU ĐẠN.
1. Sử dụng giữ gìn lựu đạn thật.
a. Sử dụng lựu đạn.
- Chỉ những người nắm vững tính năng chiến đấu, cấu tạo của lựu đạn, thành thạo động tác sử dụng mới được sử dụng lựu đạn, chỉ sử dụng lựu đạn khi đã được kiểm tra chất lượng.
- Chỉ sử dụng lựu đạn khi có hiệu lệnh của người chỉ huy.Tuỳ vào địa hình địa vật và tình hình địch để lựa chọn tư thế ném lựu đạn.
- Khi ném lựu đạn xong, phải quan sát kết quả ném và tình hình địch để có biện pháp xử lí kịp thời.
b. Giữ gìn lựu đạn.
- Lưu đạn phải để nơi khô ráo, thoáng gió, không để lẫn với các loại đạn, thuốc nổ, hay chất dễ cháy.
- Không để rơi và va chạm mạnh.
- Khi mang, đeo lựu đạn: không được móc mỏ vịt vào thắt lưng, không rút chốt an toàn.
2. Quy định sử dụng lựu đạn.
- Cấm sử dụng lựu đạn thật để huấn luyện, luyện tập.
- Không dùng lựu đạn tập có nổ hay không nổ để đùa nghịch.
- Khi tập không được ném lựu đạn vào nhau.
III. TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN.
1. Trường hợp vận dụng.
Đứng ném lựu đạn thường vận dụng trong trường hợp có vật cản che đỡ, che khuất cao ngang tầm ngực, phía sau không vướng, mục tiêu ở xa.
2. Động tác.
- Động tác chuẩn bị:
Tay phải đưa súng kẹp vào giữa hai chân, hai tay lấy lựu đạn ra chuẩn bị. tay phải cầm lựu đạn, tay trái xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Nếu có vật chắn, có thể dựa súng vào bên trái [hoặc bên phải] vật chắn, mặt súng quay sang phải, hộp tiếp đạn quay sang trái.
Phối hợp hai tay mở nắp phòng ẩm hay uốn thẳng chốt an toàn. Sau đó tay phải cầm lựu đạn.
- Động tác ném:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên [hoặc chân phải lùi về sau] một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, người hơi cúi về trước, gối trái khuỵu, chân phải thẳng. Kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn hay giật dây nụ xòe.
+ Cử động 2: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau, đồng thời lấy mũi chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải, ngã về sau, chân trái thẳng [không nhắc chân], gối phải hơi chùng.
+ Cử động 3: Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước hợp với mặt phẳng ngang một gốc khoảng 450, thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay phai đưa súng về phía sau cho cân bằng và đảm bảo an toàn. Chân phải theo đà bước lên một bước , tay phải cầm súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.
3. Chú ý
- Nếu thuận tay trái, động tác ngược lại.
- Mọi cử động trong động tác phải phối hợp nhịp nhàng theo quy luật tự nhiên.
- Trước khi ném lựu đạn phải khởi động thật kỹ, đặc biệt là các khớp vai, khuỷu tay và khớp cổ tay.
- Muốn ném lựu đạn xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút của cánh tay và buông lựu đạn đúng thời cơ.
- Khi ném lựu đạn phải triệt để lợi dụng địa hình, địa vật hoặc nằm xuống để đảm bảo an toàn.
IV. NÉM LỰU ĐẠN TRÚNG ĐÍCH.
1. Đặc điểm, yêu cầu.
a. Đặc điểm.
- Mục tiêu có vòng tính điểm.
- Người ném: ở tư thế thoải mái.
b. Yêu cầu
Biết kết hợp sức ném và hướng ném để cho lựu đạn đi vừa đúng hướng , vừa đúng cự ly của mục tiêu.
2. Điều kiện kiểm tra.
- Bãi kiểm tra
Kẻ ba vòng tròn đồng tâm, bán kính của các vòng: 1m, 2m và 3m. Từ tâm vòng tròn kẻ 1 đường trục thẳng hướng ném và cắm bia số 4.
- Cự ly ném: Nam 25m, nữ 20m.
- Tư thế ném: Đứng ném tại chổ sau khối chắn, có súng. Khi ném có thể dựa súng vào vật chắn.
- Số lựu đạn: Hai quả lựu đạn tập.
3. Đánh giá thành tích.
Lấy điểm rơi của lựu đạn để tính thành tích. Trường hợp điểm rơi của lựu đạn chạm vạch thì kết quả được tính cho vòng có ddiemr cao hơn. Cách đánh giá thành tích như sau:
- Giỏi: trúng vòng tròn 1
- Khá: trúng vòng tròn 2
- Trung bình: trúng vòng tròn 3
- Không đạt yêu cầu: không trúng vòng nào
4. Thực hành tập ném lựu đạn
a. Người ném [Người tập]
- Tại vị trí chuẩn bị: Kiểm tra lựu đạn, súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC, mang đeo trang bị...
- Nghe khẩu lệnh: Tiến. Nhanh chóng xách súng, vận động vào vị trí ném.
- Nghe khẩu lệnh Mục tiêu bia số 10, đứng chuẩn bị ném: Làm động tác chuẩn.
- Nghe khẩu lệnh Ném: Ném thử 1 quả vào mục tiêu. Sau đó ném quả thứ 2[tính điểm]
Sau khi ném xong nghe công bố kết quả. Khí có khẩu lệnh Đằng sau, Bên phải, Bên trái Quay: Thực hiện động tác quay rồi cơ đọng về vị trí quy định.
b. Người phục vụ
Người phục vụ có nhiệm vụ quan sát điểm rơi, điểm lăn cuối cùng của lựu đạn, báo kết quả ném và nhặt lựu đạn về vị trí.
Kết quả ném phải căn cứ vào điểm rơi của lựu đạn để báo cho chính xác.

BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

đăng 22:00, 27 thg 9, 2013 bởi Lê Sang Channel

BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

I.SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ[NVQS ]

-Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân.

- Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện cho công dân làm
tròn nghĩa vụ bảo vệ rổ quốc.

- Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá.

II.NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ

1.Giới thiệu khái quát về luật

Luật NVQS gồm: Lời nói đầu, 11 chương, 71 điều.

Bố cục:

Chương 1: Gồm 11 điều: Những quy định chung.
Chương 2: Gồm 5 điều: Việc phục vụ tại ngũ của sĩ quan và binh sĩ.
Chương 3: Gồm 4 điều: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.
Chương 4: Gồm 16 điều: Việc nhập ngũ và xuất ngũ.
Chương 5: Gồm 8 điều: Việc phục vụ của sĩ quan binh sĩ dự bị.
Chưong 6: Gồm 4 điều: Việc phục vụ của quân nhân chuyên nghiệp.
Chương 7: Gồm 9 điều: nghiũa vụ và quyền lợi của quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị.
Chương 8: Gồm 5 điều: Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự
Chương 9: Gồm 6 điều: Vịệc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên.
Chưong 10: Gồm 1 điều: Xử lý vi phạm.
Chương 11: Gồm 2 điều: Điều khoản cuối cùng.

2.Nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự năm 2005:

a. Những quy định chung.

* Một số khái niệm:
- NVQS là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong quân đội nhân dânviệt nam.Làm nghĩa vụ quân sự gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong nghạch dự bị.

+Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ .

+Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị..
+Công dân làm nghĩa vụ quân sự [ tại ngũ và dự bị ] tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến hết 45tuổi.

* Nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị.

- Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà nước CHXHCN việt nam. Nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam XHCN và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.

- Gương mẫu chấp hành đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nứơc, điều lệnh điều lệ của quân đội .

- Ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực, không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu.

