Chạy nhanh có máy tư thế xuất phát

BÀI 3: XUẤT PHÁT VÀ CHẠY LAO SAU XUẤT PHÁT

[Thời lượng: 3 tiết]

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Làm quen với xuắt phát cao và chạy lao sau xuất phát

- Nhận biết được khẩu lệnh xuất phát, thứ tự thực hiện và cấu trúc động tác.

Biết cách luyện tập.

- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận biết được các động tác bổ trợ và biết cách luyện tập.
  • Tạo sự phát triển về năng lực, liên kết vận động.

- Tích cực, tự giác trong học tập và vận dụng để rèn luyện thân thể hàng ngày.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực.

- Máy tính, máy chiếu [nếu có].

- SGK.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.

- Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV giới thiệu nội dung bài học.

- GV sử dụng phương tiện trực quan giới thiệu khái quát về xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát, yêu cầu trả ,lời câu hỏi:

+ Động tác xuất phát có tác dụng gì?

+ Tại sao động tác có tên gọi là xuất phát cao?

- HS thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi:

+ Động tác xuất phát có tác dụng giúp người chạy nhanh chóng đạt tốc độ cao.

- GV tổ chức và hướng dẫn HS: khởi động cơ thể bằng các hoạt động đơn giản [chạy tại chỗ, xoay các khớp, trò chơi hỗ trợ khởi động].

- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng, Xuất phát và chạy lao sau xuất phát là một chủ đề học tập phổ biến. Để nắm được các kiến thức lý thuyết và vận dụng chính xác, chúng ta cùng vào bài học– Bài 3: Xuất phát và chạy lao sau xuất phát.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xuất phát cao

  1. Mục tiêu: HS biết và thực hiện động tác xuất phát cao.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thực hiện các động tác: Xuất phát cao

- Cho HS thực hiện thử động tác xuất phát cao và chạy lao sau xuất phát theo hình ảnh đã ghi nhớ.

- Cho HS thực hiện mô phỏng động tác xuất phát cao theo hiệu lệnh và động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập:

+ Ở tư thế “Sẵn sàng” không chuyên trọng tâm ra chân trước, giậm vạch khi xuất phát, tư thế thân trên và tay không đúng.

+ Thực hiện động tác xuất phát: Xuất phát trước lệnh, xuất phát chậm, bước chạy đầu tiên phối hợp chuyển động của tay và chân không đúng [cùng tay, cùng chân], nhảy ra khỏi vị trí xuất phát,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Xuất phát cao

- Trong chạy cự li ngắn, động tác xuất phát giúp người chạy nhanh chóng đạt tốc độ tối đa.

- Khẩu lệnh: “Vào chỗ", “Sẵn sàng”, “Chạy!”

+ “Vào chỗ": Bước đến vị trí xuất phát, bàn chân trước

[chân thuận] đặt sát mép sau vạch xuất phát, bàn chân sau đặt cách gót chân trước 15 — 20 cm.

+ “Sẵn sàng”: Khuyu hai gối, thân trên hơi ngả ra trước. Chân trước chạm đất bằng nửa trước bàn chân, chân sau kiếng gót. Tay khác bên với chân thuận để ở phía trước.

+ “Chạy!": Đồng thời đạp mạnh hai chân và chuyển

nhanh chân sau ra trước. Nỗ lực đưa cơ thể rời vị trí xuất phát với tốc độ cao nhất.

Hoạt động 2: Chạy lao sau xuất phát

  1. Mục tiêu: biết cách chạy lao sau xuất phát.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng hình ảnh trực quan, động tác mẫu giới thiệu cấu trúc, yêu cầu và cách thức thực hiện động tác bước nhỏ.

- GV hướng dẫn đồng loạt HS thực hiện các động tác bổ trợ theo động tác mẫu của GV.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập: Chạy lao sau xuất phát: Đạp sau chưa hết lực, thiếu nỗ lực để nhanh chóng đạt tốc độ cao nhất, thân trên và đầu ngả ra sau....

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Chạy lao sau xuất phát

- Sau khi rời vị trí xuất phát, người chạy bước vào giai đoạn chạy lao:

+  Duy trì độ ngả ra trước của thân trên.

+ Nỗ lực đạp mạnh chân kết hợp tăng dàn tốc độ và độ dài của bước chạy.

+ Giảm dàn độ ngả ra trước của thân trên theo mức độ tăng dàn của tốc độ chạy.

Hoạt động 3: Một số điều luật trong thi đấu môn chạy

  1. Mục tiêu: biết được một số điều luật trong thi đấu môn chạy
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi, tập theo hiệu lệnh.
  3. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu, vận dụng kiến thức.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn đồng loạt HS một số điều luật trong khi thi đấu môn chạy.

- GV chỉ dẫn một số sai sót đơn giản thường gặp trong luyện tập.

- GV yêu cầu HS tập tại chỗ, tập theo nhóm, tập cả lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV về động tác bước nhỏ.

- HS thực hiện động tác theo hiệu lệnh của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đồng loạt HS thực hiện động tác.

