Chất lượng nước thích hợp nhất trong ao nuôi cá có độ pH như thế nào

Thú nuôi cá cảnh đang ngày càng được yêu thích. Tuy nhiên để cá cảnh có thể sinh trưởng và phát triển, thì cần phải được nuôi dưỡng trong môi trường có độ PH phù hợp. Vậy độ PH cuả nước nuôi cá cảnh là gì, duy trì ở mức bao nhiêu là hợp lý, hãy tìm câu trả lời trong bài viết sau đây.

Độ PH của nước nuôi cá cảnh

Độ PH của cá cảnh là độ axit hoặc là bazo của nước nuôi cá cảnh

PH là một chỉ số dùng để đo nồng độ của ion H+ có trong dung dịch. Vì vậy, độ PH chính là độ axit hoặc là độ bazơ của nó. Từ đó có thể hiểu, độ PH của nước nuôi cá cảnh chính là độ axit hoặc là độ chua của nước dùng trong bể nuôi cá cảnh. Thông thường độ PH dao động từ 0 -14.

Trường hợp là nước cất thì độ PH = 7, có nghĩa là nước trung tính.

Trường hợp nước có chứa quá nhiều ion H+ thì độ PH 7, nước có tính kiềm cao.

Ảnh hưởng của độ PH của nước nuôi cá cảnh

Tạo điều kiện cho cá cảnh sinh trưởng và phát triển, nên duy trì độ PH ổn định và phù hợp

Độ PH của nước nuôi cá cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển, sinh trưởng của cá, cũng như các loài cây thủy sinh trong bể nuôi cá cảnh. Vì vậy, cần phải duy trì độ PH ổn định và phù hợp với từng loại cá.

Thông thường, cá sinh sống và phát triển trong điều kiện độ PH từ 6 – 8. Tuy nhiên, mỗi loại cá khác nhau sẽ phát triển tốt nhất trong một độ PH nhất định, vì vậy cần phải tìm hiểu và điều chỉnh độ PH trong bể nuôi cá cảnh phù hợp với từng loại cá.

Xem thêm: Cách giảm Ph trong bể cá cảnh

Trong trường hợp, bể cá cảnh có độ PH< 5.5, tức là độ axit trong bể nuôi cá cảnh cao. Khi sinh sống trong điều kiện axit cao, có thể ảnh hưởng đến chất nhờn và hệ hô hấp của cá, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới tình trạng cá chết.

Trường hợp, bể cá cảnh có độ PH > 8.5, tức là độ kiềm trong bể nuôi cá cảnh cao. Khi sống trong điều kiện kiềm cao, có thể làm phá hủy da cũng như mang cá, từ đó làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi oxy cũng như quá trình trao đổi chất. Vì thế cá sẽ chậm lớn hơn bình thường. Không những thế, lượng khí NH3 có trong môi trường kiềm cao có thể gây ngộ độc cho cá, rất nguy hiểm.

Cách đo độ PH của nước nuôi cá cảnh

Để đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho bể cá cảnh của gia đình bạn, cần phải kiểm tra độ PH thường xuyên. Hiện nay, có hai cách để đo độ PH của nước nuôi cá cảnh đó là dung dịch PH test và máy đo PH.

Với dung dịch PH test: bạn có thể mua tại các cửa hàng hiện nay và dễ dàng sử dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, với dung dịch PH test thường có hạn sử dụng nhất định, nếu để quá lâu nên mua cái mới để việc kiểm tra được chính xác hơn.

Với máy đo độ PH: việc kiểm tra độ PH của nước nuôi cá cảnh sẽ trở nên chính xác hơn, tuy nhiên giá thành mua máy đo độ PH lại khá cao.

Một số lưu ý về độ PH của nước nuôi cá cảnh

Độ PH của nước nuôi cá cảnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như cây thủy sinh, hàm lượng khí CO2 hoặc là phân nền…

Để có thể đo độ PH một cách chính xác, cần phải kiểm tra các thiết bị đo xem chúng có hoạt động tốt hay không.

Khi thực hiện việc tăng hoặc là giảm độ PH của nước trong bể nuôi cá cảnh nên tiến hành một từ từ, tạo điều kiện cho cá thích nghi. Không nên tăng hoặc là giảm độ PH một cách đột ngột, làm cá bị sock.

Nên áp dụng các biện pháp tăng, giảm độ PH một cách tự nhiên, hạn chế sử dụng sản phẩm tăng giảm độ PH được bày bán ở ngoài thị trường, nhằm đảm bảo sự ổn định và lâu dài cho bể nuôi cá cảnh.