*Những nghĩa vụ quân nhân nói lên bản chất cách mạng của quân đội, của mỗi quân nhân và yêu cầu họ phải luôn trao dồi bản chất cách mạng đó.

- Mọi quân nhân [ tại ngũ và dự bị ] trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ có quyền và nghĩa vụ của công dân.

- Mọi công dân nam: không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ văn hoá hay nơi cư trúcó nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong quân đội nhân dân việt nam.

- Do phụ nữ có đặc điểm về thể chất và sinh hoạt, khó hoạt động trong quân đội nên luật quy định:Công dân nữ trong độtuổitừ 18 - 40 có chuyên môn cần cho quân đội , trong thời bình phải đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luỵện. Nếu tự nguyện có thể được phục vụ tại ngũ. Trong thời chiến: Theo quy định của chính phủ, công dân nữ được gọi nhập ngũ và đảm nhiệm công tác thích hợp.

b.Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ.

- Huấn luyện quân sự phổ thông [ giáo dục quốc phòng ].

- Đào tạo cán bộ nhân viên có chuyên môn kỹ thuật cho quân đội

- Đăng ký nghĩa vụ quân sựvà kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam giới đủ 17 tuổi - nhằm nắm chắc lực lượng để gọi thanh niên nhập ngũ năm sau.

c.Phục vụ tại ngũ trong thời bình.

- Lứa tuổi gọi nhập ngũ là nam công dân từ đủ 18 tuổi -> hết 25 tuổi.

* Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình:
+ Hạ sĩ quan binh sĩ là 18 tháng.
+ Đối với hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan binh sĩ trên tàu hải quân là 24 tháng.

+ Thời gian đào ngũ không tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.

* Những người sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Người có anh, chị em ruột là hạ sĩ quan binh sĩ đang phục vụ tại ngũ.

+ Người đang học ở các trường phổ thông dạy nghề, trường trung học chuyên nghiệp, công an, đại học do chính phủ quy định.

* Những người sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình:

+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1. Con của bệnh binh hạng 1

+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.

+ Một con trai của thương binh hạng 2.

+ Thanh niên xung phong, cán bộ, công nhân viên chứcnhà nước, cán bộ các tổ chức chính trị xã hội đã phục vụ từ 24tháng trở lên ở vùng cao có nhiều khó khăn, vùng sâu.

* Chế độ chính sách đối vớ hạ sĩ quan binh sĩ phục vụ tại ngũ:

+ Được đảm bảo cung cấp kịp thời, đủ địnhlượng đúng chất lượng về lương thực thực phẩm,quân trang thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, được đảm bảo chỗ ở, phụ cấp hàng tháng và nhu cầu về văn hoá tinh thần phù hợp với tính chất, nhiệm vụ trong quân đội.

+ Từ 2 năm trở đi được nghỉ phép ,từ tháng thứ 19 trở đi được hưởng thêm 200% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng, từ tháng thứ 25 được hưởng thêm 250% phụ cấp quân hàm hiện hưởng hàng tháng.Được tính thời gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác. Được tính nhân khẩu ở gia đình khi gia đình được cấp hoặc điều chỉnh diện tích nhà ở hoặc đất canh tác.

+ Đựơc hưởng chế độ ưu tiên mua vé đi lại bằng các phương tiện giao thông.

+ Được ưu đãi về bưu phí.

d.Xử lý các vi phạm luật NVQS.

- Xử lý các vi phạm luật NVQS nhằm đảm bảo tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật.

- Người nào vi phạm các quy định về đăng ký NVQS, tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện, lợi dụng chức quyền, quyền hạn để làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của luật NVQS thì tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà bị xử lí ký luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

III.Trách nhiệm của học sinh:

a.Học tập QS, chính trị, rèn luyện thể lực do nhà trường tổ chức.

- Điều 17 luật NVQS quy định: Việc huấn luyện quân sự[QS ]phổ thông cho HS SV ở các trường thuộc chương trình chính khoá, hiệu trưởng các trường có trách nhiệm tổ chức, huấn luyện QSphổ thông cho thanh niên ở các cơ sở mình.

* Trách nhiệm của HS đang học ở các trường:

+ Phải học tập xong chương trình GDQP theo quy định.

+ Có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm đầy đủ trong học tập rèn luyện, phấn đấu đạt kết quả cao.

+ Kết hợp học đi đôi với hành, vận dụng kiến thức đã học vào việc xây dựng nếp sống văn minh chấp hành đầy đủ các quy định trong luật NVQS.

b.Chấp hành những quy định về đăng ký NVQS.

-Tuổi đăng ký NVQS: Mọi công dân nam đủ 17 tuổi trong năm. Vào tháng 4hàng năm theo lệnh gọi của chỉ huy quân sự quận, huyện.

- Ý nghĩa của việc đăng ký NVQS :

+ Đăng ký NVQS để nắm tình hình bản thân, gia đình học sinh. Giúp cho việc tuyển chọn, gọi nhập ngũ chính xác.

+ Đảm bảo công bằng xã hội trong thực hiện luật NVQS.

+ Học sinh phải đăng ký kê khai đầy đủ chính xác đúng thời gian quy định.

c.Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:

- Trách nhiệm của cơ quan

- Trách nhiệm của HS:

+ Đi kiểm tra và khám sức khoẻ theo giấy gọi của ban chỉ huy quân sự huyện.

+ Đi đúng thời gian, địađiểm theo quy định trong giấy gọi.

+ Khi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ, phải tuân theo đầy đủ các nguyên tắc thủ tục ở phòng khám.

d.Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

- Trách nhiệm của cơ quan. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước 15 ngày.

- Trách nhiệm của công dân được gọi nhập ngũ:

+ Phải có mặt đúng thời gian địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ.

+ Công dân nào kkhông thể đúng thời gian phải có giấy chứng nhận của uỷ ban nhân dân.

+ Công dân không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị xử lý theo điều 69 của luật NVQSvẫn nằm trong diện gọi nhập ngũ cho đến hết 25 tuổi.

| Tệp đính kèm:

BÀI 2.doc

BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

đăng 01:24, 15 thg 10, 2009 bởi Lê Sang Channel [ đã cập nhật 02:20, 28 thg 9, 2013 ]


BÀI 3: BẢO VỆ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VÀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

I. LÃNH THỔ QUỐC GIA VÀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ QUỐC GIA

1. Lãnh thổ quốc gia.

a. Khái niệm lãnh thổ quốc gia

Lãnh thổ quốc gia xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước. Ban đầu lãnh thổ quốc gia chỉ được xác định trên đất liền dần dần mở rộng ra trên biển , trên trời và trong lòng đất.

Lãnh thổ quốc gia: Là một phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định.

b. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.

- Vùng đất: Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ quyền quốc gia.

- Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia.

Gồm: + Vùng nước nội địa: gồm biển nội địa ,các ao hồ,sông suối...[kể cả tự nhiên hay nhân tạo].

+ Vùng nước biên giới : gồm biển nội địa ,các ao hồ,sông suối... trên khu vực biên giới giữa các quốc gia .

+ Vùng nước nội thuỷ: được xác định một bên là bời biển và một bên khác là đường cơ sở của quốc gia ven biển.

+ Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo công ước luật biển năm 1982 do quốc gia tự quy định nhưng không vươt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng

nước thuộc chủ quyền quốc gia.Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo dài tới tận tâm trái đất.

-Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất vá vùng nước của quốc gia.

-Vùng lãnh thổ đặc biệt: Tàu thuyền ,máy bay ,các phương tiện mang cờ dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia ...,hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng nam cưc, khoảng không vũ trụ... ngoài phạm vi lãnh thổ qốc gia minh được thừa nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.

2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

a. Khái niệm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

- Khái niệm:Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.

- Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp li đối với lãnh thổ.Nhà nước có quyền chiếm hữu ,sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của nhà nước nhự lập pháp và tư pháp.

b. Nội dung chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

* Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của một quốc gia.

- Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng cư dân sồng trên lãnh thổ mà không có sự can thiệp áp đặt dưới bất kì hình thức nào từ bên ngoài.

- Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia.Các quốc gia khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tôn trọng sự lựa chọn đó.

- Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ.

- Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình.

- Quốc gia thực hiện quyền tài phán[xét xử] đối với những người thuộc phạm vi lãnh thổ của mình[ trừ những trường hợp pháp luật quốc gia , hoặc điều ước quốc tế ma quốc gia đó tham gia là thành viên có quy định khác].

- Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những Công ty đầu tư trên lãnh thổ mình.

- Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạolãnh tổ quốc gia theo nguyên tắc chung quốc tế,có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp vớipháp luật và lợi ích của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.

II.BIÊN GIỚI QUỐC GIA

1.Sự hình thành biên giới quốc gia Việt Nam.

- Cùng với việc hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam dần dần cũng hoàn thiện.

- Tuyến biên giới đất liền gồm Biên giớiViệt Nam - TrungQuốc dài 1306 km; Biên giới Việt Nam Lào dài 2067 km; Biên giớiViệt Nam Campuchia dài 1137 km, Việt Nam đã thoả thuận tiến hành phân giới cắm mốc, phấn đấu hoàn thành vào năm 2012.

- Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được 12 điểm để xác định đường cơ sở, đã đàm phán với Trung Quốc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ ngày 25/12/2000, Đồng thời đã ký các hiệp định phân định biển với Thái Lan; Indonêsia. Như vậy, Việt Nam còn phải giải quyết phân định biển với Trung Quốc trên biển Đông và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về biên giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; với Philipin về tranh chấp trên quần đảo Trường Sa.

2.Khái niệm biên giới quốc gia

a.Khái niệm :Là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

Biên giới quốc gia nước CHXHCNVN: Là đường và mặt phẳng thẳng đứng theo các đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo [ Hoàng Sa và Trường Sa ] vùng biển, lòng đất, vùng trời nước CHXHCNVN.

b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia:

Bốn bộ phận cấu thành biên giới là: biên giới trên đất liền, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không.

- Biên giới quốc gia trên đất liền:

Biên giới quốc gia trên đất liền là đường phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của một Quốc gia với Quốc gia khác.

- Biên giới quốc gia trên biển:có thể có hai phần:

+ Một phần là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải giữa các nước có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau.

+ Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển

- Biên giới lòng đất của quốc gia:

Biên giới lòng đất của quốc gia là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất.

- Biên giới trên không:Là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm hai phần:

+ Phần thứ nhất, là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung.

+ Phần thứ hai, là phần giới quốctrên cao để phân định ranh giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của giới quốc và khoảng không gian vũ trụ phía trên.

3. Xác định biên giới quốc gia Việt Nam.

a.Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia:

- Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới bằng hai cách cơ bản sau:

+ Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển [nếu có] thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia.

+ Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.

- Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hộiphê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối với Việt Nam.

b.Cách xác định biên giới quốc gia:

Mỗi loại biên giới quốc gia được xác định theo các cách khác nhau:

* Xác định biên giới quốc gia trên đất liền:Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

- Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm:

+ Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm [toạ độ, điểm cao], đường [đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn], vật chuẩn [cù lao, bãi bồi].

+ Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định:

Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông.

Trên sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông, suối đó. Trường hợp sông, suối đổi dòng thì biên giới vẫn giữ nguyên.

Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu không kể biên giới dưới sông, suối như thế nào.

- Phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia:

Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới

Đặt mốc quốc giới:

Dùng đường phát quang [ Ở Việt Nam hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu]

- Như vậy, việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa [xác định đường biên giới]; cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới.

* Xác định biên giới quốc gia trên biển:

Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Namđược xác định bằng pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan.

* Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất:

Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan.

* Xác định biên giới quốc gia trên không:

Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời

Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận. Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5/6/1984 xác định: "Vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các đảo của Việt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

III - BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIANƯỚC CỘNG HÒAXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

1. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về bảo vệ biên giới quốc gia.

a]Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm:

Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ,biên giới quốc gia đồng thời xác định bảo vệ biên giới quốc gia gắn liền với bảo vệ lãnh thổ bảo vệ tổ quốc. Đó là nhiệm vụ thiêng liêng bất khả xâm phạmcủa toàn đảng toàn quân toàn dân nhằm bảo vệ không gian sinh tồn của dân tộc.

b]Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đ ảng, toàn dân, toàn quân:

Bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiêm của đảng nhà nước toàn dân toàn quân trước hết là chính quyền nhân dân khu vực biên giói và các lực lượng vũ trang ma trong đó bộ đội biên phòng làm nòng cốt, chuyên trách trong quản lý bảo vệ biên giới quốc gia.

c]Bảo vệ biên giới quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới:

Nước ta có đường biên giới dài, đi qua địa hình phức tạphiểm trở có vùng biển rộng.Lực lượng chuyên trách không thể bố trí khép kín trên các tuyến biên giới vì vậy việc quản lý bảo vệ phải dựa vào dân mà trực tiếp là các dân tộc ở vùng biên giới, đậy là lực lượng tại chỗ rất quan trọng.

d]Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về giới quốc gia bằng biện pháp hoà bình:

- Đó vừa là mong muốn vừa là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta.

- Mọi bất đồng trong quan hệ biên giới Đảng và Nhà nước ta chủ động đàm phán thương lượng giữa các nước hữu quan trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau.

e]Xây dựng lực lượng vũ trangchuyên trách, nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

- Đảng và nhà nước ta xác định bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang của đảng và nhà nướclàm nòng cốt chuyênn trách bảo vệ chủ quền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh trâậttưự biên giới quốc gia.

- Nhà nước xây dựng bộ đội biên phòng theo hướng cách mạng chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại có chất lượng cao, quân số và tổ chức hợp lý.

2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

a.Vịtrí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:

Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia...xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

b.Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia:

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo vệ giới quốc gia:

- Quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới , vượt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực giới.

- Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện:

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệgiới quốc gia

- Vận động quần chúngnhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninhtrật tự khu vực biên giới , biển, đảo của Tổ quốc

c. Trách nhiệm của công dân:

- Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

- Trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; Chấp hành nghiêm hiến pháp, pháp luật của Nhà nước,

- Thực hiện nghiêm luật quốc phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới; tuyệt đối trung thành với tổ quốc,

- Làm tròn nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghiêm các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ đượcgiao; cảnh giác với mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

* Trách nhiệm của học sinh

- Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc.

- Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc.

- Tích cực học tập kiến thức quốc phòng an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng.

-Tích cực tham gia các phong của đoàn thanh niên cộng sảnHồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

BÀI 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

đăng 00:58, 13 thg 10, 2009 bởi Lê Sang Channel [ đã cập nhật 02:23, 28 thg 9, 2013 ]

BÀI 4: GIỚI THIỆU SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

I. SÚNG TIỂU LIÊN AK.

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.

Súng Tiểu liên AK do Liên Xô sản xuất đầu tiên. AK viết tắt của Atomat Kalashnicov [súng Kalashnicov tự động], doKalasnicovchếtạonăm 1947, còn gọi là súng AK 47, AK thường hay AKcỡ 7,62 mm.

Sau này có một số súng được cải tiến như: AKM, AKMS, và nhiều phiên bản khác.

- Súng AK trang bị cho từng người dùng để tiêu diệt sinh lực địch. Súng có lê để đánh gần.

