Chu trình máy lạnh 2 cấp bình trung gian ống xoắn

Bình trung gian được biết đến là một trong những bộ phận không thể thiếu của các hệ thống bảo quản lạnh. Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu và mua thiết bị này? Những thông tin mà chúng tôi cung cấp đến bạn qua bài viết sau sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc, Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

+ Giúp khử độ quá nhiệt của hơi thoát khỏi xi lanh hạ áp. Điều này sẽ làm giảm công tiêu hao đối với xi lanh cao áp.

+ Làm lạnh lượng chất lỏng trước khi đến van tiết lưu đạt tới mức nhiệt độ gần hay bằng so với nhiệt độ bão hòa trong áp suất trung gian. Nó sẽ giúp giảm tổn thất nhiệt ở van tiết lưu.

>>>> XEM THÊM: Chức năng của van tiết lưu trong ngành công nghiệp

Thiết bị bình trung gian trong hệ thống lạnh được sản xuất với nhiệm vụ chính giúp làm mát trung gian ở giữa các cấp nén trong một hệ thống lạnh nén nhiều cấp. Đến thời điểm hiện tại, có các loại bình trung gian được sử dụng phổ biến như:

Thiết bị này ngoài việc được sử dụng để làm mát trung gian, nó còn có thể được sử dụng với các mục đích bao gồm:

+ Tách dầu để dòng gas đầu đẩy lên máy nén cấp 1

+ Giúp tách lỏng để gas sẽ hút về phía máy nén cấp 2

+ Quá lạnh lỏng trước quá trình tiết lưu đối với dàn lạnh, mục đích của quá trình này là làm giảm tổn thất của tiết lưu.

Bình trung gian dạng đứng có ống xoắn ruột già được thiết kế hình trụ kết hợp chân cao. Phía trong bình có ống xoắn để làm lạnh dịch lỏng trước khi tiết lưu. Thiết bị được trang bị 2 phao để khống chế mức dịch lỏng, những van phao này gắn cùng ống góp 14 với mục đích lấy tín hiệu.

Phía cuối ống đẩy được thiết kế nhiều lỗ nhỏ để hơi có thể sục quanh bình đều. Bên ngoài của bình cũng được bọc cách nhiệt cùng tôn bảo vệ để tạo sự an toàn trong quá trình sử dụng.

Van phao V1 [phía trên] có vai trò bảo vệ mức dịch Max của bình, điều này giúp ngăn chặn quá trình hút lỏng về máy nén cao áp. Khi dịch lỏng tăng ở mức cao, các van này sẽ tác động để ngắt hệ thống van điện từ, dừng cấp dịch vào bình.

Van phao 2 [phía dưới] có vai trò khống chế mức dịch Min để giữ cho ống xoắn luôn ngập trong dịch lỏng. Trong trường hợp mức dịch lỏng này xuống thấp, van phao 2 sẽ có tác dụng báo mở van điện tử để cấp dịch lỏng vào bình. Ngoài ra, bình trung gian loại này còn được thiết kế thêm van an toàn cùng đồng hồ đo áp suất rất tiện lợi.

Khi gas từ máy nén [cấp 1] tới bình sẽ được dẫn sục vào khối lỏng ở nhiệt độ thấp, quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng. Dòng tiết lưu sẽ được hòa trộn cùng hơi quá nhiệt ở cuối giai đoạn nén cấp 1 sau đó đưa vào bình.

Loại bình trung gian theo kiểu nằm ngang thường có giá thành thấp hơn so với bình dạng đặt đứng bởi cấu tạo đơn giản và nhỏ gọn hơn. Cùng với đó, các thiết bị đi kèm cũng ít hơn.

Sản phẩm được thiết kế khá nhỏ gọn và tiện lợi. Thân bình có dạng hình trụ, hai đầu có mặt sàng cùng các ống trao đổi nhiệt ở phía bên trong. Những thiết bị bảo vệ được sử dụng đối với bình trung gian dạng nằm ngang bao gồm: van an toàn, van phao và đồng hồ áp suất.

