Cách xử lý vết thương hở cho bé

Rửa vết thương trầy xước cho trẻ là việc làm cần thiết và rất quan trọng giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, tránh nhiễm trùng. Nhưng rửa thế nào cho đúng và an toàn thì không phải cha mẹ nào cũng biết.

Lâm nguy vì vết thương nhỏ không được vệ sinh đúng cách

Trong cuộc sống hàng ngày bất kể ai cũng có thể bị trầy xước da do va chạm, ngã xe hay làm việc nhà… Với trẻ nhỏ lại càng trở nên phổ biến bởi bản tính hiếu động, luôn chân luôn tay. Có lẽ chính vì bị thương như “cơm bữa” nên nhiều cha mẹ chủ quan, bỏ qua những vết thương nhỏ mà không chú trọng rửa vết thương trầy xước đúng cách khiến trẻ gặp phải những hiểm nguy không lường trước.

Một trong những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi xử trí vết trầy xước ở trẻ là dùng oxy già rửa vết thương khiến các tế bào mô kết nối bị phá hủy làm vết thương khó lành hơn.

Ngoài ra, rắc thuốc kháng sinh, đắp lá thuốc, bôi povidine đậm đặc… và quan niệm “để hở vết thương cho vết thương mau khô lành” cũng đem đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ: đau nhức, viêm nhiễm, nhiễm trùng, sưng tấy, thậm chí hoại tử da.

Dùng oxy già, cồn iot, dầu gió hay kem đánh răng lên vết thương hở của trẻ sẽ gây nhiễm trùng

Lại có nhiều cha mẹ nghe theo phương pháp dân gian bôi cả nước mắm, dầu gió, xà bông bột, kem đánh răng, kem dưỡng da các loại… lên vết thương hở của trẻ gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các chuyên gia cũng đặc biệt khuyến cáo cha mẹ, từ một vết trầy xước cực kỳ nhỏ của trẻ nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây nên những hậu quả to lớn. Do đó, nếu không biết cách xử trí cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc tự trau dồi kinh nghiệm cho mình, tuyệt đối không nên tự ý áp dụng các phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng về an toàn và hiệu quả.

Rửa vết thương trầy xước cho trẻ như thế nào cho đúng?

Rửa vết thương trầy xước cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng, được thực hiện ngay khi trẻ bị trầy xước. Nếu áp dụng đúng phương pháp, vết trầy xước sẽ được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và hạn chế sự xâm nhập của chúng tới vết trầy xước, từ đó giúp vết trầy xước nhanh lành, hạn chế để lại sẹo và những biến chứng nguy hiểm.

Vậy, rửa thế nào cho đúng, cho an toàn và đem lại hiệu quả? Đọc ngay những hướng dẫn của chuyên gia mẹ nhé.

Rửa bằng nước sạch giúp giảm nhanh đau đớn, làm trôi đất cát, dị vật

Bước 1: Rửa vết thương bằng nước sạch bằng cách vặn vòi cho chảy liên tục lên vết thương. Bước đầu tiên này sẽ giúp trẻ giảm nhanh cảm giác đau đớn, đồng thời dòng nước chảy sẽ làm trôi đi đất cát, dị vật bám vào vết thương.

Bước 2: Rửa lại vết thương lần nữa bằng nước muối sinh lý hoặc dùng kết hợp với dung dịch Povidine pha loãng. Bạn cũng có thể dùng dung dịch sát khuẩn Betadine. Chú ý rửa nhẹ nhàng tránh làm bé bị đau, hoặc khiến vết thương bị chảy máu. Tuyệt đối không dùng oxy già hay cồn iot để rửa các mẹ nhé.

Bước 3: Dùng khăn sạch nhẹ nhàng thấm khô .