- Súng dùng đạn cỡ 7,62 mm x 39 mmkiểu 1943 doLiên Xôchếtạo hoặc kiểu 1956 do Trung Quốc chế tạo. Súng dùng chung đạn với cácloạisúng: Súngtrường CKC,K63,trungliênRPD, RPK.

- Tầm bắn ghi trên thước ngắm : 800m, AK cải tiến là 1000m.

- Tầm bắn hiệu qủa: 400; hỏa lực tập trung: 800 m; bắn máy bay, quân nhảy dù : 500m

- Tầm bắn thẳng: Mục tiêu cao 0.5m à350m, mục tiêu cao 1.5m à525m

- Tốc độ của đầu đạn: AK:710m/s; AK cải tiến:715m/s

- Tốc độ bắn chiến đấu: phát một: 40phát/phút, liên thanh: 100phát/phút.

- Trọng lượng của súng là 3,8kg, AKM : 3,1kg, AKMS : 3,3kg.

- Hộp tiếp đạn chứa 30 viên nặng 0,5 kg

2.Cấu tạo của súng.

Súng tiểu liên AKgồm có 11 bộ phận chính

a. Nòng súng: Để định hướng bay cho đầu đạn...

b. Bộ phận ngắm: Để ngắm bắn vào các mục tiêu ở cự ly khác nhau.

c. Hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng.

d. Bệ khóa nòng và thoi đẩy.

e. Khóa nòng.

f. Bộ phận cò.

g. Bộ phận đẩy về.

h. Ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay.

i. Báng súng và tay cầm.

k. Hộp tiếp đạn.

l. Lê

3. Cấu tạo của đạn.

Đạn K56 có 4 bộ phận:

1.Đầu đạn.

2. Vỏ đạn.

3. Thuốc phóng

4.Hạt lửa.

4. Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:

- Gạtcầnđịnhcách bắn về vị trí bắn, kéo tay khéo BKN về sau, buông ra để lên đạn.

- Bóp cò, búa đạp vào kim hỏa, kim hỏa chọc vào hạt lửa, đạn nổ đẩy đầu đạn vào nòng súng.

- Khiđầu đạnqua lỗ tríchkhí thuốc, một phần khí thuốc phụt qua lỗ truyền khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng lùi,hất vỏ đạn ra ngoài.

- Khibệ khoá nòng lùi hết cỡ, bộ phậnđẩy về giãn ra đẩybệ khoá nòng vàkhoá nòng tiến, đưaviên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

5. Cách lắp và tháo đạn.

a. Lắp đạn:

Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải cầm viên đạn, đầu đạn quay sang phải. Đặt viên đạn vào cửa tiếp đạn rồi ấn xuống, đáy vỏ đạn phải sát thành sau của hộp tiếp đạn.

b. Tháo đạn:Tay trái giữ hộp tiếp đạn, sống hộp tiếp đạn quay sang trái. Tay phải dùng đầu ngón tay cái đẩy đáy vỏ đạn về trước, cứ như vạy cho đến khi hết đạn.

6. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tăc tháo và lắp súng

- Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo của súng.

- Khi tháo phải chọn nơi khô ráo, sạch sẽ. Trước khi tháo phải chuẩn bị đầy đủ những đồ dùng, phương tiện cần thiết.

- Trước khi tháo, lắp phải khám súng.

- Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng động tác, gặp vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.

b. Thứ tự động tác tháo và lắp

* Tháo súng:

Bước 1: Tháo hộp tiếp đạn và kiểm tra súng

Tay trái nắm ốp lót tay để đầu súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái, tay phải nắm hộp tiếp đạn, bốn ngón con phía trên, ngón cái phía dưới bóp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, đẩy hộp tiếp đạn lên, tháo ra; gạt cần định cách bắn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo bệkhóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay ra [không bóp cò]

Bước 2: Tháo ống phụ tùng

Tay nâng súng lên cách mặt bàn khoảng 20cm, tay phải ngón trỏ ấn vào nắp của ổ chứa ống phụ tùng ở đế báng súng, lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng xuống, tháo rời từng bộ phận.

Bước 3: Tháo thông nòng.

Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón cái ấn vào đuôi cốt lò xo của bộ phận đẩy về, tay phải nắm phía dưới của hộp khóa nòng, nhấc lên, tháo ra.

Bước 4: Tháo nắ hộp khóa nòng

Tay trái giữ súng như bước 1, tay phải mở lê ra 1 góc 450, kéo thông nòng sang phải lên trên, rút thông nòng ra, gập lê lại [nếu có]

Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.

Tay trái giữ súng như cũ. Tay phải cầm chân đuôi cốt lò xo bộ phận đẩy về, đẩy về trước cho chân đuôi cốt lò xo rời khỏi rảnh chứa trên hộp khóa nòng, lấy ra.

Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.

Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, nhấc lên, kéo ra khỏi bệ khóa nòng. Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, tay trái cầm khóa nòng xoay sang phải về sau để mấu đóng mở của khóa nòng rời khỏi rảnh lượn ở bệ khóa nòng, tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng.

Bước 7: Tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay.

Tay trái cầm ốp lót tay dưới, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 450 , tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.

- Lắp súng

Thứ tự động tác lắp súng thức hiện ngược lại động tác tháo súng, bộ phận nào tháo ra sau thì lắp vào trước. Thứ tự động tác cụ thể như sau:

Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.

Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi vào khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi xuống hết cỡ.

Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.

Tay phải cầm bệ khóa nòng như khi tháo, tay trái cầm khóa nòng lắp đuôi khóa nòng vào ổ chứa rồi xoay khóa nòng từ sau sang phải lên trên hết cỡ, tay phải ngón cái tì vào tai khóa trái của khóa nòng.

Lắp bệ kháo nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng hơi nghiêng sang phải, tay phải đưa đầu thoi đẩy vào lỗ chứa thoi ở bệ thước ngắm, đặt phía sau bệ khóa nòng sát phía sau hộp khóa nòng, ấn đều bệ khóa nòng xuống cho hai rãnh trượt của bệ khóa nòng khớp với hai gờ ở hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ.

Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.

Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm chân đuôi lò xo bộ phận đẩy về, lắp đầu bộ phận đẩy về vào lỗ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khóa nòng, ấn bộ phận đẩy về về trước, lựa cho đuôi lò xò bộ phận đẩy về khớp với rãnh dọc ở hộp khóa nòng.

Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.

Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái vẫn giữ súng, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng, lựa cho đầu nắp hộp khóa nòng vào khuyết hình cung ở bệ thước ngắm, ấn nắp hộp khóa nòng xuống cho mấu giữ nắp hộp khóa nòng lọt vào lỗ chứa mấu giữ nắp hộp khóa nòng.

Kiểm tra chuyển động của súng: Tay trái giữ súng như bước 1 khi tháo, tay phải ngón cái kéo tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, thả ra, làm 2-3 lần, bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động bình thường, bóp cò, búa đập là được, gạt cần định cách bắt về vị trí khóa an toàn.

Bước 5: Lắp thông nòng súng.

Tay trái cầm ốp lót tay giữ súng như khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và ốp lót tay dưới, ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa ở bệ đầu ngắm.

Bước 6: Lắp ống phụ tùng.

Hai tay kết hợp lắp ống phụ tùng vào ống đựng, tay trái cầm súng như khi tháo. Tay phải cầm ống đựng phụ tùng [nắp ống hướng vào lòng bàn tay], lắp ống phụ tùng vào ổ chứa ở đế báng súng, dùng ngón trỏ ấn ống phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống phụ tùng tự động đóng lại.

Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn

Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm hộp tiếp đạn, lựa cho mấu trước của hộp tiếp đạn vào khuyết chứa ở hộp khóa nòng, ấn hộp tiếp đạn vào và kéo xuống dưới để mấu sau của hộp tiếp đạn khớp vào lẫy giữ hộp tiếp đạn, kiểm tra thấy chắc chắn là được.