Ngoài ra, bình cũng được thiết kế tôn bọc phía bên ngoài để bảo vệ cùng với bọc cách nhiệt dày 50-75mm.

Là một trong những thiết bị có vai trò làm mát trung gian của hơi nén cấp 1 cùng quá lạnh lỏng trước quá trình tiết lưu dàn lạnh, bình trung gian có nguyên lý hoạt động tương tự bình dạng đứng có ống xoắn ruột già.

Chất lỏng từ trên bình cao áp sẽ được chảy vào vị trí không gian giữa thân bình và ống trao đổi nhiệt. Ở phía trong bình, lượng môi chất lỏng này sẽ dịch chuyển theo đường zíc zắc nhờ thiết kế của các tấm ngăn. Hơi quá nhiệt đến từ máy nén cấp 1 rồi sau khi hòa cùng dòng hơi sau tiết lưu sẽ vào tới ống trao đổi nhiệt. Hướng đi vào ngược chiều với dịch lỏng.

Thiết bị này thường được sử dụng với những hệ thống hai cấp công suất nhỏ. Quá trình hoạt động của bình trung gian dạng tấm bản sẽ chỉ xảy ra 1 lần làm lạnh lỏng cao áp trước khi tiết lưu.

Giai đoạn làm mát trung gian sẽ được thực hiện ngay bên ngoài thiết bị trung gian bằng cách hòa trộn cùng hai dòng môi chất. Hơi quá nhiệt ở phía sau đầu đẩy của máy nén cấp 1 và hơi bão hòa đối với dòng tiết lưu từ thiết bị trung gian sẽ tạo nên hơi bão hòa khô. Hơi này sẽ được hút ra phía máy nén cao áp.

Bình trung gian sử dụng trong hệ thống làm lạnh là thiết bị đang được phân phối chính hãng bởi //sieuthikholanh.com/. Các sản phẩm về thiết bị lạnh, an ninh điện tử tại đây luôn đáp ứng các tiêu chí uy tín và chất lượng đối với khách hàng. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách. Xin cảm ơn!

>>>> Tham khảo địa chỉ mua thiết bị ngành lạnh uy tín TẠI ĐÂY

  1. Xác định các thông số trạng thái các điểm nút của chu trình khi vận hành kho lạnh

Ta lấy t6 = t9 + 50C

Tra trên đồ thị lgP-i của môi chất NH3 cho chu trình 2 cấp, bình trung gian có ống xoắn ta có:

 Các thông số trạng thái tại các điểm nút của chu trình.

Điểm nút t0

[0C]

P

[MPa]

i

[kj/kg]

v

[m3/kg]

Trạng thái
1’ -28 0,13 1420   Hơi bão hoà khô
1 -20 0,13 1435 0,92 Hơi quá nhiệt
2 60 0,43 1585 0,35 Hơi quá nhiệt
3=8 2 0,43 1455 0,28 Hơi bão hoà khô
4 92 1,47 1640 0,12 Hơi quá nhiệt
5’ 38 1,47 370   Lỏng
5 33 1,47 350 0,005 Lỏng
6 5 1,47 230   Lỏng
7 0 0,43 350   Bão hòa ẩm
9 0 0,43 200   Lỏng
10 -28 0,13 230   Bão hòa ẩm

q0 = i1’ – i10 = 1420 – 230 = 1190 kj/kg

  1. Năng suất lạnh riêng thể tích qv:

qv = q0/v1 = 1190/0,92 = 1293,4 kj/m3

Trong đó:

m1 – lưu lượng khối lượng môi chất qua máy nén hạ áp

m3 – lưu lượng khối lượng môi chất qua máy nén cao áp

 

 

Chọn tháp giải nhiệt cho kho lạnh

 

Các thông số của chế độ làm việc khi vận hành kho lạnh

 

Hội chợ Thủy Sản Vietfish 2019

 

Tính toán nhiệt tải cho hệ thống kho lạnh

Video liên quan

Chủ Đề