- GV gọi 1-2 HS tập mẫu để HS trong lớp theo dõi, tập theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3: Một số điều luật trong thi đấu môn chạy

- Khi chuẩn bị xuất phát:

+ Phải đứng phía sau vạch xuất phát.

+ Các bộ phận của cơ thể không được chạm vào vạch xuất phát.

- Không xuất phát trước hiệu lệnh [tiếng còi, tiếng hô....] của trọng tài.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Giáo án Thể dục 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa
  • Giáo án có đầy đủ các bài và tất cả đều được soạn chi tiết như bài mẫu ở trên
  • Chuyển phí xong là nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB [QR]
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=>Ngoài ra, hệ thống có đầy đủ giáo án các môn trong bộ kết nối, cánh diều, chân trời. Và đầy đủ giáo án 5512 các môn THCS

Trình bày các giai đoạn trong Chạy ngắn

Câu hỏi: Trình bày các giai đoạn trong Chạy ngắn

Lời giải:

Kĩ thuật chạy cự li ngắn được chia thành 4 giai đoạn: Xuất phát, Chạy lao, Chạy giữa quãng và Về đích.

Xuất phát

Trong chạy cự li ngắn cần sử dụng kĩ thuật xuất phát thấp với bàn đạp để tận dụng lực đạp sau giúp cơ thể xuất phát nhanh.

Có 3 lệnh trong xuất phát chạy ngắn: “Vào chổ!”, “Sẵn sàng!”, “Chạy!”. Kĩ thuật ở giai đoạn xuất phát gồm các kĩ thuật phải thực hiện sau mỗi lệnh.

+ Sau lệnh “Vào chổ!”, người chạy đứng thẳng trước bàn đạp của mình, ngồi xuống, chống hai tay trước vạch xuất phát; lần lượt đặt chân thuận vào bàn đạp trước, rồi chân kia vào bàn đạp sau, hai mũi bàn chân đều phải chạm mặt đường chạy [để không phạm quy]. Hai chân nên nhún trên bàn đạp kiểm tra có vững không, để chỉnh sửa kịp thời. Tiếp đó hạ đầu gối chân phía sau xuống đường chạy, thu hai tay về sau vạch xuất phát, chống trên các ngón tay như đo gang. Khoảng cách giữa hai bàn tay rộng bằng vai. Kết thúc, cơ thể ở tư thế quỳ trên gối chân phía sau [đùi chân đó vuông góc với mặt đường chạy], lưng thẳng tự nhiên, đầu thẳng, mắt nhìn phía trước, cách vạch xuất phát 40 – 50cm; trọng tâm cơ thể dồn đều trên hai tay, bàn chân trước và đầu gối chân sau. Ở tư thế đó, người chạy chú ý nghe lệnh tiếp theo.

+ Sau lệnh “Sẵn sàng!”, người chạy từ từ chuyển trọng tâm về trước, đồng thời từ từ nâng mông lên bằng hoặc cao hơn vai [từ 10cm trở lên, tùy khả năng mỗi người]. Hai vai nhô về trước vạch xuất phát5 – 10cm để cho trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, mắt nhìn phía trước cách vạch xuất phát 40 – 50cm. Cơ thể có 4 điểm chống trên mặt đường chạy là hai bàn tay và hai bàn chân. Giữ nguyên tư thế đó để sẵn sàng xuất phát khi nghe lệnh.

+ Sau lệnh “Chạy!” [hoặc tiếng súng lệnh], xuất phát được bắt đầu bằng đạp mạnh hai chân. Đẩy hai tay rời mặt đường chạy, đồng thời hai tay đánh ngược chiều với chân [vừa để giữ thăng bằng, vừa để hỗ trợ lực đạp sau của hai chân]. Chân sau không đạp hết, mà mau chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ nhất. Chân phía trước phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ hai.

Chạy lao

Khi hai tay rời khỏi mặt đường là thời điểm bắt đầu chạy lao. Trong chạy lao, điểm đặt chân trước luôn ở sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể [khoảng cách đó giảm dần sau mỗi bước chạy] rồi tiến lên ngang và sau thì vượt lên trước. Cùng với việc tăng tốc độ chạy, độ ngã về trước của thân trên giảm dần, mức độ dùng sức trong đánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai chân đặt trên đường chạy hơi tách rộng rồi giảm dần cho tới khi kết thúc chạy lao mới ổn định gần thành một đường thẳng.
Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy. Bước sau nên dài hơn bước trước ½ bàn chân và sau 9 – 11 bước thì ổn định.

