Cải cách tổ chức bộ máy trong Công an nhân dân

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Đảng ủy CATW đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành nghiên cứu xây dựng Đề án “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” [Đề án 106].

  • Tinh gọn bộ máy, phát huy hiệu lực, hiệu quả

Quá trình nghiên cứu xây dựng Đề án 106, Đảng ủy CATW đã bám sát, cụ thể hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; quán triệt sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tranh thủ tối đa ý kiến của cấp ủy các địa phương; đồng thời, huy động sự vào cuộc của toàn lực lượng CAND, lãnh đạo chủ chốt và cán bộ lão thành.

Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với sắp xếp lại đội ngũ cán bộ là vấn đề lớn, công việc hệ trọng, phức tạp và nhạy cảm, tác động trực tiếp đến tư tưởng CBCS và nhiều mặt công tác Công an. Quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra: Sắp xếp tổ chức không làm ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và nhiệm vụ chung; tinh gọn bộ máy nhưng vẫn phải bảo đảm đủ nguồn lực để giải quyết công việc; không làm gián đoạn, không gây xáo trộn trong thực hiện nhiệm vụ của Công an các cấp; bảo đảm ổn định tư tưởng, tâm lý của CBCS...

Bộ máy tổ chức Bộ Công an được sắp xếp theo hướng tinh gọn ở cấp Bộ, tỉnh, tăng cường cho Công an cơ sở.

Vì vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện, Đảng ủy CATW luôn bám sát Nghị quyết, Đề án đã được Bộ Chính trị thông qua; chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy một cách đồng bộ, toàn diện, kiên quyết, thận trọng, khách quan, khoa học, vừa làm vừa rút kinh nghiệm; chỉ đạo tổng kết việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và xác định rõ ưu điểm, hạn chế của tổ chức bộ máy CAND ở từng thời kỳ; đồng thời, chỉ đạo cấp ủy các cấp rà soát quy hoạch, cơ cấu lãnh đạo, chỉ huy và biên chế, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nắm bắt tâm tư của CBCS...

Sau hơn hai năm thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tổ chức bộ máy Công an các cấp được tinh gọn, đi vào hoạt động ổn định và từng bước phát huy hiệu lực, hiệu quả. Đây có thể nói là một cuộc cách mạng về tổ chức của lực lượng CAND khi giảm 6 tổng cục, 1 đơn vị tương đương cấp tổng cục, 55 đơn vị cấp cục, 22 Cảnh sát PCCC cấp tỉnh, 7 trường và 1.014 đơn vị cấp phòng. Tính đến ngày 30-9-2020 đã bố trí 43.175 cán bộ Công an chính quy tại 8.621 xã, trung bình bố trí 5 Công an/xã, cơ bản tất cả Công an đơn vị, địa phương đều bố trí Công an xã chính quy. Về tinh giản biên chế, bộ máy, từ năm 2015 đến nay, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã giảm hơn 30.500 biên chế, trong đó thôi phục vụ trước thời hạn 4.100 người; hơn 5.100 người tinh giản theo quy định và số lao động hợp đồng hơn 1.100 người.

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, tập trung, thống nhất, chuyên sâu, không chỉ khắc phục được tình trạng cồng kềnh về tổ chức bộ máy, trùng giẫm về chức năng, nhiệm vụ và sự chia cắt về địa bàn, lĩnh vực quản lý mà còn tạo cơ sở cho việc điều chỉnh, bố trí lại lực lượng, sắp xếp cán bộ, cơ cấu biên chế trong nội bộ Bộ Công an một cách hợp lý. Đó còn là tiền đề để cơ cấu lại đội ngũ cán bộ theo hướng tăng cường chất lượng, chuẩn hóa chức danh và xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực; tạo điều kiện tốt hơn để tập trung đầu tư, hiện đại hóa phương tiện phục vụ công tác và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới.

Đặc biệt, việc chính quy hóa lực lượng Công an xã, thị trấn là chủ trương đúng đắn và cần thiết, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT ở cơ sở, đồng thời tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa lực lượng Công an với nhân dân. Từ đó, lực lượng Công an sẽ gần dân hơn, bám sát cơ sở hơn, chủ động nắm chắc tình hình và giải quyết hiệu quả các vấn đề về ANTT ngay từ cơ sở. Việc bố trí Công an xã chính quy đã tạo ra chuyển biến tích cực về ANTT tại cơ sở, tội phạm và vi phạm pháp luật giảm đáng kể, những vấn đề liên quan lợi ích thiết thân của người dân được giải quyết kịp thời hơn, nhân dân yên tâm và tin tưởng hơn vào lực lượng Công an cơ sở.

