Câu hỏi trắc nghiệm hóa hữu cơ lớp 9

Bài tập trắc nghiệm hóa học lớp 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Các câu hỏi trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 có đáp án kèm theo nên các bạn có thể kiểm tra lại sau khi làm. Ngoài giải Toán 9 và soạn bài lớp 9, mời các bạn làm thêm các bài tập trắc nghiệm Hóa học 9 của chúng tôi.

2. Hợp chất hữu cơ là hợp chất chứa cacbon trừ một số nhỏ là hợp chất vô cơ như CO, CO$_{2}$, H$_{2}$CO$_{3}$, các muối cacbonat và hidrocacbonat, xianua của kim loại và amoni

3. Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, dễ tan trong nước

4. Số lượng hợp chất vô cơ nhiều hơn số lượng hợp chất hữu cơ vì có rất nhiều nguyên tố tạo thành chất vô cơ

5. Đa số các hợp chất hữu cơ có bản liên kết cộng hóa trị nên dễ bị nhiệt phân hủy và ít tan trong nước

6. Tốc độ phản ứng của các hợp chất hữu cơ thường chậm nên phải dùng chất xúc tác.

  • A. 1,2,3,5
  • B. 2, 4, 5
  • C. 2, 4, 5, 6
  • D. 2, 5, 6

Câu 2: Hợp chất hữu cơ được chia thành mấy loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố:

  • A. cacbon
  • B. hidro
  • C. oxi
  • D. nito

Câu 4: Oxi hóa hoàn toàn 6 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 6,72 lit CO$_{2}$ [đktc] và 7,2 gam H$_{2}$O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 6 gam X là?

  • A. 2,4g
  • B. 1,6g
  • C. 3,2g
  • D. 2,0g

Câu 5: Dựa vào dữ kiện nào sau đây để nói về một chất là vô cơ hay hữu cơ?

  • A. Trạng thái [ rắn, lỏng, khí]
  • B. Độ tan trong nước
  • C. Màu sắc
  • D. Thành phần nguyên tố

Câu 6: Xác định số công thức phân tử của hợp chất hữu cơ A[ gồm C, H và có thể có O], biết tỉ khối hơi của A so với hidro là 29?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 7: Hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ khác nhau ở điểm nào?

  • A. Hợp chất hữ cơ kém bền nhiệt hơn hợp chất vô cơ
  • B. Hợp chất hữu cơ thường chứa C, H và Có thể có O, Cl, S,...
  • C. Hợp chất hữu cơ thường có số lượng nhiều hơn hợp chất vô cơ
  • D. Các đặc điểm trên đều đúng

Câu 8: Theo thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành

  • A. hiđrocacbon và các chất không phải hiđrocacbon.
  • B. hiđrocacbon và các hợp chất chứa oxi.
  • C. hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.
  • D. hiđrocacbon và các hợp chất có nhóm chức.

Câu 9: Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

  • A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.
  • B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCOOH, CH3Br, CH3CH2OH.
  • C. FeCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, CH3Br, CH3CH2Br.
  • D. Hg2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, Na2SO4, CH3CH2Br.

Câu 10: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường

  • A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm
  • B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất
  • C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm
  • D. xảy ra nhanh và tạo ra một sản phẩm duy nhất

Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?

  • A. Al$_{4}$C$_{4}$
  • B. CH$_{4}$
  • C. CO
  • D. Na$_{2}$CO$_{3}$

Câu 12: Liên kết hóa học trong phân tử chất hữu cơ chủ yếu là liên kết

  • A. cộng hóa trị
  • B. ion
  • C. kim loại
  • D. hidro

Câu 13: Để biết cụ thể về số lượng nguyên tử, cách liên kết và thứ tự liên kết các nguyên tử trong một phân tử hợp chất hữu cơ, ta phải dùng công thức nào?

Bài tập trắc nghiệm hóa 9 đầy đủ các chương, các bài, câu hỏi lý thuyết, bài tập hk1, hk2 có đáp án và lời giải chi tiết học sinh có thể làm online

Chương 1. Các loại chất vô cơ

Đây là nội dung đầu tiên của chương trình hóa học lớp 9 cũng là nội dung rất quan trọng trong lĩnh vực hóa học. Chương này bao quát tất cả tính chất hóa học của các oxit axit, oxit bazo, axit, bazo, muối. Học sinh cần phải vận dụng các tính chất đó để áp dụng vào các bài tập: viết phương trình hóa học, nhận biết, bài tập tính toán…

Chương 2. Kim loại

Để học tốt chương 2, học sinh cần trình bày được tính chất vật lí, tính chất hóa học chung và dãy hoạt động của kim loại. Chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn 1 vài kim loại điển hình như nhôm, sắt và hợp kim của sắt. Từ đó rút ra nguyên nhân gây ăn mòn kim loại và tìm ra biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Dạng bài tập chủ yếu của chương này là hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối

Chương 3. Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Ở chương này, học sinh cần nắm được tính chất vật lí, tính chất hóa học của phi kim nói chung và cụ thể là các phi kim điển hình như clo, cacbon, silic và hợp chất của cacbon, silic. Từ tính chất hóa học, vận dụng vào các bài tập thường gặp như CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, clo tác dụng với kim loại. Bên cạnh đó, chúng ta còn được khái quát về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Chương 4. Hidrocarbon. Nhiên liệu

Chương 4 là chương đầu tiên đề cập đến hóa học hữu cơ trong chương trình hóa học trung học cơ sở, vì vậy học sinh cần nắm vững kiến thức để dễ dàng tiếp thu kiến thức các chương sau. Nội dung chính của chương này là mô tả cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế của 1 số hidrocacbon tiêu biểu như: metan, etilen, axetilen, benzen. Ngoài ra, học sinh cũng cần nắm vững tính chất của dầu mỏ, khí thiên nhiên, nhiên liệu

Chương 5. Dẫn xuất của hidrocacbon

Đây là nội dung cuối cùng của chương trình hóa học lớp 9 cũng là nội dung cuối cùng của hóa học trung học phổ thông. Để học tốt chương này, học sinh cần mô tả được cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế của 1 số dẫn xuất hidrocacbon như: rượu etylic, axit axetic, chất béo, glucozo, saccarozo và 1 số polime như: tinh bột, xenlulozo, protein. Từ đó áp dụng vào các bài tập nhận biết, viết phương trình, bài tập tính toán

Chủ Đề