II. SÚNG TRƯỜNG CKC.

1. Tác dụng, tính năng chiến đấu.

- Súng trường CKC được trang bị cho từng người để tiêu diệt sinh lực địch.

- Súng trường CKC chỉ bắn được phát 1 và có lê để đánh gần.

- Tầm bắn của súng :

+ Tầm bắn ghi trên thước ngắm 1000m.

+ Tầm bắn thẳng [mục tiêu cao 0,5m: 350m, mục tiêu cao 1.5 m :525m]

+lưc Tầm bắn hiệu quả: 400 m. Hỏa lực tập trung 800, Bắn máy bay và quân nhảy dù trong vòng 500m.

- Tốc độ của đầu đạn: 735m/s.

- Tốc độ bắn chiến đấu 35-40 phát /1phút.

- khối lượng của súng: 3,75kg. có đủ đạn 3,9 kg.

- Súng sử dụng đạn kiểu 1943[đạn k56] với các loại đầu đạn khác nhau nhau như : đầu đạn thường, đạn vạch đường đạn xuyên cháy, đạn cháy.

- Ơ cự li 1500m đầu đạn còn đủ sức gây sát thương.

2.Cấu tạo của súng[Súng CKC có 12 bộ phận chính ]:

1. Nòng súng.7. Bộ phận cò.

2.Bộp phận ngắm8. Thoi đẩy, cần đẩy, lò xo cần đẩy.

3. Hộp khoá nòng9. Ống dẫn thoi và ốp lót tay

và nắp hộp khoá nòng.10. Báng súng

4. Bệ khóa nòng.11. Hộp tiếp đạn.

5. Khoá nòng.12. Lê

6. Bộ phận đẩy về..

3.Sơ lược chuyển động của súng khi bắn:

Mở khoá an toàn, lên đạn, bóp co, búa đập vào kim hỏa, đạn nổ. Khi đầu đạn đi qua khâu truyền khí thuốc, một phần khí thuốc làm thoi đẩy bệ khóa nòng lùi, mở khóa nòng. Khóa nòng lùi kéo theo vỏ đạn hất ra ngoài. Búa ngả về sau, lò xo đẩy về bị ép lại. Khi bệ khóa nòng, khóa nòng lùi hết cỡ, lò xo đẩy về dãn ra làm cho bệ khóa nòng, khóa nòng tiến, đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn, đóng khóa nòng, búa ở thế giương, súng ở tư thế sẵn sàng bắn.

4. Cách lắp và tháo đạn.

a. Lắp đạn:

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải cầm viên đạn đặt viên đạn vào kẹp đạn sao cho gờ đáy vỏ đạn khớp gờ 2 thành kẹp. Sau đó lắp kẹp đạn vào súng

b. Tháo đạn:

Tay trái cầm kẹp đạn, tay phải lấy từng viên đạn ra khỏi kẹp đạn.

5. Tháo và lắp súng thông thường

a. Quy tắc tháo và lắp súng.

b. Thứ tự động tác tháo và lắp súng.

- Tháo súng:

Bước 1: Mở hộp tiếp đạn và kiểm tra súng.

Tay trái cầm ốp lót tay, đầu nòng súng hướng lên trên, mặt súng quay sang trái. Tay phải ngón tay cái, hoặc tay ngón trỏ tì vào lẫy giữ hộp tiếp đạn kéo xuống, mở nắp hộp tiếp đạn ra; mở khóa an toàn về vị trí bắn, ngón tay cái kéo bệ khóa nòng xuống dưới hết cỡ, thả tay ra [không bóp cò]

Bước 2: Tháo ống phụ tùng.

Tay trái nâng súng lên cách mặt bàn 20cm, tay phải ngón trỏ ấn vào nắp cửa ổ chứa hộp phụ tùng ở đế báng súng lấy ống phụ tùng ra. Đặt súng xuống, tháo rời các bộ phận.

Bước 3: Tháo thông nòng.

Tay trái giữ súng như bước 1, tay phải mở lê ra mốt góc 450, kéo thông nòng sang phải lên trên, rút thông nòng ra, gập lê lại.

Bước 4 Tháo nắp hộp khóa nòng.

Tay trái cầm cổ báng súng, mặt súng quay lên trên, ngón tay cái ấn vào đuôinắp hộp khóa nòng, tay phải gạt then hãm nắp hộp khóa nòng lên một góc 900, kéo sang phải hết cỡ rồi nắm phía dưới nắp hộp khóa nòng nhấc lên, lấy ra.

Bước 5: Tháo bộ phận đẩy về.

Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm đuôi lò xo bộ phận đẩy về tháo ra.

Bước 6: Tháo bệ khóa nòng và khóa nòng.

Tay trái giữ súng như cũ, tay phải nắm choàng lên bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng và khóa nòng về sau hết cỡ, hơi nghiêng súng sang phải, nhấc lên tháo ra khỏi hộp khóa nòng, đặt súng xuống. Tay phải cầm ngữa bệ khóa nòng, tay trái cầm và tháo khóa nòng ra khỏi bệ khóa nòng.

Bước 7: Tháo ốp lót tay và ống dẫn thoi.

Tay trai cầm đầu báng súng dưới thước ngắm, mặt súng quay lên trên, tay phải dùng ngón trỏ hoặc ống phụ tùng xoay lẫy giữ ống dẫn thoi lên một góc 450 rồi tháo ống dẫn thoi và ốp lót tay trên ra khỏi súng.

- Lắp súng:

Bước 1: Lắp ống dẫn thoi và ốp lót tay trên.

Tay trái cầm súng như khi tháo, tay phải cầm ống dẫn thoi và ốp lót tay trên lắp đầu ống dẫn thoi khớp với khuyết ở khâu truyền khí thuốc, ấn ốp lót tay trên xuống, gạt lẫy giữ ống dẫn thoi và ốp lót tay xuống hết cỡ.

Bước 2: Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng.

Lắp khóa nòng vào bệ khóa nòng: Tay phải cầm ngửa bệ khóa nòng, tay trái cầm khóa nòng lắp vào ổ chứa khóa nòng, sao cho khóa nòng và bệ khóa nòng khớp với nhau.

Lắp bệ khóa nòng và khóa nòng vào súng: Tay trái cầm như khi tháo, tay phai nắm bệ khóa nòng và khóa nòng đặt bệ khóa nòng sát vào sau hộp khóa nòng, ấn bệ khóa nòng xuống cho hai rãnh trượt ở bệ khóa nòng khớp với hai gờ ở hộp khóa nòng, đẩy bệ khóa nòng và khóa nòng về trước hết cỡ.

Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về.

Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm lò xo của bộ phận đẩy về đưa đầu bộ phận đẩy về vào ổ chứa bộ phận đẩy về ở bệ khóa nòng, đẩy về phía trước hết cỡ.

Bước 4: Lắp nắp hộp khóa nòng và kiểm tra chuyển động của súng.

Lắp nắp hộp khóa nòng: Tay trái giữ súng như cũ, tay phải cầm nắp hộp khóa nòng đặt sát vào thành bệ khóa nòng đẩy nắp hộp khóa nòng về trước, tay trái ngón cái giữ đuôi nắp hộp khóa nòng, tay phải xoay then hãm lên một góc900 so với thân súng và đẩy then hãm sang trái hết cỡ, gạt cần then hãm lên cho cần then hãm khớp với khuyết ở hộp khóa nòng.

Kiểm tra chuyển đọng của súng: Tay trái cầm súng như bước 1 khi tháo, tay phải ngón cái kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, rồi thả ra, thực hiện 2 3 lần, bệ khóa nòng và khóa nòng chuyển động bình thường, bóp có, nghe búa đập mạnh là được. Tay phải gạy cần định cách bắn về vị trí khóa an toàn, đóng nắp hộp tiếp đạn.

