Cải tiến và sáng tạo thiết bị dạy học

Học sinh tìm hiểu công dụng các thiết bị dạy học được cải tiến.

Công trình nghiên cứu "Tích hợp công nghệ vào cải tiến đồ dùng dành cho học tập cấp trung học cơ sở theo định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018" của thầy giáo Lê Thanh Liêm vừa được trao giải ba tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 [2020-2021]. Sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, phát huy sáng tạo của người dạy các môn Vật lý, Công nghệ, Nghề điện dân dụng, thầy Liêm đã chế tạo thành công 10 sản phẩm, đã được thử nghiệm và ứng dụng trong nhà trường, như: Thiết bị đo chiều dài, thể tích, khối lượng đa năng; thiết bị đo áp suất; bộ thiết bị rơi tự do và dao động con lắc đơn; bộ thiết bị trộn mầu ánh sáng; thiết bị đo lực đẩy Archimedes…

Khắc phục tính năng thủ công và các hạn chế của thiết bị hiện có, thầy Liêm đã ứng dụng kỹ thuật, công nghệ để đem lại độ chính xác, nhanh, liên tục theo thời gian thực cho các thí nghiệm. Giới thiệu những cải tiến trong bộ thiết bị rơi tự do và dao động của con lắc đơn, thầy Liêm cho biết, bộ thí nghiệm trong chương trình học hiện nay có độ nhạy của cổng quang học chưa tốt, viên bi dễ bị văng ra xa so với nơi thả rơi tự do, còn bộ thí nghiệm về dao động điều hòa của con lắc đơn thì chỉ tự khởi động được đồng hồ đếm thời gian thông qua cổng quang học. Từ những bất cập đó, thầy đã tích hợp thành một sản phẩm, có ứng dụng cảm biến, bộ vi xử lý, và kết quả đem lại là con lắc dao động ổn định, thiết bị tự đếm thời gian và ngắt khi đủ số chu kỳ đã được chọn trước. Ðối với vật rơi tự do, thiết bị cũng tự điều khiển vật rơi va chạm để tính thời gian rơi. Hoặc như thiết bị trộn màu ánh sáng có ánh sáng rất yếu, học sinh khó quan sát kết quả cũng đã được thầy khắc phục bằng cách chế tạo các nút điều chỉnh cường độ ánh sáng của ba mầu cơ bản là đỏ, xanh lá, xanh da trời và ứng dụng bộ vi xử lý để cho khả năng hiển thị và trộn mầu rõ nét, dễ quan sát hơn.

Công trình đoạt giải đã khẳng định tính mới trên toàn quốc, có khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Việt Nam và mang lại hiệu quả cao hơn so với các giải pháp tương tự đã biết trước đây. Ðể cải tiến một sản phẩm mang lại kết quả cao nhất, thầy Liêm tự đề ra cho mình một quy trình nghiêm ngặt như: Phân tích những hạn chế trong các thiết bị hiện có; xây dựng phương án cải tiến; tìm hiểu các kỹ thuật và công nghệ cần thiết; tiến hành thiết kế và chế tạo; thực nghiệm kiểm tra; đề xuất phương án cải tiến, hoàn thiện sản phẩm. Thầy chia sẻ, phần lớn các ý tưởng sáng tạo đều xuất phát từ gợi ý của giáo viên và học sinh trong trường. Quá trình dạy học gặp khó khăn, giáo viên bộ môn thường trao đổi, cùng bàn luận với thầy để tìm cách giải quyết. Học sinh khi thấy thí nghiệm chưa hiệu quả cũng thể hiện mong muốn có thiết bị thí nghiệm tiện lợi hơn.

Bản thân thầy là giáo viên cốt cán của Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Hậu Giang về triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 cho nên nắm được các nội dung cơ bản của chương trình để sáng tạo các thiết bị đúng mục đích hơn. Từng thiết bị được thầy tính toán để áp dụng dạy các bài học cụ thể của môn Vật lý cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông hiện hành và môn Khoa học tự nhiên cấp trung học cơ sở và môn Vật lý cấp trung học phổ thông của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Thực tiễn áp dụng tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú Him Lam cho thấy, các thiết bị ra đời từ yêu cầu thực tế dạy học đã góp phần đem lại sự thuận tiện, hào hứng cho giáo viên, học sinh trong các giờ thực hành. Ðặc biệt, học sinh khi tiếp nhận các kết quả thí nghiệm trực quan và chính xác đã làm tăng niềm tin vào kiến thức khoa học, phát triển năng lực tự học, tự chủ của các em. Hiện, không chỉ Trường Phổ thông dân tộc nội trú Him Lam ứng dụng các thiết bị, mà các trường khác trong địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng được thầy hướng dẫn để cải tiến thiết bị dạy học.

