Cho uống thuốc trừ sâu có chết không

Hầu như ngày nào Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh Sơn La và Khoa Cấp cứu BVĐK tỉnh Tuyên Quang cũng phải tiếp nhận các trường hợp vào cấp cứu vì ngộ độc do tự tử bằng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Đáng lưu ý, những người tự tử tuổi đời còn rất trẻ, đa số dưới 30 tuổi.

Giải quyết “xích mích” vợ chồng bằng thuốc trừ sâu

Chị L.T.D. [24 tuổi, ở Thuận Châu, Sơn La] được người nhà đưa đến BVĐK Sơn La trong tình trạng bí tiểu tiện, xuất tiết nhiều, khó thở... Gia đình cho biết, do xích mích vợ chồng trong một phút bồng bột chị D. đã lấy chai thuốc trừ sâu để góc nhà và tự kết liễu cuộc sống, cũng may người nhà phát hiện kịp thời và đưa đi cấp cứu. Tại BVĐK Sơn La, chị được các bác sĩ truyền thuốc giải độc và cấp cứu theo đúng phác đồ. Các bác sĩ cho biết, rất may với chị D. là lượng thuốc đưa vào cơ thể ít và được cấp cứu kịp thời nên chị đã được cứu sống, hiện tại sức khỏe đã ổn định.

Theo BS. Mè Thị Xuân - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, BVĐK tỉnh Sơn La, hầu hết ngày nào các bác sĩ tại khoa cũng tiếp nhận các trường hợp bị ngộ độc do thuốc trừ sâu, trong đó nguyên nhân hay gặp nhất là do mâu thuẫn vợ chồng. Điều đáng nói là nhiều phụ nữ trong lúc tức tối đã tìm đến cái chết nhưng sau đó hối hận. Có người uống ít, cấp cứu kịp thời thì may mắn thoát chết như trường hợp của chị D., có người uống với lượng lớn mà lại là thuốc diệt cỏ paraquat thì khi đến viện các bác sĩ cũng đành bó tay. Tại BV này, các bác sĩ đã phải chứng kiến nhiều trường hợp tử vong vì uống phải paraquat.

Một trường hợp tự tử thuốc trừ sâu được cứu sống tại  BVĐK Sơn La. [Ảnh bệnh viện cung cấp].

Có một thực tế đáng buồn là, theo thống kê của BVĐK Sơn La, tỷ lệ người tự tử bằng thuốc diệt cỏ được đưa đến BV trong độ tuổi rất trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 60%.

BS. Xuân cho biết thêm, bên cạnh những ca bệnh tự tử bằng thuốc trừ sâu được đưa vào viện có nhiều ca bị “ngộ độc” cũng rất “ngộ nghĩnh”. Như trường hợp của anh L.V.T. [21 tuổi, ở Mường La, Sơn La] đến nhà bạn uống rượu về bị say, trong cơn say khát nước vớ luôn chai thuốc diệt để góc nhà và uống, trong lúc đang uống thì phát hiện là thuốc diệt cỏ mới cuống cuồng gọi người nhà đưa đi BV. Hoặc trường hợp có một gia đình có 5 người nhập viện chỉ vì sự bất cẩn của người con. Trong lúc cả nhà đi vắng thì đứa con lớn phun thuốc ở vườn rau, sau khi phun xong chạy đi chơi và cũng không để lại lời nhắn về vườn rau mới phun, đến trưa 5 người đi làm về ra vườn hái rau ăn, kết quả là 5 người ngộ độc phải nhập viện...

Bên cạnh sự chủ quan của người lớn trong việc bảo quản loại thuốc độc này, thì sự hớ hênh của cha mẹ cũng đã làm ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Mới đây, BVĐK tỉnh Tuyên Quang  cũng tiếp nhận và xử trí trường hợp bệnh nhi Đoàn Thu Hiền [2 tuổi, trú tại Lang Quán, Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang] nhập viện do uống nhầm thuốc diệt cỏ. Gia đình bé cho biết, do bất cẩn nên đã để cháu uống lọ thuốc diệt cỏ non, kiểm tra miệng thấy có bột thuốc màu trắng. Sau khi phát hiện gia đình lập tức đưa cháu đến BV.