Bước 5: Lắp thông nòng.

Tay trái giữ súng như khi tháo, tay phải cầm thông nòng lắp đầu thông nòng vào lỗ chứa dưới khâu truyền khí thuốc và đầu báng súng, ấn xuống để đuôi thông nòng lọt vào khuyết chứa.

Bước 6: Lắp ống phụ tùng.

Hai tay kết hợp lắp phụ tùng vào ống đựng, tay trai nâng súng lên như khi tháo, tay phải cầm ống đựng phụ tùng [nắp ống hướng vào lòng bàn tay], ngón trỏ ấn ống đựng phụ tùng vào hết cỡ, rút ngón tay ra, nắp giữ ống phụ tùng tự động đóng lại.

III. QUY TẮC SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SÚNG.

1. Quy tắc sử dụng súng, đạn.

- Khi mượn súng để tập luyện phải có giáo viên phụtrách , không để học sinh tự ý mượn.

- Phải khám súng ngay khi mượn súng, khám súng thực hiện đúng quy định.

- Cấm sử dụng súng để đùa nghịch hay chía súng vào người khác bóp cò.

- Chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh của giáo viên.

- Cấm đẻ đạn thật lẫn vào đạn tập,khi giảng không dùng đạn thật để là động tác.

- Khi bắn đận thậtphải chấp hành các quy định bảo đảm an toàn,bắn xong phải lau chùi bảo quản súng theo đúng chế độ.

2.Quy tắc lau chùi bảo quản súng.

- Súng phải để nơi khô ráo sạch sẽ, không đẻ bụi bẩn nưíưc ,nắng hắt vào...

- Không được làm rơi súng đạn ,không được dùng súg làm gậy chống,làm đồn khiêng gaính, khhong ngồi lên súng...chỉ được vận chuyển súng đạn khi được bao gói cẩn thận.

- Hằng ngày sau khi học tập , công tác phải lau sạch súng ,hằng tuần phải thoá lắp thông thường để lau chùi bôi dầu mỡ vào các bộ phận của súng.

- Phảithường xuyên kiểm tra ,lau chùi bảo quản súngđạn theo chế độ,thấy súng đạn mất phải báo ngay cho người có trách nhiệm.

BÀI 5: KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

đăng 00:58, 13 thg 10, 2009 bởi Lê Sang Channel [ đã cập nhật 02:24, 28 thg 9, 2013 ]