Tuy nhiên, các thiết bị cải tiến chỉ là những sản phẩm ban đầu, và việc sáng tạo sẽ vẫn còn tiếp tục bởi hoạt động dạy học luôn vận động, đổi mới không ngừng, việc cải tiến các thiết bị dạy học sẽ là nhiệm vụ thường xuyên của các nhà trường. Chính vì điều đó, công trình được giải của thầy Liêm "ăn điểm" ở hạng mục xây dựng một website để lưu trữ toàn bộ phương pháp chế tạo, hướng dẫn sử dụng để mỗi giáo viên, học sinh trên cả nước có thể truy cập dữ liệu "mở" này và có thể sáng tạo nên những sản phẩm hữu ích, phù hợp với điều kiện học của địa phương mình. Thầy Liêm chia sẻ, đây là một xu hướng mới trong thiết kế đồ dùng học tập, bởi nếu trang bị đồ dùng học tập cho các trường phù hợp từng chủ đề và địa bàn giáo dục thì khoản đầu tư rất lớn. Trang web với các quy trình cải tiến đồ dùng học tập sẽ giúp giáo viên bộ môn nâng cấp hoặc chế tạo mới thiết bị với chi phí thấp, từ đó kỳ vọng số lượng và chất lượng các sản phẩm sáng tạo theo từng chủ đề bài học ngày càng được nâng cao. Có thể nói, lan tỏa tình yêu khoa học, công nghệ trong nhà trường và đưa khoa học, công nghệ giải quyết các nhu cầu học tập là mục tiêu lớn nhất của công trình đoạt giải của thầy Liêm.

Sau khi đạt giải thưởng, thầy Liêm tâm sự, sẽ vẫn giữ niềm đam mê nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào cải tiến thêm các thiết bị dạy học và hướng dẫn học sinh tham gia thi các cuộc thi về khoa học-kỹ thuật. Thầy mong mỏi các giải pháp của mình có được sự đầu tư, hợp tác của các doanh nghiệp lĩnh vực thiết bị dạy học để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ dạy học tinh gọn hơn và chế tạo mới các thiết bị khác phục vụ công tác dạy học hiệu quả hơn ■

ÁNH TUYẾT

[LSO] – Thời gian qua, đã có nhiều ý tưởng và các bộ thiết bị dạy học được giáo viên cải tiến, sáng tạo với nhiều mô hình hay, thiết thực,  góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, giúp học sinh thêm yêu thích và hứng thú với môn học.

Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến các đồ dùng, thiết bị dạy học, hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị, trường học phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Các đơn vị quán triệt, triển khai kế hoạch, tổ chức cho giáo viên đăng ký và định hướng những thiết bị có thể cải tiến, cần sửa chữa, cần làm cho từng tổ, nhóm chuyên môn và mỗi giáo viên. Nhiều đồ dùng có sự đầu tư nên có tác dụng rèn luyện kỹ năng, mang tính giáo dục cao, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh.

Giáo viên tham quan các mô hình đồ dùng học tập tự làm tại cuộc thi giáo viên giỏi THPT cấp tỉnh 2018

Đơn cử, thầy giáo Nông Ngọc Linh, giáo viên tin học Trường THPT Bình Gia đã tận dụng những bộ phận của chiếc máy tính đã hỏng, gắn chúng lên tấm bảng gỗ, sắp xếp và chú thích cho từng bộ phận tạo thành bộ đồ dùng thiết bị dạy học trực quan về cấu tạo máy tính. Thầy Linh cho biết: Trong quá trình giảng dạy, giới thiệu về máy tính mà chỉ giảng và giới thiệu cấu trúc máy theo lý thuyết thì quá trừu tượng và học sinh khó hình dung, bởi vậy, tôi đã lên ý tưởng và nhặt nhạnh những bộ phận của máy tính cũ, tạo thành bộ dụng cụ dạy học trực quan giúp các em dễ hình dung và bài học trở nên dễ tiếp thu hơn.