Bước 4: Thoa một lớp gel dầy Oatrum Kids lên vết thương của trẻ. Các thành phần chiết xuất từ thảo dược tự nhiên sẽ nhanh chóng thẩm thấu sâu xuống da, phát huy tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa, đồng thời tạo nên lớp màng bảo vệ da trẻ khỏi các tác động bên ngoài và tái tạo nhanh làn da bị tổn thương.

Oatrum Kids gel không chứa hóa chất bảo quản, chất tạo mùi, Corticoid nên an toàn tuyệt đối cho làn da nhạy cảm của trẻ. Nên sử dụng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng để nhanh chóng thấy hiệu quả.

Dùng gạc vô trùng đắp lên vết trầy xước giúp mau lành, hạn chế sẹo xấu

Bước 5: Đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo giúp bảo vệ vết trầy xước, không đau, không đóng mày khô, mau lành và hạn chế sẹo xấu. Không nên quấn vết thương quá chặt khiến máu khó lưu thông.

Bước 6: Mỗi ngày nên thay băng, rửa vết thương trầy xước và thoa thuốc đều đặn cho bé.

Lưu ý: Với những vết trầy xước nặng, sưng đau, có mủ kéo dài trên 2 ngày cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời điều trị, tránh nhiễm trùng.

Xem thêm:

  • Vết thương trầy xước chảy nước ở trẻ
  • Vết trầy xước bôi thuốc gì

Trong cuộc sống hàng ngày, các vết thương hở dễ dàng xuất hiện do va chạm, tai nạn,… Với trẻ nhỏ, tình huống này lại càng phổ biến hơn bởi bản tính hiếu động của bé. Việc lựa chọn loại thuốc nào cho vết thương hở của trẻ cũng chính là nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc cha mẹ. Đừng quá lo lắng, bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho cha mẹ 5 loại thuốc và kem bôi vết thương hở an toàn, hiệu quả cho bé.

Các loại vết thương hở thường gặp ở trẻ em

Những vết xước nhỏ, trầy da, hay vết cắt xuất hiện thường xuyên và trở thành một phần không thể tránh khỏi trong tuổi thơ của bé. Từ những hoạt động thường ngày như chạy nhảy, vui đùa, hay leo trèo dẫn đến té ngã, va chạm khiến trẻ dễ dàng bị tổn thương. Vết thương hở của trẻ tương đối đa dạng, từ những vết xước ngoài da cho đến vết cắt, vết thương chảy máu,…

Các loại vết thương hở thường gặp ở trẻ em

Nguyên nhân dẫn đến những vết thương kể trên là do:

  • Da trẻ trầy xước do bị chà xát, ma sát mạnh với bề mặt thô ráp, xù xì.
  • Vết thương do đâm phải các đầu nhọn như kim khâu, đầu kim tiêm,…
  • Các vết thương, vết rách da do trẻ va đập mạnh, hay bị tai nạn.
  • Vết thương do các vật sắc nhọn như kéo, dao, mảnh thủy tinh, mảnh kính vỡ,…
  • Vết thương do mổ, sau khi phẫu thuật.

Dẫu cho bạn có dặn dò kỹ lưỡng, trông coi cẩn thận thì trẻ vẫn rất dễ gặp phải các tổn thương. Bởi vậy, cha mẹ nên quan tâm, tìm hiểu những sản phẩm có tác dụng điều trị vết thương hở hiệu quả, an toàn cho bé. Điều này giúp trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.

Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi vết thương hở cho trẻ em

Trên thị trường hiện nay, có vô vàn các loại thuốc và kem bôi vết thương hở dành cho trẻ em. Mỗi loại sản phẩm có những ưu, nhược điểm khác nhau, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sự thoải mái cho bé khi sử dụng sản phẩm. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ còn yếu và dễ xuất hiện tình trạng kích ứng da. Vậy, cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm phù hợp cho bé như thế nào?

Chọn thuốc sát trùng vết thương hở

Làm sạch vết thương là bước đầu tiên trong quá trình chăm sóc vết thương hở cho trẻ. Dung dịch sát trùng vừa giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết khỏi vùng tổn thương, vừa làm sạch bề mặt để các thuốc điều trị phát huy hiệu quả tốt hơn.

Lựa chọn dung dịch sát khuẩn vết thương cho bé

Tuy nhiên, nếu lựa chọn loại thuốc sát trùng không phù hợp có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Các dung dịch sát trùng vết thương truyền thống như cồn y tế, nước oxy già tuy có tác dụng kháng khuẩn mạnh, nhưng dễ khiến làn da vốn đã mỏng manh của bé dễ bị tổn thương, gây đau xót, khiến vết thương hở lâu khỏi hơn.

Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý chỉ lựa chọn các dung dịch sát trùng dịu nhẹ, đảm bảo lành tính và an toàn cho da bé, tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Chọn thuốc đặc trị vết thương hở

Để vết thương hở của trẻ chóng lành, đảm bảo không xuất hiện nhiễm trùng, mưng mủ là điều quan trọng nhất. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, phòng ngừa nhiễm trùng vết thương hở vô cùng hiệu quả. Các loại thuốc bôi vết thương hở có chứa kháng sinh cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Cha mẹ cần lưu ý rằng, kháng sinh chỉ có tác dụng diệt khuẩn khi được sử dụng theo đường uống, dạng thuốc bôi và hoàn toàn không có tác dụng khi rắc lên vết thương. Rắc bột kháng sinh lên vết thương là sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải. Điều này khiến vết thương bị bịt kín, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nặng hơn là gây tình trạng dị ứng thuốc ở trẻ em.

Cha mẹ cần lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh trị vết thương hở cho bé

Tiêu chí chọn các loại thuốc khác

Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm để giảm viêm và cảm giác đau khi trị liệu. Vết thương hở của trẻ thường được chỉ định nhóm thuốc chống viêm đường bôi có chứa corticoid.

Review 5 loại thuốc và kem bôi vết thương hở dành riêng cho bé!

Gel bôi vết thương hở cho trẻ em nhanh liền da Skin Cool

Gel bôi Skin Cool có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam và được bào chế dưới dạng tuýp 10g. Thành phần chính trong mỗi tuýp bao gồm Sucralfate, Silver nitrate với giá thành giá rẻ, khoảng dưới 30.000đ/tuýp.

Gel bôi vết thương hở Skin Cool dành cho trẻ em

Trong đó, Sucralfate làm kích thích tăng sinh tế bào, đẩy nhanh quá trình lên da non, giúp vết thương mau lành và hạn chế để lại sẹo. Ngoài ra, sản phẩm có tác dụng sát khuẩn và chống viêm, giúp vết thương hở  không bị nhiễm trùng nhờ Silver nitrate. Thành phần an toàn, dịu nhẹ ngay cả với làn da của bé, do vậy cha mẹ hoàn toàn an tâm sử dụng cho con.

Cách sử dụng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, vùng vết thương hở cho trẻ.
  • Sau khi đã làm sạch vết thương, bạn lấy một lượng gel vừa đủ và thoa lên vết thương hở cho bé. Nên duy trì mỗi ngày với tần suất 3 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Thuốc mỡ trị vết thương hở Neosporin dành cho bé

Sản phẩm được sản xuất tại Mỹ với 2 dung tích là 14,2g và 28,3g cho cha mẹ lựa chọn. Công thức của sản phẩm là sự kết hợp của Bacitracin 500mg, Neomycin 3,5mg, Pramoxine HCl và Polymyxin B cùng tá dược vừa đủ.

Thuốc bôi vết thương hở cho trẻ Neosporin

Ưu điểm của Neosporin là vừa giúp diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng, vừa có tác dụng giảm đau kháng viêm và có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với trẻ em dưới 2 tuổi, cha mẹ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách sử dụng: Sau khi vết thương được làm sạch và sát trùng, bạn dùng bông sạch thấm khô và thoa một lớp mỏng thuốc mỡ cho bé. Có thể băng vết thương lại nếu cần.

Giá thành sản phẩm cao hơn khá nhiều so với sản phẩm khác, dao động khoảng 250.000đ cho tuýp 14,2g và 400.000đ cho tuýp 28,3g.

Kem bôi trị vết thương hở cho trẻ Panthenol

Tuýp kem bôi Panthenol được sản xuất tại Việt Nam và được bào chế dạng tuýp khối lượng 20g. Sản phẩm có thành phần chính là D-panthenol cùng tá dược vừa đủ. Công dụng chính của tuýp kem là giúp cung cấp độ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da cho trẻ. Từ đó, làm dịu da, giảm bớt cảm giác đau rát, ngứa ngáy của bé. Sản phẩm có giá bán dao động khoảng 20.000đ/tuýp.

Kem bôi vết thương hơ Panthenol

Cách sử dụng: Sau khi làm sạch vết thương hở, bạn lấy lượng kem bôi và thoa mỏng vào vùng da bị tổn thương. Bạn nên bôi kem cho trẻ tối thiểu là mỗi ngày 1-2 lần hoặc có thể nhiều hơn nếu cần.

Lớp da được hồi phục từ bên trong sẽ giúp các sản phẩm đặc trị dễ dàng thẩm thấu và có hiệu quả. Nếu bạn dùng cùng các loại thuốc bôi ngoài da khác, nên bôi sản phẩm 30 phút trước khi sử dụng thuốc còn lại.

Thuốc bôi trị vết thương hở cho trẻ em Zinksalbe Dialon

Sản phẩm Zinksalbe Dialon có 2 tác dụng chính là kháng khuẩn, đồng thời làm dịu, cung cấp độ ẩm cho da, chữa lành các thương tổn trên da bé nhanh chóng. Về nguồn gốc, sản phẩm được nhập khẩu từ Đức, với giá bán dao động khoảng 190.000đ cho 1 tuýp 25g.

Kem bôi vết thương hở Zinksalbe Dialon

Thành phần có chứa kẽm giúp sát trùng và ức chế vi khuẩn, qua đó ngăn ngừa viêm nhiễm vùng vết thương hở. Sản phẩm giúp làm mát, làm dịu vết thương tức thời, không gây cảm giác bết dính, ngứa ngáy. Đặc biệt là công thức an toàn, không chứa các chất gây hại đến da, dịu nhẹ ngay cả với làn da mỏng manh của trẻ.

Chăm sóc vết thương hở cho bé với bộ đôi dung dịch Nacurgo!

Khắc phục nhược điểm của các dòng sản phẩm truyền thống, bộ đôi dung dịch sát khuẩn vết thương và dung dịch băng vết thương dạng xịt Nacurgo ra đời mang đến giải pháp chăm sóc vết thương hở an toàn, dịu nhẹ với làn da của trẻ.

Dung dịch sát khuẩn vết thương Nacurgo [chai xanh] dịu nhẹ với làn da trẻ

Sát trùng vết thương là bước quan trọng, ảnh hưởng lớn khả năng hồi phục tổn thương. Dung dịch rửa và làm sạch vết thương hở Nacurgo với thành phần chính là nước điện hóa chứa các ion và chất oxy hóa giúp diệt vi khuẩn và loại bỏ dịch nhầy, làm sạch bề mặt vết thương nhanh chóng, dịu nhẹ cho trẻ. Ngoài ra sản phẩm còn bao gồm các chiết xuất thiên nhiên như trà xanh, tràm trà, lá trầu, nghệ trắng,… giúp làm dịu vết thương, tái tạo da tự nhiên và ngăn ngừa sẹo để lại.

Dung dịch Nacurgo sát khuẩn vết thương hở cho bé

Cách sử dụng dung dịch sát trùng vết thương Nacurgo:

  • Cha mẹ tưới trực tiếp dung dịch Nacurgo lên vùng vết thương hở hoặc có thể dùng gạc sạch thấm dung dịch và chấm nhẹ lên vết thương.
  • Nên rửa thường xuyên khoảng 1- 2 lần/ ngày.