BÀI 5: KỸ THUẬT BẮN SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC

I. NGẮM BÁN
1. Khái niệm về ngắm bắn.
Là xác định góc bắn và hướng bắn để súng đưa quý đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trên mục tiêu.
2. Định nghĩa về ngắm bắn.
a. Đường ngắm cơ bản:
Đường ngắm cơ bản là đường thẳng từ mắt người ngắm qua chính giữa mép trên khe ngắm đến điểm chính giữa mép trên đầu ngắm
b.Điểm ngắm đúng.
là điểm ngắm đã xác định từ trước sao cho khi ngắm vào đó để bắn thi quỹ đạo đường đạn đi qua điểm định bắn trúng trên mục tiêu
c.Đường ngắm đúng.
Đường ngắm đúng là đường ngắm cơ bản đến mục tiêu định ngắm với đk mặt súng thăng bằng
3. Ảnh hưởng của ngắm sai đến kết quả bắn.
a. Đường ngắm cơ bản sai lệch.
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm thấp [cao] hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng thấp [cao] hơn so với điểm định bắn trúng.
- Nếu điểm chính giữa mép trên đầu ngắm lệch trái [phải] hơn so với điểm chính giữa mép trên khe ngắm thì điểm chạm trên mục tiêu cũng lệch trái [phải] so với điểm định bắn trúng.
c. Điểm ngắm sai.
- Khi đường ngắm cơ bản đã chính xác, mặt súng thăng bằng, nếu điểm ngắm sai lệch so với điểm ngắm đúng bao nhiêu thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ sai lệch so với điểm định bắn trúng bấy nhiêu.
d. Mặt súng không thăng bằng.
- Khi có đường ngắm cơ bản đúng, có điểm ngắm đúng, nếu mặt súng nghiêng về bên nào thì điểm chạm trên mục tiêu sẽ thấp và lệch về bên đó.
II. ĐỘNG TÁC BẮN TẠI CHỔ CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK VÀ SÚNG TRƯỜNG CKC.
1. Trường hợp vận dụng
Trong chiến đấu, tình hình địch, địa hình không cho phép người bắn thực hiện động tác quỳ bắn và đứng bắn.
Trong học tập, được lệnh của người chỉ huy, người bắn làm động tác nằm bắn.
2. Động tác nằm bắn.
Động tác nằm bắn gồm động tác nằm chuẩn bị bắn, động tác bắn và động tác thôi bắn.
a. Động tác nằm chuẩn bị bắn.
Trong chiến đấu, người bắn đang vận động, quan sát phát hiện thấy mục tiêu, nhanh chóng làm động tác nằm chuẩn bị bắn.
Trong học tập, người bắn thực hiện động tác bắn theo khẩu lệnh của người chỉ huy.
- Khẩu lệnh: Nằm chuẩn bị bắn
- Động tác:
Chuẩn bị tư thế: Khi đang vân động hoặc đứng tại chổ mang [đeo, treo] súng, nghe dứt khẩu lệnh Nằm chuẩn bị bắn, người bắn nhanh chóng quay người về hướng mục tiêu, đồng thời chuyển thành tư thế xách súng và làm động tác nằm chuẩn bị bắn theo thứ tự.
+ Cử động 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để người hướng theo bàn chân phải.
+ Cử động 2: Bàn tay trái khép kín chống xuống đất trước mũi bàn chân phải, cách khoảng 20cm, mũi bàn tay chếch sang phải, về sau. Thứ tự đặt cẳng tay trái, đùi trái và mông trái xuống đất.
+ Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời tay trái ngữa ra đỡ ốp lót tay dưới thước ngắm [tay kéo bệ khóa nòng hướng lên trên], duỗi chân phải về sau, người nằm sấp hợp với hướng bắn một góc khoảng 300. Hai chân mở rộng bằng vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên.
Động tác chuẩn bị đạn: Tay phải rời ốp lót tay về tháo hộp tiếp đạn không có đạn trong súng ra đưa sang tay trái. Tay trái dùng ngón giữa và ngón đeo nhẫn kẹp hộp tiếp đạn bên má phải ốp lót tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.
Người hơi nghiêng sang trái, tay phải mở túi đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi đựng. Dùng ngón tay phải gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí bắn. Sau đó nắm tay kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ rồi thả ra để bệ khóa nòng và khóa nòng đẩy viên đạn thứ nhất vào buồng đạn, đóng khóa an toàn.
Tay phải chuyển về nắm tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu, chờ lệnh.
Đối với súng CKC, tay phải rời báng sung, nắm tay kéo bệ khóa nòng về sau, mở bao kẹp đạn vào khuyết lắp đạn của bệ khóa nòng. Ngón cái của tay phải đặt sát cuối vỏ đạn, ấn đạn xuống hết hộp tiếp đạn, rút kẹp đạn ra cất vào túi đựng, hơi kéo bệ khóa nòng về sau rồi thả ra cho bệ khóa nòng và khóa nòng tiến hết về trước.
b. Động tác bắn
Gồm các động tác gương sung, ngắm và bóp cò.
Trước khi gương sung phải lấy thước ngắm. Tay trái nắm ốp lót tay dưới giữ cho mặt sung hướng lên trên. Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hãm cỡ thước ngắm, xê dịch cho mép trước cỡ thước ngắm khớp với vạch khấc thước ngắm định lấy. Tay phải dùng ngón cái gạt cần định cách bắn và khóa an toàn về vị trí bắn liên thanh hoặc phát một, tùy theo nhiệm vụ bắn.
- Động tác gương súng:
+ Trường hợp không có tì:
Tay trái nắm ốp lót tay dưới hoặc hộp tiếp đạn [tùy theo tay dài và ngắn của từng người bắn].
Khi nắm ốp lót tay dưới, bàn tay ngửa nắm ốp lót tay dưới, ngón cái duỗi thẳng hoặc cong tự nhiên, bốn ngón con khép kín cùng với ngón cái nắm chắc ốp lót tay [với súng AK cải tiến, các ngón bám vào gờ nổi bên phải ốp lót tay].
Khi nắm hộp tiếp đạn, các ngón con và ngòn cái nắm chắc hộp tiếp đạn, hộ khẩu tay đặt phía sau hộp tiếp đạn
Tay phải nắm tay cầm, hộ khẩu tay đặt phía sau tay cầm, ngón trỏ đặt ngoài vành cò, các ngón còn lại nắm chắc tay cầm [Súng CKC nắm cổ tròn báng súng]. Hai tay kết hợp nâng súng lên giữ cho súng không bị nghiêng, tì đế báng súng vào hõm vai phải, giữ và gì súng chắc vào vai, cánh tay d¬ưới tay trái khép sát hộp tiếp đạn, cánh tay phải mở tự nhiên.
Động tác gi¬ương súng phải đạt đ¬ợc 4 yêu cầu: Bằng, chắc, đều, bền.
- Động tác ngắm: Áp má phải vào báng súng với sức vừa phải. Mắt trái nheo tự nhiên, mắt phải ngắm qua khe ngắm đến đầu ngắm, hai tay điều chỉnh súng để lấy đ¬ờng ngắm cơ bản sau đó gióng đ¬ường ngắm cơ bản vào điểm định ngắm trên mục tiêu.
- Động tác bóp cò: Dùng phần cuối đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón trỏ tay phải để bóp cò. Bóp cò êm, đều, thẳng trục nòng súng về sau cho tới khi đạn nổ.
* Khẩu lệnh : Thôi bắn, tháo đạn - đứng dậy.
* Động tác:
+ Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay, ng¬ời hơi nghiêng sang trái, đùi trái co lên ngang thắt l¬ng, tay phải đ¬a súng đặt trên đùi trái, đồng thời bàn tay trái thu về úp d¬ới ngực.
+ Cử động 2: Dùng sức của tay trái và hai chân nâng ng¬ời dậy, chân phải b¬ớc lên một b¬ớc ngang bàn tay trái, đồng thời xoay mũi bàn tay trái về tr¬ớc, chân trái duỗi thẳng.
+ Cử động 3: Dùng sức của tay trái và hai chân nâng ng¬ời dậy, kéo chân trái lên sát chân phải thành tư¬ thế đứng nghiêm.
II. Tập ngắm chụm và ngắm trúng
+ Bước 1: Làm châm có phân tích. [GV giảng đúng trình tự thực hiện động tác của người tập và người phục vụ, nói đến đâu người tập và người phục vụ tập đến đó]
+ Bước 2: Làm tổng hợp. [GV nói đến đâu, đội mẫu thực hiện đến đó nhưng ở mức độ chậm, không phân tích]
1. Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu.
* Ý nghĩa
- Giúp ng¬ười tập biết đư¬ợc mức độ chính xác đ¬ờng ngắm của mình khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hoặc điểm ngắm sang phải, sang trái và cao, thấp .. để quá trình tập luyện, rèn luyện sửa chữa...
- Giúp ng¬ười chỉ huy biết đư¬ợc từng ng¬ời mà chỉ đạo giúp đỡ trong quá trình tập luyện.
* Đặc điểm
- Đây là b¬ước tập cơ bản đầu tiên, đòi hỏi ng¬ời học phải có tính cụ thể, tỉ mỉ, sự tập trung và độ chính xác cao, dễ gây mệt mỏi.
- Ng¬ười tập và ng¬ời phục vụ phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, nếu không kết quả thu đ¬ợc sẽ không chính xác.
* Yêu cầu
- Nắm chắc các yếu tố về ngắm bắn.
- Rèn luyện tính cụ thể, tỉ mỉ, kiên nhẫn, tích cực, tự giác.
- Nâng cao dần trình độ ngắm bắn đảm bảo độ chính xác và nhanh chóng.
2. Cách tiến hành tập ngắm chụm và ngắm trúng, chụm.
a. Công tác chuẩn bị
Vật chất phục vụ cho luyện tập: Súng AK, bao cát, giấy trắng, kẹp sắt, bút chì vót nhọn, thước kẻ và thước mm, đồng tiền di động, bẳng ngắm trúng, chụm.