Cần phải được kiểm soát chặt chẽ

Theo BS. Mè Thị Xuân, một trong những nguyên nhân khiến ở BV miền núi như Sơn La thường xuyên tiếp nhận những ca ngộ độc hoặc tự tử do uống thuốc diệt cỏ vì loại thuốc này rất dễ mua, giá thành rẻ, chưa được kiểm soát chặt... Đặc biệt, ở miền núi, bà con chưa có thói quen phân loại thuốc độc với các vật dụng khác trong gia đình.

Cùng quan điểm này, BS. Lương Thị Hương - Phó trưởng Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Tuyên Quang cho rằng, các gia đình thường hay tận dụng vỏ chai nước như Lavie, trà xanh... để đựng hóa chất, vì thế cũng rất dễ nhầm lẫn nếu không được cất kỹ và để xa tầm tay trẻ em.

Như thống kê ở trên, hầu hết các BVĐK tuyến tỉnh hàng ngày đều tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc, còn tại Trung tâm Chống độc BV cũng thường xuyên phải tiếp nhận, nhưng khi lên đến tuyến này đều là những bệnh nhân ngộ độc tuyến dưới đã phải bó tay. PGS.TS. Phạm Duệ - nguyên Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ với các loại thuốc trừ sâu, đặc biệt là paraquat. Trên thế giới, nhiều nước đã cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng loại thuốc này với những quy định hết sức ngặt nghèo. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại thuốc này vẫn được bán công khai, ai cũng có thể mua. Việc quản lý lỏng lẻo, sử dụng hóa chất độc hại bừa bãi đã và đang gây nên những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.


Ngày 24/7/2018, bệnh nhân P.T.H.Ng [38 tuổi, Hải Dương] được đưa đến Trung tâm chống độc sau khi uống thuốc diệt cỏ. Theo lời kể của người nhà, do có mâu thuẫn gia đình nên bệnh nhân tự uống một chai thuốc diệt cỏ chọn lọc Butachlor và một chai diệt cỏ cháy paraquat.

13h sau người nhà phát hiện và đưa ngay đến BV huyện cấp cứu, được xử trí rửa dạ dày, than hoạt sau đó chuyển đến Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai. Mặc dù được điều trị tích cực và lọc máu nhưng do uống một lượng lớn chất độc nên tình trạng bệnh nhân rất nặng, sáng 26/7, gia đình đã xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự.

Một trường hợp khác cũng là một bệnh nhân nữ 42 tuổi [ở Hưng Yên]. Chỉ vì to tiếng với bố đẻ, chị đã uống một chai thuốc diệt cỏ cháy để kết liễu cuộc đời. Mặc dù được người nhà phát hiện kịp thời, đưa đi cấp cứu, hiện đang được điều trị tích cực và lọc máu nhưng tiên lượng thực sự khó khăn.

Đau lòng hơn khi có cả những phụ nữ đang mang thai cũng uống thuốc diệt cỏ tự tử, trường hợp này không chỉ cướp đi tính mạng người mẹ mà còn tước đoạt mạng sống của thai nhi mà bệnh nhân đang mang trong bụng.

Bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ được cấp cứu tại BV Bạch Mai.

70-90% bệnh nhân tử vong

BS. Nguyên cho biết, paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Người bệnh sẽ tỉnh táo cho đến khi chết vì suy hô hấp, suy gan, suy tạng. Dù được điều trị tích cực, lọc máu, nhưng 70 - 90% bệnh nhân sẽ không thể qua khỏi nếu uống từ 50ml thuốc diệt cỏ trở lên.

"Hiện nay, Việt Nam và cả trên thế giới cũng chưa có biện pháp điều trị để cứu sống các bệnh nhân uống paraquat. Cách điều trị hiện nay là rửa dạ dày, lọc máu, dùng thuốc giải độc nhưng kết quả rất hạn chế. Đặc biệt, các bệnh nhân này dù sớm hay muộn cũng sẽ tiến triển đến suy hô hấp nhưng lại không thể điều trị bằng thở oxy, vì khi đó sẽ sản sinh ra 1 loại chất độc hơn khiến phổi xơ nhanh hơn"- BS. Nguyên thông tin.

