Chỉ tiêu đại học kinh tế luật 2023

[PLO]- Trong ba trường, Trường ĐH Luật TP.HCM có mức thu học phí năm học tới cao nhất.

Các trường đại học [ĐH] trên cả nước đã gần như hoàn tất công tác công bố điểm sàn theo xét điểm thi tốt nghiệp THPT và các thông tin tuyển sinh liên quan để phụ huynh, thí sinh nắm rõ. Bên cạnh điểm số, học phí là thông tin được nhiều thí sinh quan tâm ở các trường.

Sau một năm bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 và thực hiện lộ trình áp dụng Nghị định 81 của Chính phủ về khung học phí mới, hầu hết các cơ sở đào tạo đều thông báo mức thu học phí mới. Trong đó, nhóm trường đào tạo ngành Luật cũng tương tự. Cụ thể:

Trường ĐH Luật TP.HCM năm 2022 dự kiến sẽ tuyển 2.100 chỉ tiêu cho năm ngành học, gồm: Ngôn ngữ Anh [chuyên ngành Anh văn pháp lý], Quản trị kinh doanh, Quản trị - luật, Luật và luật thương mại quốc tế bằng 2 hình thức.

Học phí của trường dao động từ 31,25 triệu đồng đến 165 triệu đồng/năm học, tùy theo từng hệ đào tạo. So với năm học trước, mức này tăng khá cao, tăng hơn 13 triệu đồng ở hệ đại trà [các ngành luật, quản trị kinh doanh, Luật thương mại quốc tế] và tăng khoảng 17 triệu đồng với hệ chất lượng cao [Luật, Quản trị kinh doanh]....

Cụ thể như sau:

Trường ĐH Kinh tế -Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM], năm 2022 tuyển sinh 2.380 chỉ tiêu với 48 ngành học, trong đó có 12 ngành liên quan đến nhóm ngành Luật. Trường tuyển sinh theo 5 phương thức. Học phí hệ ĐH chính quy của trường cho năm học tới dao động từ hơn 21 triệu đồng đến gần 51 triệu đồng/năm học. Cụ thể như sau:

Trường ĐH Luật Hà Nội năm học tới cũng sẽ tuyển sinh 1.410 chỉ tiêu cho bốn ngành học. Trường xét tuyển theo bốn phương thức. Học phí của trường cho năm học 2022-2023 như sau:

Đối với sinh viên học các chương trình đại trà là 2 triệu đồng/tháng [5 tháng/học kỳ, 40 tháng/khóa học], tương đương 572.000 đồng/tín chỉ.

Đối với sinh viên học các chương trình chất lượng cao: 50 triệu đồng/năm học, tương đương 1.605.000 đồng/tín chỉ.

Các học phần thực tập chuyên môn, khóa luận tốt nghiệp, giáo dục quốc phòng an ninh là 572.000 đồng/tín chỉ.

Đối với sinh viên học các chương trình liên kết đào tạo với Đại học Arizona, Hoa Kỳ: Học phí theo thỏa thuận với Đại học Arizona với mức học phí là 10.000 USD/năm học, tương đương 233,3 triệu đồng/năm học.

Một ngành của Trường ĐH Luật TP.HCM có điểm sàn lên đến 24

[PLO]- Điểm sàn vào các ngành của Trường ĐH Luật TP.HCM dao động từ 20-24 điểm.

PHẠM ANH

[Thanhuytphcm.vn] - Trường Đại học Kinh tế - Luật [Đại học Quốc gia TPHCM] vừa công bố kết quả đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2022 theo các phương thức 1b [Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi nhất của các trường THPT cả nước theo quy định của Đại học Quốc gia TPHCM], Phương thức 2 [Ưu tiên xét tuyển theo quy định của Đại học quốc gia TPHCM], Phương thức 4 [Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2022 và Phương thức 5 [Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế kết hợp với kết quả học bạ THPT đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài].

Đối với phương thức 1b có 140 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 362 nguyện vọng. Năm nay, hai chương trình đào tạo có mức điểm chuẩn cao nhất là Marketing và Kinh doanh quốc tế với 28.9 điểm.

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 1b

Ở phương thức 2, có 3.779 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 11.555 nguyện vọng. Điểm chuẩn của phương thức này là tổng điểm trung bình lớp 10, lớp 11, lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển do thí sinh đăng ký với mức điểm từ 72,7 điểm đến 88,52 điểm, trong đó 6 chương trình đào tạo có điểm chuẩn đạt từ 87 điểm trở lên.

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 2

Phương thức 4 có 29.115 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 55.889 nguyện vọng. Điểm trung bình năm 2022 là 853 [tính theo thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển], trong đó, điểm trung bình khối ngành Kinh tế là 843 điểm, khối ngành Kinh doanh và quản lý là 872 điểm và khối ngành Luật là 819 điểm.

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 4

Phương thức 5 có 1.195 hồ sơ đăng ký xét tuyển với 3.088 nguyện vọng xét tuyển. Kinh tế đối ngoại, Marketing, Luật kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử là những ngành truyền thống được thí sinh đăng ký nhiều nhất ở các phương thức xét tuyển. Đồng thời, các chương trình đào tạo mới tuyển sinh trong đó có các chương trình chất lượng cao [C], chất lượng cao bằng tiếng Anh [CA] cũng đang thu hút được sự quan tâm của thí sinh như Quản trị du lịch và lữ hành, Kinh doanh số và trí tuệ nhân tạo [C], Công nghệ tài chính [C], Luật dân sự [CA], Luật tài chính – ngân hàng [CA], Toán kinh tế [C và CA], Kế toán tích hợp chứng chỉ CFAB [CA], Kinh tế và quản lý công [C], Luật Thương mại quốc tế [CA], Luật và chính sách công,...

Xem kết quả đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức 5

S. Hải

Chủ Đề