b. Cách tiến hành
* Ngắm chụm
+ Người phục vụ: cắm bảng đó chuẩn bị, với cự ly 10 m tính từ bệ đặt súng đến bảng ngắm; làm xong ngồi sang phải hoặc trái, quay mặt vào bai bai phục vụ người tập ngắm, tay phải cầm đồng tiền di động thực hiện đặt vào vị trí nhất định trên bảng ngắm chụm.
+ Người tập: làm động tác nằm chẩu bị bắn: Đặt súng trên bệ ở tư thế đó thỏo băng đạn, người ngắm thực hành điều chỉnh súng thẳng hướng bia & ngắm 1 tay chống cằm để đầu đỡ rung động, 1 tay điều chỉnh súng đưa đường ngắm cơ bản và chính giữa vũng đen của đồng tiền [ chú ý không được tỳ súng vào vai và không chỉnh súng để ngắm]; khi đó lấy được đường ngắm, người ngắm hô [được], khi lấy đường ngắm xong, người ngắm không động vào súng [hô chấm]
+ Người phục vụ: Giữ đồng tiền ở vị trí, dùng bút chỡ chấm vào chính giữa tâm bia đồng tiền đen, khi xong di đồng tiền ra chỗ khác, cách điểm vừa chấm 2 4 cm.
+ Người tập: súng để nguyên không chạm vào súng, hai tay tiếp tục chống vào má cho khỏi rung, tiếp tục ngắm và điều khiển người phục vụ đưa đồng tiền về vị trí ngắm lần đầu; cách điều khiển dùng kí hiệu hoăc lời nói; khi vũng trũn đen của đồng tiền đó đúng điểm ngắm trước; hô [chấm]; cứ như vậy ngắm tiếp lần 3.
* Chỳ ý: Trong quá trình ngắm không được xê dịch người. Ngắm từ lần thứ hai trở đi, nếu chạm vào súng, người tập phải ngắm lại từ đầu.
+ Người phục vụ: sau mỗi lần đánh dấu [chấm] xong đưa đồng tiền ra khỏi vị trí đánh dấu [chấm] như lần đầu.
Sau khi người tập đó chấm xong 3 lần, người phục vụ dùng bút chỡ khoanh 3 điểm vừa chấm, đánh số lần ngắm, dùng 3 lỗ trên đồng tiền kiểm tra độ chụm của người tập để đánh giá kết quả tập sau:
Giỏi: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 2mm
Khá: 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 5mm
Đạt : 3 điểm được chấm, lọt vào lỗ đường kính 10mm
* Tập ngắm trúng và chụm.
Cách tiến hành luyện tập cơ bản như tập ngắm chụm, chỉ khác: Trước khi người tập vào ngắm, giáo viên hoặc người ngắm giỏi được chỉ định lấy đường ngắm đầu tiên làm chuẩn, ngắm xong thì hô người phục vụ đánh dấu điểm ngắm.
Người phục vụ: Dùng bút chì chấm thẳng góc qua lỗ ở tâm vòng tròn đen của đồng tiền vào bia, dùng thước kẻ kẻ trục dọc và ngang qua tâm điểm ngắm vừa chấm, giao điểm của 2 đường thẳng đó là điểm kiểm tra.
Người tập: Nằm sau súng và không xê dịch vị trí súng, lấy đường ngắm vào điểm kiểm tra và điều khiển người phục vụ di chuyển đồng tiền di động vào đúng điểm kiểm tra, cách điều khiển người phục vụ như khi tập ngắm chụm, ngắm đủ 3 lần thì đổi tập cho người phục vụ.
Người phục vụ: Ngoài việc kiểm tra, đánh giá độ chụm còn đánh giá cả độ trúng so với điểm kiểm tra. Cách đánh giá như sau:
- Xác định độ chụm [như khi tập ngắm chụm]
- Xác định độ trúng:
+ Tìm điểm ngắm trung bình của 3 điểm vừa ngắm.
+ So sánh điểm ngắm trung bình với điểm kiểm tra.
Giỏi: Cách điểm kiểm tra 5cm trở lại
Khá: Cách điểm kiểm tra 10cm trở lại
Đạt : Cách điểm kiểm tra 15cm trở lại
Ngắm chụm và trúng cần nâng cao từ dễ đến khó, lúc đầu không hạn chế thời gian, sau khi ngắm được, người hướng dẫn hạn chế thời gian với người tập để rèn cho người tập nhanh và chính xác.
- Cách tính điểm chạm trung bình của 3 điểm chạm vừa ngắm như sau.
- Tìm điểm chạm trung bình: Nối 2 điểm ngần nhất với nhau, được đoạn a, chia đoạn a thành 2 phần bằng nhau, nối điểm giữa đoạn thẳng a với điểm chạm thứ 3 được đoạn thẳng b, chia đoạn thẳng b thành 3 phần bằng nhau, điểm chia đoạn thẳng b gần điểm nối với đoạn thẳng a là điểm chạm trung bình của 3 điểm chạm [ĐCTB]
IV. TẬP BẮN MỤC TIÊU CỐ ĐỊNH BAN NGÀY BẰNG SÚNG TIỂU LIÊN AK.
Ý nghĩa, đặc điểm, yêu cầu
a. Ý nghĩa: Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày.
b. Đặc điểm:
- Là bài bắn cơ bản, đòi hỏi mức độ ngắm bắn chính xác và động tác thuần thục.
- Mục tiêu đư¬ợc bố trí cố định, có vòng tính điểm.
- Ng¬ười bắn ở t¬ thế nằm bắn có bệ tì nên dễ chủ quan, không chú ý đến kỹ thuật ngắm bắn, ảnh hư¬ởng tâm lí khi bắn.
c. Yêu cầu:
- Tích cực, tự giác tập luyện.
- Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.
- Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin.
2. Điều kiện bài bắn.
- Mục tiêu: Bia số 4a màu đen t¬ượng trư¬ng cho tên địch [rộng 0,4m, cao 0,5m] có vòng tính điểm, đ¬ược dán trên khung bia có kích thư¬ớc 0,75m x 0,75m.
+ Cự li bắn 100m.
+ Tư¬ thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.
+ Phương pháp bắn: Phát một.
+ Thời gian bắn: 5 phút.
+ Thành tích:
Giỏi : Từ 25 đến 30 điểm.
Khá : Từ 20 đến 24 điểm.
Trung bình : Từ 15 đến 19 điểm.
Yếu : D¬ưới 15 điểm.
3. Cách chọn thước ngắm, điểm ngắm.
- Căn cứ: Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm phải đảm bảo sao cho khi bắn đường đạn trung bình trúng giữa hoặc gần giữa mục tiêu. Muốn vậy phải căn cứ vào:
+ Cự li bắn.
+ Tính chất mục tiêu.
+ Độ cao đường đạn trung bình so với đường ngắm ở từng cự ly bắn.
+ Điểm định bắn trúng trên mục tiêu.
+ Điều kiện thời tiết, góc tà.
- Cách chọn: Tùy theo từng điều kiện bắn cụ thể để chọn thước ngắm, điểm ngắm cho phù hợp. Khi chọn thước ngắm có thể chọn thước ngắm tương ứng vói cự ly bắn hoặc chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn.
Thông thường, khi chọn thước ngắm thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly rồi chọn điểm ngắm vào chính giữa mục tiêu.
Khi cần chọn điểm ngắm thấp hơn điểm định bắn trúng phải chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn, sao cho khi bắn độ cao của đường đạn trung bình trên đường ngắm ở cự ly đó bằng hoặc gần bằng chiều cao từ điểm ngắm đến điểm định bắn trúng.
Để dễ ngắm bắn đồng thời vẫn đảm bảo bắn trúng mục tiêu, khi bắn vào các mục tiêu thấp [tên địch nằm bắn, đứng bắn trong công sự] thường chọn thước ngắm lớn hơn cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mép dưới mục tiêu. Bắn vào các mục tiêu cao to [tên địch đứng, quỳ ngoài công sự] thường chọn thước ngắm tương ứng với cự ly bắn rồi ngắm vào chính giữa mục tiêu.
Khi chọn thước ngắm, điểm ngắm vào mục tiêu bia số 4 theo điều kiện tập nếu:
+ Chọn thước ngắm 1 [độ cao đường đạn so với đường ngắm bằng không] thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mục tiêu.
+ Chọn thước ngắm 2 [độ cao đường đạn so với đường ngắm là 12cm] thì phải chọn điểm ngắm ở giữa vòng số 8.
+ Chọn thước ngắm 3 [độ cao đường đạn so với đường ngắm là 28cm] thì phải chọn điểm ngắm ở chính giữa mép dưới của mục tiêu.
4. Cách thực hành tập bắn.
* Tổ chức thực hành bắn mục tiêu cố định ban ngày bằng súng g tiểu liên AK.
- Mục đích: Nhằm rèn luyện cho học sinh nắm chắc và thực hiện tốt động tác bắn cơ bản, kĩ năng bắn trúng, chụm vào mục tiêu cố định ban ngày.
- Yêu cầu:
+ Tích cực, tự giác tập luyện.
+ Thực hiện tốt động tác, nâng cao kỹ năng ngắm bắn.
+ Xây dựng tâm lí vững vàng, tự tin.
- Phương pháp:
+ Tại vị trí chờ đợi, người tập nghe thấy chỉ huy goi tên mình thì hô Có. Khi có lệnh vào vị trí thì hô Rõ, sau đó đi đều vào vị trí tập bắn cách bệ tì khoảng 1,5m thì dừng lại.
Nghe lệnh Nằm bắn, người tập làm động tác nằm chuẩn bị bắn, sau đó thực hành ngắm bắn vào mục tiêu. Cứ như vậy, người tập làm động tác ngắm bắn vào mục tiêu 4- 5 phát hoặc đến hết thời gian quy định.
Nghe lệnh Thôi bắn, tháo đạn, khám súng - Đứng dậy, người tập làm động tác tháo đạn, khám súng, sau đó làm động tác đứng dậy.
Nghe lệnh Về vị trí, người tập làm động tác quay đằng sau, đi đều về vị trí quy định.
- Vị trí và hướng tập: Mỗi bệ cách nhau 3m hướng về phía tây.
- Vật chất: Súng AK, bia số 4, bao cát, kính kiểm tra.
- Kí tín hiệu luyện tập: Khẩu lệnh trực tiếp của GV.
- Người phụ trách: Tiểu đội trưởng, trung đội trưởng, phó trung đội trưởng quản lý các bộ phận. GV quản lý chung và sửa sai.

1-6 of 6

Video liên quan

Chủ Đề