Công tác bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH, đấu tranh phòng, chống tội phạm đạt được những kết quả nổi bật. An ninh quốc gia tiếp tục được bảo đảm, các mặt công tác an ninh được triển khai đồng bộ, luôn giữ vững thế chủ động chiến lược, không để bị động, bất ngờ; các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị và hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước được bảo vệ tuyệt đối an toàn; chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các âm mưu khủng bố, phá hoại, hoạt động chống phá của các đối tượng thù địch, phản động và số chống đối trong nước.

Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện quyết liệt; tình hình TTATXH có nhiều chuyển biến tích cực, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án hình sự tiếp tục tăng [năm 2018, đạt 82,58%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 12,58%; năm 2019, đạt 81,93%, vượt chỉ tiêu 11,86%]. Điều tra khám phá các vụ trọng án trong năm 2019, đạt 93,86%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao 3,86%. Từng bước đẩy lùi, làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật [năm 2019, tội phạm về trật tự xã hội giảm 7,39% so với năm 2018; 6 tháng đầu năm 2020 giảm 8,4%  so với cùng kỳ năm 2019]. Những thành tựu đó đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy, lực lượng CAND ngày càng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt.

Có thể khẳng định, thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an là bước đột phá, bảo đảm sự phát triển của lực lượng CAND phù hợp với thực tiễn, đáp ứng theo yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH trong tình hình mới. Thực tiễn hơn hai năm qua đã khẳng định tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy CATW về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”. Đánh giá kết quả đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an, tại Hội nghị Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ngày 4-12-2019, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Lực lượng CAND thực hiện mô hình tổ chức mới đã mang lại hiệu quả các mặt công tác Công an, chất lượng công tác được nâng lên rõ rệt, nhất là trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đã nắm bắt vấn đề kỹ hơn, sâu hơn, toàn diện hơn, chỉ đạo nhanh hơn, kịp thời hơn...”.

Có được thành công đó, trước hết là do trong quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, Đảng ủy CATW luôn tuân thủ nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng CAND; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công tâm; lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp xác đáng. Đó còn là quyết tâm chính trị cao, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng của toàn lực lượng CAND. Trong đó, sự thống nhất cao về tư tưởng và hành động của lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ CAND là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đúng như đồng chí Bộ trưởng, Bí thư Đảng ủy CATW đã khẳng định: “Không có tinh thần dám nghĩ, dám làm, hy sinh lợi ích cá nhân, không có sự quyết tâm chính trị cao thì không thể làm được. Đó là thành công rất lớn, rất nổi bật”.

Thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhiệm vụ bảo đảm ANTT đặt ra còn rất nặng nề. Trước bối cảnh tình hình mới, Đại hội Đảng bộ CATW nhiệm kỳ VII [2020 – 2025] có trọng trách rất lớn, đó là đề ra các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp toàn diện, tiếp tục xây dựng Đảng bộ CATW thật sự trong sạch, vững mạnh; lực lượng CAND thực sự là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân; chủ động nắm chắc tình hình để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp phù hợp trong công tác bảo vệ an ninh trật tự, lợi ích quốc gia, kiên quyết không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

PGS. TS Trần Quang Tám

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trong Công an nhân dân, thời gian qua, Bộ Công an đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện hiệu quả các nội dung về công tác cải cách hành chính, góp phần từng bước hoàn thiện các thể chế, tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự. Trong đó, đã sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động ngày càng hiệu lực hiệu quả; chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ ngày càng được nâng lên, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đã từng bước ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ vào thực hiện các nhiệm vụ công tác, đem lại hiệu quả tốt; các thủ tục hành chính và quy định giải quyết thủ tục hành chính được công khai để người dân biết, thực hiện; công tác tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính khoa học, hiệu quả đảm bảo sự hài lòng của nhân dân; đa phần các phản ánh, kiến nghị của người dân đều được tiếp nhận giải quyết tốt, người dân đồng tình, ủng hộ.