Nỗi ám ảnh của bác sĩ

Liên quan đến những hậu quả khôn lường từ thuốc diệt cỏ paraquat, BS. Nguyên nhấn mạnh: "Bệnh nhân tử vong do paraquat gia tăng là một nỗi ám ảnh với bác sĩ, bởi chính bác sĩ là người chứng kiến những giây phút cuối cùng của họ - đi đến các chết nhưng vẫn hoàn toàn tỉnh táo, thể trạng còn rất tốt vì đa phần các bệnh nhân còn rất trẻ, khỏe mạnh nên không bị suy kiệt như những bệnh nhân khác.

Cận kề cái chết, bệnh nhân ngộ độc paraquat vẫn rất tỉnh táo trong tình trạng khó thở, đau đớn, vật vã. Họ tỉnh đến lúc chết với hơi thở rít lên từng hồi. Đó là những hình ảnh rất xót xa - thực sự là nỗi ám ảnh đối với cả bác sĩ lẫn thân nhân người bệnh".

Paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, "kẻ giết người" kinh khủng.

Mặc dù đã rất nhiều lần các bác sĩ lên tiếng cảnh báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng về độc tính cao của paraquat đối với người dân nhưng tại Trung tâm Chống độc vẫn tiếp nhận nhiều trường hợp ngộ độc loại hóa chất chết người này.

Hiện các nhà sản xuất cũng đã có giải pháp pha chế chất chỉ thị màu dễ nhận diện [thuốc bảo vệ thực vật có màu xanh lam [lục] đựng trong lọ nhựa; hoặc pha chế thêm chất kích nôn để khi uống vào nạn nhân sẽ nôn ra ngay; hoặc cho thêm chất có mùi khó chịu...  Tuy nhiên số bệnh nhân ngộ độc, tử vong do paraquat vẫn ngày càng tăng lên, mỗi năm có đến hàng nghìn ca.

Đến nay, dù paraquat đã bị cấm - Bộ NN-PTNT đã quyết định loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, nhưng phải đến tháng 2/2019 thuốc mới hết hiệu lực lưu hành.

“Chúng tôi mong muốn chất này được cấm càng sớm càng tốt bởi muộn ngày nào sẽ lại có thêm những ca tử vong rất đau thương”- BS. Nguyên chia sẻ.

Phòng ngộ độc Paraquat cách nào?Thống kê tại Trung tâm Chống độc cho thấy số người ngộ độc hóa chất Paraquat trong 10 năm trở đây có xu hướng tăng lên đáng kể. Chỉ tính riêng năm 2016 đã có 450 ca ngộ độc Paraquat phải nhập viện cấp cứu, trong đó có đến 70% bệnh nhân tử vong.Xét trên bình diện cả nước, ước tính mỗi năm có đến 1.000 ca ngộ độc Paraquat, đây là những con số hết sức hãi hùng, vì gần như bệnh nhân ngộ độc Paraquat sẽ tử vong, và nếu có chữa trị được thì những di chứng để lại cho sức khỏe vẫn hết sức nặng nề như di chứng về xơ phổi, khó thở, suy hô hấp, bệnh phổi mạn tính…Để phòng tránh ngộ độc các loại hóa chất bảo vệ vốn rất độc hại, các bác sĩ khuyến cáo, cần chú ý các khâu dự phòng từ mua bán, đóng chai, cất giữ đến sử dụng: sản phẩm cần có cần nhãn mác ghi rõ các loại hoá chất, độc tính, cách cấp cứu khi nhiễm độc; cất ở nơi riêng biệt có khóa, ngoài tầm với của trẻ... Không được dùng các chai đựng nước, chai bia, nước ngọt để đựng hoá chất bảo vệ thực vật vì trẻ dễ nhầm đem ra uống.Nông dân khi phun hoá chất cần mang trang phục bảo hộ lao động đầy đủ, không phun xịt hoá chất khi bụng đói, đang yếu trong người hay mới khỏi bệnh; không hút hoá chất lá, ăn, uống khi phun xịt hoá chất; tắm rửa thật sạch bằng xà phòng sau khi phun xịt hoá chất; khi vòi phun bị nghẹt không dùng miệng để hút; nghỉ ngơi xen kẽ trong lúc làm việc, không phun xịt liên tục quá hai giờ.

Nếu phát hiện người ngộ độc hoá chất bảo vệ thực vật cần tìm mọi cách để bệnh nhân nôn ra [ngoáy họng, móc họng…], cho uống than hoạt sau đó đưa đi cấp cứu tại BV để được các bác sĩ xử lý kịp thời.


Video liên quan

Chủ Đề