Mô hình “Tế bào thực vật và tế bào động vật” của cô giáo Vũ Linh Chi, bộ môn Sinh học Trường THPT Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn được làm từ các miếng xốp, thùng xốp bỏ đi, khéo léo cắt gọt, tạo hình và sơn màu. Ưu điểm của bộ đồ dùng là rất nhẹ, dễ dàng di chuyển lên lớp, dễ di chuyển trong nhóm; một bộ có thể dùng cho tất cả học sinh trong nhóm, “Với mô hình dạy học sinh động, màu sắc hài hòa, đẹp mắt, sẽ thu hút sự chú ý, theo dõi của học sinh khi giáo viên dạy bài” – Cô Chi chia sẻ.

Được biết, trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT các môn khoa học tự nhiên cấp tỉnh năm học 2018 – 2019, có 136 sản phẩm đồ dùng dạy học được các giáo viên giới thiệu, trong đó 75 sản phẩm được đánh giá có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, dễ làm, dễ sử dụng, ít tốn kém kinh phí, có thể phổ biến rộng rãi trong hoạt động giảng dạy. Những thiết bị dạy học tự làm này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều, tạo động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh. Đồng thời, khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề, định hướng cho giáo viên truyền thụ kiến thức nghiêng về thực hành.

Ông Đặng Hồng Cường, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết: Sự đa dạng, hấp dẫn về hình thức, chất lượng, có tính thẩm mỹ, giáo dục cao của các đồ dùng dạy học tự làm đã khiến các tiết học trở nên sinh động và hiệu quả. Trong khi đó,  chi phí để các thầy cô tạo nên những bộ đồ dùng dạy học có thể nói rất rẻ bởi hầu như vật liệu đều từ phế phẩm nhưng “gói ghém” trong những sản phẩm giáo dục đó là công sức, sự sáng tạo và trăn trở của thầy cô đối với việc truyền đạt kiến thức sao cho dễ hiểu, sinh động đến với học trò. Qua đó, góp phần tạo sự phong phú cho bài giảng, giúp học sinh hứng thú hơn trong việc học và giúp phát triển trí tưởng tượng, tư duy phù hợp với lứa tuổi.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. PHÒNG GIÁO DỤC TP VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS VŨNG TÀU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I- Phần chung : -Tên sáng kiến kinh nghiệm : cải tiến đồ dùng dạy học để nâng cao hiệu quả sử dụng -Họ , tên người viết : Nguyễn Tấn Lập , Chức vụ : Giáo viên đứng lớp . -Đơn vị : Trường THCS Vũng Tàu , Năm học : 2004 – 2005. II- Lý do chọn đề tài : 1. Một số thiết bị, đồ dùng dạy học được cấp phát sử dụng không hiệu quả, nên có nhiều thiết bị đắc tiền cũng phải xếp xó. 2. Khi anh chị em Giáo viên đăng ký tiết dạy tốt hoặc ra hội giảng, thường rất khốn khổ với các thiết bị thí nghiệm không chính xác , dù đã mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đôi khi thí nghiệm vẫn không thành công, có thể trễ giờ hoặc không thuyết phục được học sinh , phản tác dụng giáo dục. III- Mục đích của đề tài : - Cải tiến bộ thí nghiệm sự co dãn vì nhiệt của chất rắn, hiệu quả nhanh trong vòng 3 phút . - Chế tạo loại băng kép hiệu quả nhanh và tiện dụng, có thể cầm tay hoặc lắp vào co nối của giá thí nghiệm, hiệu quả nhanh trong vòng 1 phút. IV- Nội dung đề tài : 1]. Cải tiến bộ thí nghiệm sự co dãn vì nhiệt của chất rắn :