Đồng thời, Bộ Công an cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường rà soát, nghiên cứu đề xuất các phương án nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự thuận lợi cho người dân, tổ chức khi thực hiện. Kết quả, ngày 28/7/2022, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký ban hành Quyết định số 5714/QĐ-BCA-V03 phê duyệt Phương án đơn giản hóa đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công an. Theo đó, Bộ Công an đã đơn giản hóa tổng cộng 172 thủ tục hành chính trên 08 lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự nhằm đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính.

Về đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính trong CAND, sáng 29/10/2021, tại Hội nghị công bố kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính, kết quả đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính năm 2021 và triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trong Công an nhân dân đã nêu rõ: “97,96% người dân hài lòng với sự phục vụ của các đơn vị Công an nhân dân”. Kết quả nêu trên cho thấy, mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của ngành Công an đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ đề ra. Điều đó cho thấy quyết tâm của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an và sự nỗ lực của Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được nâng lên rõ rệt.

​Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội [nguồn: bocongan.gov.vn]

Thực hiện Đề án 06/CP, Bộ Công an đã hoàn thành tích hợp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an 09/11 dịch vụ công bao gồm: Xác nhận số CMND khi đã được cấp thẻ CCCD; Cấp lại, cấp đổi thẻ CCCD; Khai báo tạm vắng; Thông báo lưu trú; Thủ tục làm con dấu mới và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xỉ và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu; Đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy; Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình; Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông. Qua đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, Cổng dịch vụ công Bộ Công an đã tiếp nhận, giải quyết 74.587 hồ sơ, trong đó trả kết quả đúng hạn 74.336 hồ sơ [đạt tỷ lệ 99,66%].


Nhiều thủ tục hành chính đã được cung cấp mức độ 3, 4 trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an [ảnh chụp màn hình]

Đặc biệt, lực lượng Công an các cấp đã tổ chức triển khai 03 tiện ích: Đăng ký xe mô tô, xe gắn máy tại Công an cấp xã; Cấp hộ chiếu phổ thông cho công dân; Cấp mã định danh cho công dân để đăng ký thi trực tuyến. Các chiến dịch trên đã tạo điều kiện thuận lợi, góp phần tiết kiệm thời gian, công sức cho người dân, được dư luận và quần chúng nhân dân đánh giá cao.

Công an tỉnh Kon Tum tập huấn cấp biển số ô tô, xe máy tại cơ sở

Ngoài ra, để triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030 trong Công an nhân dân, Bộ Công an còn tập trung vào 6 nội dung gồm: Cải cách thể chế; Cải cách thủ tục hành chính; Cải cách tổ chức bộ máy; Cải cách chế độ công vụ; Cải cách tài chính công; Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong Công an nhân dân.

Những kết quả trên cho thấy, công tác cải cách hành chính của lực lượng CAND thời gian qua đã có bước chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nền hành chính hiện đại. Tuy nhiên, để góp phần phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác cải cách hành chính, thời gian tới, lực lượng Công an các cấp cần đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ như:

Một là, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cần đề cao vai trò của cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác cải cách hành chính trong đơn vị. Quán triệt đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thực hiện các Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo từng giai đoạn trong lực lượng CAND. Trong đó, phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; nói phải đi đôi với làm và phải có kết quả cụ thể; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để giảm tầng nấc, khâu trung gian; thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu.

Hai là, thường xuyên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến thẩm quyền của lực lượng CAND. Trong quá trình rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phải tham khảo, lấy ý kiến của người dân, tổ chức để đáp ứng yêu cầu, đảm bảo khả thi, hiệu quả. Tiếp tục nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan Công an các cấp trong thực hiện thủ tục hành chính.

Ba là, cung cấp đa đạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất với họ, hướng đến nâng cao tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tăng cường truyền thông và quảng bá về dịch vụ công trực tuyến để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích mang lại từ việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Trong đó chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thụ hưởng.

Bốn là, thường xuyên rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, khẩn trương khắc phục những lỗ hổng bảo mật, lộ lọt thông tin và bảo vệ dữ liệu cá nhân, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính. Cần chú trọng việc đầu tư, trang bị nâng cấp hệ thống phần mềm ứng dụng để phục vụ cho việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước về an ninh trật tự.

Video liên quan

Chủ Đề