Trên đây là một số điều cần biết về độ PH của nước nuôi cá cảnh. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích đối với những người có thú chơi cá cảnh, để tạo nên một môi trường thuận lợi cho cá sinh trưởng và phát triển.

PH của nước là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất. Việc kiểm tra và kiểm soát độ PH của nước sẽ giúp bạn có các hướng xử lý nhanh và kịp thời. Vậy đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến độ PH của nước. 

Để kiểm tra độ PH chính xác, biện pháp nhanh và hiệu quả nhất bằng cách sử dụng máy đo độ PH. Hãy tập thói quen này để kiếm soát tốt độ PH trong nước để có những điều chỉnh sao cho phù hợp.

Tính chất nền đất là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ PH của nước. Đất chua phèn hoặc đất chua làm cho độ PH của nước thấp. Khi trời mưa nhiều sẽ làm phèn bị rửa trôi từ trên bờ xuống ao. Nước ngấm trong bờ ao hoặc nước ngoài mương cao hơn nước trong ao làm xì phèn vào ao dẫn đến giảm PH. 

Tảo thực vật thích hợp với độ PH từ 8.0-8.2. Tảo và vi sinh vật sử dụng CO2 nên làm ảnh hưởng đến độ pH của nước.

Nếu tảo nhiều sẽ làm PH biến động lớn, độ PH rất cao, khoảng từ 8,8-9,1 vào buổi chiều. Nhưng khi tảo tàn sẽ làm giảm pH trong ao. Vùng nuôi tôm độ mặn thấp, hoặc nuôi tôm mùa mưa, rong tảo thường phát triển mạnh. Chính vì thế cần đảm bao sự cân bằng giữa tảo và vi sinh vật để làm ổn độ PH.

Thời tiết và khí hậu là yếu tố ảnh hưởng đến độ PH của nước mà ít người có thể kiểm soát được. 

Nước mưa có độ PH thấp, rơi vào khoảng 6.5 - 6.7. Trong khi đó, nước ao có PH từ 7.5 - 8.5. PH nước ao nuôi có thể giảm từ 0.3 -1.5 ngay khi mưa và kéo dài sau đó. Mưa có thể làm giảm nhiệt độ trong ao từ 3 đến 5 độ C nên sức ăn của các loài cá, tôm,…có thể bị giảm hơn mức thông thường.

Ánh sáng ở cường độ lớn và nhiệt độ cao sẽ tạo ra phản ứng hóa học điện ly, phản ứng tách ngược nước H2O thành OH- và H+. Nồng độ H+ trong dung dịch tăng kéo theo độ pH cũng tăng lên.

Ngoài ra, ánh sáng và nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự hòa tan các chất trong nước, ảnh hưởng đến sự hút các chất của các sinh vật. 

Trước tiên, bạn cần xác định độ PH thích hợp cho nước trong ao nuôi tôm ở ngưỡng tốt nhất trong khoảng từ 7,8 - 8,5. Sử dụng máy kiểm tra chất lượng nước để thực hiện thao tác kiểm tra độ PH thường xuyên, cụ thể là máy đo PH. Chỉ sau vài giây, bạn đã có kết quả chính xác và có các hướng điều chỉnh sao cho phù hợp với sự phát triển của thủy sản. 

Xử lý đáy ao:

Cách thông thường và tốt nhất đó là sử dụng vôi sống hoặc vôi tôi để cải tạo đáy ao. Tùy vào độ PH đất mà lượng vôi sử dụng sao cho phù hợp. Nếu PH thấp thì càng phải dùng nhiều vôi và ngược lại.

  • PH>6 bón khoảng từ 300-600kg/ha
  • PH 8,3 vào buổi sáng, có thể dùng đường cát hoặc mật rỉ đường với liều lượng 0,3 kg/1.000 m2, tạt đều khắc ao. Đây được xem là phương pháp hạ pH trong ao nuôi tôm hiệu quả và thân thiện với môi trường.

    Quan sát và điều khiển lại độ tảo trong ao, nếu lượng tảo phát triển quá lớn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ pH trong ao nuôi tôm. Không chỉ có tảo gây ra pH cao mà các loại thực vật thân nổi, có rễ cũng làm tăng pH của nước, vì vậy để hạ độ pH trong ao nuôi cũng cần phải diệt rong, cỏ dại và hạn chế tảo phát triển. sử dụng formol với liều lượng 3 – 4 ml/m3 phun đều quanh ao để giảm mật độ tảo thông qua đó hạ độ pH trong nước thấp xuống.