Chạy giữa quãng

Tiếp sau chạy lao là chạy giữa quãng. Nhiệm vụ chủ yếu của chạy giữa quãng là duy trì tốc độ cao đã đạt được trong chạy lao. Trong giai đoạn này, kĩ thuật chạy khá ổn định. Kĩ thuật của chạy giữa quãng có một số đặt điểm sau:

Bàn chân đặt xuống mặt đường chạy có hoãn xung bằng cách đặt từ nửa trước của bàn chân. Điểm đặt chân thường ở phía trước của điểm dọi trọng tâm của cơ thể 30 – 40cm tùy theo tốc độ chạy. Tiếp đó chân chống trước chuyển sang chống thẳng đứng rồi thành đạp sau. Đồng thời với động tác đạp sau là động tác đưa chân lăng về trước. Đùi chân lăng được nâng đủ cao – gần song song với mặt đất. Tốc độ chạy chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả đạp sau, nên động tác đó cần thực hiện chủ động [nhanh, mạnh và đúng hướng]. Để hỗ trợ cho đạp sau, chân lăng cũng phải đưa nhanh và đúng hướng. Đùi chân lăng về trước, chứ không phải là lên cao, để không giảm hiệu quả của lực đạp sau.Ngay khi chân chống trước chạm mặt đường, vai và hông phải chủ động chuyển về trước [giúp cơ thể chuyển nhanh từ chống trước sang đạp sau]. Chuyển động của vai so với hông cũng sole như của tay so với chân. Thân trên ngã về trước khoảng 50.Khi đánh tay, hai tay gập ở khuỷu, đánh sole và phù hợp với nhịp điệu của hai chân. Hai vai thả lỏng, đánh về trước hơi khép vào trong, đánh ra sau hơi mở [nhưng không phải là đánh sang hai bên] để giữ thăng bằng cho cơ thể. Hai bàn tay nắm hờ [hoặc duỗi các ngón tay].

Khi chạy trên toàn cự li cần thở bình thường, chủ động nhưng không làm rối loạn kĩ thuật và nhịp điệu chạy.

Về đích

Khi cách đích khoảng 15 – 20m cần tập trung hết sức lực để duy trì tốc độ. Cố tăng độ ngả người về trước để tận dụng hiệu quả đạp sau. Người chạy hoàn thành cự li 100m khi có một bộ phận của thân trên [trừ đầu và tay] chạm vào mặt phẳng thẳng đứng, chứa vạch đích. Bởi vậy, ở bước chạy cuối cùng, người chạy phải chủ động gập thân trên về trước để cham ngực vào dây đích [mặt phẳng đích] – đây là cách đánh đích bằng ngực. Cũng có thể kết hợp vừa gập thân trên về trước vừa xoay thân để một vai chạm đích – đây là cách đánh đích bằng vai. Không nhảy về đích, vì sẽ chậm – sau khi nhảy lên, cơ thể chuyển động [bay về trước] chỉ theo quán tính, nên tốc độ chậm dần đều. Sau khi về đích cần chạy tiếp vài bước theo quán tính và giữ thăng bằng để khỏi ngã, không dừng đột ngột và không va chạm với người cùng về đích…

- Cách sử dụng bàn đạp: Tùy đặc điểm và trình độ người tập để bố trí bàn đạp cho phù hợp. Thông thường có 3 cách bố trí bàn đạp. HS THPT nên sử dụng cách phổ thông:

+ Cách phổ thông: Bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát 1 – 1,5 độ dài bàn chân và bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài một cẳng chân [gần hai bàn chân] của người chạy.

+ Cách xa: Các bàn đạp được đặt xa vạch xuất phát hơn: Bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát gần hai bàn chân và bàn đạp sau cách bàn đạp trước một bàn chân hoặc gần hơn. Cách này thường phù hợp với người cao, sức mạnh của chân và tay bình thường.

+ Cách gần: Cả hai bàn đạp được đặt gần vạch xuất phát hơn: Bàn đạp trước đặt cách vạch xuất phát gần hai bàn chân [hoặc gần hơn] và bàn đạp sau cách bàn đạp trước chỉ còn 1 – 1,5 bàn chân. Bằng cách này, bằng cách này tận dụng được sức mạnh của cả hai chân khi xuất phát nên xuất phát ra nhanh, nhưng thường phù hợp hơn với những người thấp, có chân tay khỏe. Việc hai chân rời khỏi bàn đạp gần như đồng thời sẽ khó khi chuyển qua dùng sức đạp sau luân phiên từng chân [ở trình độ kém] sẽ có hiện tượng bị dừng sau bước rời bàn đạp.

Dù theo cách nào, trục dọc của hai bàn đạp cũng phải song song với trục dọc của đường chạy.Khoảng cách giữa hai bàn đạp theo chiều ngang thường là 10 – 15cm, sao cho hoạt động của hai đùi không cảng trở nhau [do hai bàn đạp gần nhau quá], cũng không mất bình thường [hướng sang hai bên do hai bàn đạp xa nhau quá]. Bàn đạp đặt trước dùng cho chân thuận [chân khỏe hơn].

Góc độ của mặt bàn đạp: góc giữa mặt bàn đạp trước và mặt đường chạy phái sau là 45 – 50o; bàn đạp sau là 60 – 80o. Đối với HS có thể lực kém thì nên sử dụng bàn đạp xa vạch xuất phát, có góc độ nhỏ hơn

Xem thêm các chủ đề liên quan

Video liên quan

Chủ Đề