  2. a/ Tình trạng bộ thí nghiệm sự co dãn vì nhiệt của chất rắn đã cấp phát : - Hai lỗ để xỏ chốt ngang có chiều dài bằng bề dầy của đầu thanh thép, khoảng 10mm;  = 4mm. - Đốt nóng thanh thép trên 20 phút mà lực xuất hiện vẫn không làm gãy nỗi chốt ngang bằng thuỷ tinh, mặc dù thuỷ tinh vốn rất dễ gãy , vở. b/ Cách cải tiến, khắc phục : Ta đã biết khi tác dụng lực vào một vật thì có thể làm vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng. Khi vật rắn chịu tác dụng lực mà vẫn đứng yên thì vật sẽ bị biến dạng. Biến dạng của vật rắn có thể thuộc một trong ba dạng là : Biến dạng uốn, biến dạng cắt và biến dạng đàn hồi. Trường hợp chốt ngang thuỷ tinh của bộ thí nghiệm sự co dãn vì nhiệt của chất rắn đã cấp phát do công ty TNHH Hoàng Anh sản xuất, mà Sở GD cấp phát cho các trường là biến dạng cắt khi có lực của thanh thép tác dụng. Mà với cùng một thanh thuỷ tinh, lực làm nó biến dạng cắt để gãy thì lớn hơn gấp nhiều lần lực làm nó biến dạng uốn để gãy, vì thuỷ tinh dòn. Do đó, chúng ta áp dụng cải tiến bộ thí nghiệm sự co dãn vì nhiệt của chất rắn đã được cấp phát bằng cách chuyển biến dạng cắt thành biến dạng uốn như sau : Khoét rộng hai đầu ngoài của lỗ xỏ chốt ngang, dạng 2 hình nón cụt đối xứng nhau, đường kính đáy ngoài 1 = 8mm ; đường kính đáy trong 2 = 4mm, khoảng cách giữa 2 đáy nhỏ của 2 hình nón cụt đối xứng ở trên là khoảng 1 đến 2 mm, như hình sau: 2]. Chế tạo loại băng kép hiệu quả nhanh và tiện dụng: a/ Tình trạng của các thanh băng kép đã cấp phát :
  3. - Đốt nóng trên 5 phút mới cong một ít, nếu làm thí nghiệm chứng minh thì học sinh nhìn từ xa khó nhận biết sự biến dạng đó. - Quá dầy, nặng, cán bằng nhựa cứng và lớn, chỉ để cầm mà không kẹp được bằng kẹp vạn năng và cũng không xỏ được vào co nối của bộ giá thí nghiệm nên không tiện dụng. -Hình thức chế tạo cầu kỳ không đáng, chi phí vật liệu chế tạo cao, không kinh tế mà lại không hiệu quả. b/Cách chế tạo thanh băng kép hiệu quả nhanh, tiện dụng, dễ làm với vật liệu sẵn có ở địa phương : 1. Nguyên vật liệu chế tạo cho mỗi băng kép : -Một ống Inox dài 8cm, đường kính  = 10mm . -Một miếng Tole sắt phế liệu hoặc Inox lá phế liệu, mỏng, lựa loại dầy khoảng 1mm. -Một miếng đồng thau lá phế liệu [ hoặc mua ở tiệm đồ sắt ], mỏng, lựa loại dầy khoảng 1mm . 2. Cách chế tạo băng kép:  Dùng kiềm cắt sắt cắt mỗi miếng kim loại trên theo kích cở : 1,2cm x 14cm.  Hàn bấm điện [ không phải hàn điện bằng que hàn ] dọc theo đường dóng tâm của 2 mếng kim loại đã cắt, với khỏang cách đều đặn giữa 2 mối hàn là 2cm [Xem hình bên dưới ] .  Dùng cưa sắt để cưa xẻ rảnh ở đầu cán inox, sâu vào khoảng 2cm để nhét một đầu thanh băng kép vào rồi hàn dính chúng lại bằng hàn gió đá [hàn bên mặt sắt, không nên hàn bên mặt thau ].  Dùng máy mài phẳng các đường cắt thô bằng kéo thanh băng kép vừa tạo, bo góc và mài bớt sắc cạnh để không cắt vào tay người sử dụng.  Thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng.
  4. Với cách chế tạo trên, tổng chi phí vật liệu và thuê hàn , mài khoảng 15000 đồng / 1 băng kép. V- Những ứng dụng thực tế : VI- Kết luận : Vũng tàu, ngày 20 thàng 3 năm 2005 Người viết SKKN Nguyễn Tấn Lập

Page 2

YOMEDIA

Lý do chọn đề tài : 1. Một số thiết bị, đồ dùng dạy học được cấp phát sử dụng không hiệu quả, nên có nhiều thiết bị đắc tiền cũng phải xếp xó. 2. Khi anh chị em Giáo viên đăng ký tiết dạy tốt hoặc ra hội giảng, thường rất khốn khổ với các thiết bị thí nghiệm không chính xác , dù đã mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đôi khi thí nghiệm vẫn không thành công, có thể trễ giờ hoặc không thuyết phục được học sinh , phản tác dụng giáo dục....

24-06-2011 454 70

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề