Cafe vợt là gì

Với sự phát triển, ngày càng có nhiều cách pha chế cà phê hiện đại tạo ra những ly cà phê thơm ngon mang đậm phong cách Châu Âu. Tuy vậy ở đâu đó trong những con hẻm ở Sài Gòn ta vẫn dễ dàng bắt gặp những quán cà phê mang hình hài cổ xưa với cách pha chế truyền thống. Trong số đó cà phê vợt là loại cà phê sống cùng với lịch sử phát triển của Sài Gòn.

Cà phê vợt là gì.

Là một hình thức pha chế cà phê có từ lâu đời, xuất hiện ở Sài Gòn từ những năm 1950 có thể nói cà phê vợt là một trong những loại cà phê nổi tiếng mang đậm dấu ấn lịch sử của người dân Sài Gòn. Cái tên cà phê vợt được đặt tên một cách bình dị theo dụng cụ để pha chế ra nó, đó là những chiếc vợt làm từ vải mịn, có độ dày và khít.

Hương vị đậm đà, thơm ngon của cà phê là thứ hấp dẫn chinh phục nhiều thực khách khó tính nhất. Thưởng thức cà phê phê vợt đúng chuẩn người Sài Gòn phải mang nét từ tốn, chậm rãi, vừa nhâm nhi vừa cảm nhận sự tinh túy từ tách cà phê. Đây được xem là một nét tao nhã trong thú vui thưởng thức cà phê của người dân Sài Gòn xưa.

Cà phê vợt

Cách pha cà phê vợt ngon đúng vị.

Cà phê vợt là một hình thức pha chế đã có từ lâu tuy nhiên lại có rất ít bạn trẻ biết đến. Để pha chế cà phê vợt tại nhà hoàn toàn là điều có thể, bạn chỉ cần chuẩn bị một số đơn giản sau:

  • Cà phê rang xay nguyên chất thương hiệu 90S Coffee,
  • Vợt lọc vải, nước sôi,
  • Bếp than hoặc bếp củi đều được,
  • Ấm đất để pha chế và giữ hương vị cà phê.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ cần thiết, công việc pha chế cà phê vợt sẽ được thực hiện thông qua 5 bước.

Bước 1: Đun nước và làm nóng ấm đất.

Tiến hành nhóm lửa và đun sôi nước trên bếp, đảm bảo nhiệt độ nước luôn đạt ở mức từ 95 đến 98 độ C để cà phê chiết xuất có độ đậm đà và chuẩn vị. Đặt ấm đất lên bếp để làm nóng trước khi tiến hành quá trình chiết xuất cà phê.

Bước 2: Xử lý bột cà phê.

Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị cà phê đó là nguyên liệu chất lượng và phù hợp. Cà phê dùng để pha chế phải là cà phê sạch nguyên chất 100%. Bột cà phê phải được xay ở mức độ vừa phải, có độ mịn tốt nằm ở mức 2 hoặc mức 2.5 khi xay cà phê. Sau khi đã có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn, tiến hành cho cà phê vào vợt.

Bước 3: Chiết xuất cà phê vợt lần 1.

Để có hương vị thơm ngon đậm đà, cà phê sẽ được chiết xuất 2 lần. Ở lần đầu tiên, đặt vợt lên miệng của ấm đất sau đó chế nước sôi vào. Thao tác ở công đoạn này cần được thực hiện một cách chậm rãi để cà phê được nở đều. Sử dụng thìa cà phê khuấy lớp cà phê trên vải để đảm bảo cà phê không bị đọng lại và chiết xuất cà phê hiệu quả hơn.

Bước 4: Chiết xuất cà phê lần 2.

Để chiết xuất cà phê lần 2 bạn sử dụng nước cà phê đã chiết xuất ở lần 1 và rót lại lần nữa vào vợt chứa cà phê đã chiết xuất lần 1. Giữ nguyên trạng thái khoảng 5 phút để cà phê được chiết xuất hoàn toàn, lúc này bạn sẽ có thể cảm nhận được hương thơm đặc trưng của cà phê rang xay.

Bước 5: Thưởng thức ly cà phê vợt thành phẩm.

 Cà phê được pha chế bằng phương pháp này sẽ khá lỏng bởi đã chiết xuất qua nhiều lần nước nhưng không đồng nghĩa với việc cà phê không đậm đà. Hương vị thơm ngon, tuyệt vời là thứ không ai có thể tranh cãi khi có cơ hội thưởng thức loại cà phê độc lạ này. Để tăng thêm hương vị cho ly cà phê bạn có thể thêm sữa đặc hoặc đường đều rất phù hợp và hòa quyện.

Cách pha cà phê vợt

| Xem thêm: Cách ủ cà phê ngon, Vì sao cần ngâm ủ cà phê trước khi pha

| Xem thêm: Tổng hợp tất cả dụng cụ pha chế cơ bản bạn cần biết 

Top 3 quán cà phê vợt nổi tiếng ở Sài Gòn.

3.1. Cheo Leo Cafe.

Với chặng đường hơn 80 năm tồn tại và phát triển, Cheo Leo Cafe được biết đến là một trong những quán cà phê lâu đời nhất tại TP.HCM cho đến thời điểm hiện tại. Quán tồn tại được qua nhiều thế hệ và nhận được sự yêu thích của nhiều người bởi sự nổ tiếng của món bạc sỉu ngon đúng chuẩn với cách pha chế cà phê rất độc lạ – cà phê pha bằng vợt. Một lý do nữa góp phần giúp cho quán đông khách là bởi vị trí quán được tọa lạc tại trung tâm thành phố với giao thông thuận tiện và đông đúc người qua lại.