    Ngoài ra, có thể sử dụng phèn nhôm Al2[SO4]3.14H2O, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì để giảm độ pH của nước hoặc sử dụng thạch cao thô để hạn chế sự tăng pH đột ngột.

    Chạy quạt nước với công suất tối đa 24/24 để đảm bảo cung cấp đủ ôxy cho ao. Mật độ thả thưa thì hàm lượng ôxy là 4 ppm, nhưng mật độ dày thì ôxy phải đảm bảo 6 – 8 ppm.

    Độ trong ảnh hưởng đến biến động của pH, trong quá trình nuôi, nên chủ động điều chỉnh sao cho độ trong chỉ đạt 30 cm, không nên để dưới 25 cm.

    Tăng pH

    Đối với tôm, nếu pH trong ao nuôi xuống thấp rất dễ gặp tình trạng tôm bị dính chân không thể rút ra khỏi vỏ khi lột xác. Trường hợp này thường xảy ra sau thời gian mưa lớn kéo dài. Bởi sau mỗi trận mưa axit từ bờ ao bị rửa trôi, xả xuống làm pH giảm, thậm chí ngay cả khi đáy ao đã được xử lý cải tạo tốt từ ban đầu.

    Trước tiên, những ao thuộc vùng phèn không nên phơi ao quá khô dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài giải pháp bón vôi và phơi ao, làm tăng độ thông thoáng, khoáng hóa lớp bùn đáy ao, có thể bón thêm phân. Trước khi lấy nước vào ao nuôi, dùng phân chuồng bón đáy ao. Lượng phân chuồng dùng khoảng 25 – 30 kg/100 m2 đáy ao.

    Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ao. Trước những cơn mưa lớn cần rải vôi tôi Ca[OH]2 xung quanh bờ ao với lượng 10 – 20 kg/m2 để tránh hiện tượng pH giảm thấp đột ngột.

    Trong trường hợp muốn pH tăng nhanh, nên sử dụng 50 – 100 kg Ca[OH]2, bón  khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa. Hòa tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao, kiểm tra pH rồi có thể tăng liều lượng. Để đo độ ổn định pH chính xác, cần chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ. Cũng có thể sử dụng vôi CaCO3, nhưng tác động tăng pH sẽ chậm hơn.

    Ngoài ra, một số vùng sử dụng các hạt trao đổi ion để nâng pH lên. Tuy nhiên trong ao nuôi tôm, do diện tích quá lớn, nếu dùng loại này, chi phí rất lớn, khiến giá thành sản xuất lên cao, hiệu quả kinh tế thấp.

    Thiết bị đo

    Hiện, các thiết bị đo pH thường được sử dụng bao gồm: Máy đo [để bàn hoặc cầm tay], bút đo, hộp test.

    Máy đo pH để bàn chuyên dùng trong phòng thí nghiệm. Máy đo pH cầm tay được thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt trong mọi thao tác đo. Dùng cốc sạch chứa nước cần đo. Sau khi hiệu chỉnh, nối máy với đầu đo, kiểm tra pin: bật công tắc về on. Mở nút lọ bảo quản, lấy đầu đo ra đưa vào cốc nước cần đo, tránh ngập. Giữ yên máy, chờ 1 – 2 phút để số trên màn hình ổn định rồi đọc kết quả. Rửa đầu đo bằng nước cất hoặc thấm khô trước khi đo tiếp.

    Bút đo pH: có kích thước nhỏ gọn, sử dụng năng lượng pin sạc hoặc pin than đều được, bên cạnh đó là khả năng nổi lên trên mặt nước. Khi sử dụng, cần lắc nhẹ bút, mở nắp điện cực, bật nguồn [on/off], nhúng đầu điện cực bút vào nước cần đo không quá vạch quy định, lắc nhẹ để bọt khí không bám trên đầu điện cực, đọc giá trị pH khi giá trị ổn định trên màn hình. Đo xong nhấn on/off để tắt máy. Rửa đầu điện cực ngay sau khi đo.

    Hộp test pH: Rửa sạch lọ mẫu, cho vào 5 ml nước cần đo. Lắc đều lọ thuốc thử, nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ chứa mẫu nước, đóng nắp, lắc nhẹ rồi so sánh với bảng so màu và xem giá trị pH tương ứng. Sau khi sử dụng, rửa sạch dụng cụ và đóng nắp lọ thuốc thử.

    Video liên quan

Chủ Đề