Hoạt động trên hình thức cà phê hộ gia đình truyền từ đời này sang đời khác, mặt bằng không quá rộng, không gian trang trí không quá ấn tượng với chỉ vài bộ bàn ghế nhưng quán luôn tạo được sức hút và lúc nào cũng trong tình trạng đông khách. Dù là quán đã có tên tuổi và hút khách nhưng mức giá cà phê ở đây rất hợp lý, chỉ cần bỏ ra số tiền từ 8 ngàn đến 15 ngàn đồng là bạn đã có ngay một ly cà phê đặc biệt được pha chế theo phong cách đặc biệt.

Địa chỉ quán: 109-36 Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3, TP.HCM.

quán cheo leo cafe

3.2. Cà phê vợt Phan Đình Phùng – Vợt Cafe.

Cũng là một quán cà phê lâu đời khác tại TP.HCM, Vợt Cafe là một địa điểm hút khách, đặc biệt là những thực khách yêu thích hương vị đậm đà của cà phê truyền thống. Vợt Cafe có diện tích mặt bằng khá nhỏ, cách bày trí đơn giản không quá chú trọng về nội thất nhưng bù lại không gian lại mang đậm những nét xưa cổ kính hòa mình vào dòng quay của cuộc sống hiện đại chốn Sài Gòn xa lệ không khỏi khiến người ta phải ngồi lại một chút, thưởng thức cà phê và có những phút giây sống chậm.

Với những ly cà phê thơm ngon được pha chế theo cách đặc biệt bạn chỉ cần tốn khoảng 12 nghìn đến 16 nghìn đồng. Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của thời gian, Vọt Cafe còn thêm nhiều loại thức uống khác để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn khi đến quán.

Địa chỉ quán: 330 Phan Đình Phùng, phường 1, Phú Nhuận, TP.HCM.

cà phê vợt phan đình phùng

3.3. Cà phê vợt Ba Lù.

Với những ai sinh sống ở TP.HCM mà có niềm đam mê thưởng thức cà phê chắc không còn quá xa lạ gì với cái tên cà phê vợt Ba Lù. Quán cà phê được nhiều người biết đến với cách pha chế mang đậm nét đặc trưng của người Hoa với hương vị rất đặc biệt được làm theo công thức gia truyền có từ nhiều đời. Một điểm đặc trưng bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi đến quán cà phê Vợt Ba Lù đó là tất cả các công đoạn trong quy trình pha chế cà phê vợt đều được thực hiện hoàn toàn thủ công dựa trên đôi bàn tay khéo léo của người pha chế. Các công đoạn từ chọn lọc cà phê, rang cà phê bằng chảo, đun nước, ủ cà phê, chắt lọc cà phê đều được thực hiện một cách tỷ mỉ và công phu. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên một ly cà phê thơm ngon có hương vị đặc biệt mà chỉ cần ngửi thấy mùi cũng đã cảm thấy phải xuyến xao.

Với sự cầu kỳ và hấp dẫn nhưng mức giá ở đây vẫn rất hợp lý, chỉ với 15 ngàn đồng là bạn có thể đến quán và trải nghiệm những nét mới lạ trong việc thưởng thức cà phê. Nếu bạn có ý định ghé quán thì nên lưu ý quán mở từ rất sớm từ 2 giờ sáng cho đến 17 giờ hàng ngày.

Địa điểm quán:193 Phùng Hưng, phường 14, quận 5, TP.HCM

Trải nghiệm với cà phê Ba Lũ

Lời kết: Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về cà phê vợt và cách pha cà phê vợt đơn giản. Với những địa điểm mà chúng tôi gợi ý mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới mẻ trong việc thưởng thức cà phê. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi chúng tôi trong suốt thời gian qua. Các bạn có thể xem thêm nhiều banmf viết khác của chúng tôi Tại đây nhé

Cà phê vợt nghĩa là gì?

Đây chính loại cà phê được làm ra bằng cách cho bột cà phê vào một túi vải tựa như cái vớ, rồi đem nhúng vào nước đang sôi, đợi cho cà phê ra hết sẽ đổ vào ly cho khách. Cà phê vợt sở hữu hương vị rất đặc trưng, vừa thơm mùi cà phê nguyên chất, vừa có hậu ngọt, mịn và một chút béo.

Cà phê vợt trong tiếng Anh là gì?

Cà phê vợt kiểu Nel Drip Coffee cách pha cafe phổ biến, đơn giản với nhiều ưu điểm: lưu giữ mùi vị đa dạng từ cà phê nguyên chất, cà phê sánh mịn, thơm ngon, mùi vị hấp dẫn.

Cà phê vợt có nguồn gốc từ đâu?

Cà phê vợt hay còn gọi là cà phê kho, cà phê bít tất. Loại cà phê này được người Hoa sống tại Sài Gòn mang vào Việt Nam vào thế kỷ XX. Nó biểu trưng cho sự giao thoa giữa hai nền văn hóa. Thời điểm đó, cà phê phin được xem là loại đồ uống chỉ dành cho tầng lớp trung lưu.

Cafe vợt bao nhiêu tiền?

Giá thành của những ly cà phê này rẻ như cà phê vỉa hè [từ 15.000 - 20.000 đồng], nhưng ai cũng đổ xô mua, là vì chất lượng của nó được chứng thực bằng mắt thấy, tai nghe. Thay vì tạt ngang đường mua những ly cà phê không rõ nguồn gốc, cà phê vợt lại được pha chế tại chỗ, cầm trên tay còn nóng hổi.

Chủ Đề