Cha mẹ nên tưới dung dịch và lau nhẹ tay tránh gây cảm giác đau, xót vì da bé tương đối nhạy cảm. Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đối với vết thương hở có nguy cơ cao, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng thuốc bôi đặc trị chứa thành phần kháng sinh. Sau khi đã đảm bảo vết thương được làm sạch, sát trùng cẩn thận, cha mẹ lấy lượng kem, thuốc bôi vừa đủ thoa đều lên vùng tổn thương của bé.

Băng vết thương cho bé bằng màng sinh học Nacurgo [chai vàng]

Với sự hiếu động, vận động luôn tay luôn chân của bé, cha mẹ cần thêm một thao tác nữa là băng vết thương cho bé. Băng vết thương giúp tạo lớp hàng rào tối ưu, ngăn cản vết thương tiếp xúc với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Từ đó, nếu được bảo vệ tốt, vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng. Thay vì sử dụng băng gạc truyền thống khiến vết thương bí bách, lâu khỏi, gây cảm giác khó chịu cho bé, bạn có thể sử dụng dung dịch tạo màng sinh học bảo vệ vết thương Nacurgo.

Băng vết thương cho bé bằng Màng sinh học Nacurgo

Dung dịch bảo vệ vết thương Nacurgo với công nghệ tạo màng sinh học hiện đại, giúp bảo vệ vết thương của trẻ khỏi sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Màng sinh học còn đóng vai trò là một màng phân phối thuốc hữu hiệu giúp lưu giữ và giải phóng đều đặn hoạt chất qua da, giúp làm tăng hiệu quả của thuốc đặc trị vết thương hở.

Ngoài ra, thành phần tinh chất Nano Curcumin và tinh chất trà xanh Camellia sinensis mang đến 2 tác dụng chống viêm, kháng khuẩn dịu nhẹ cho bé, đẩy nhanh tốc độ hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ hình thành sẹo thâm gây mất thẩm mỹ sau này.

Cách sử dụng: Sau khi đã sát khuẩn và bôi thuốc [theo chỉ định của bác sĩ], cha mẹ chờ cho bề mặt vết thương khô. Sau đó, cha mẹ xịt dung dịch màng sinh học lên vết thương hở của trẻ, màng sinh học sẽ nhanh chóng khô lại tạo thành một lớp màng bao bọc lấy tổn thương của bé. Sau khoảng 4 – 5h màng sinh học có thể tự phân hủy, bạn có thể xịt lại một lớp màng mới tương tự đè lên màng cũ để hoàn tất.

Để tìm mua sản phẩm Nacurgo ở các hiệu thuốc trên toàn quốc có thể XEM TẠI ĐÂY

Để đặt hàng online giao tại nhà với giá niêm yết BẤM VÀO ĐÂY

Lưu ý khi dùng thuốc bôi vết thương hở cho trẻ

Trong suốt quá trình chăm sóc, điều trị vết thương hở cho bé, cha mẹ nên lưu ý kiểm tra tình trạng hồi phục của vết thương cho bé hàng ngày. Đồng thời, cha mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau:

  • Trẻ quấy khóc do vết thương sưng đau, hoặc lên cơn sốt cao.
  • Vết thương sưng đỏ, có kèm chảy dịch mủ, có mùi hôi.
  • Vết thương thay đổi màu sắc, chuyển sang tím đỏ và ngày càng lan rộng hơn.
  • Trẻ nổi mẩn đỏ, dị ứng, nổi phát ban hay quá trình điều trị không tiến triển.

Như vậy, chăm sóc vết thương hở cho bé cần sự cẩn thận, tỉ mỉ từ cha mẹ. Tùy vào vị trí và tình trạng vết thương hở để cha mẹ lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất dành cho bé. Kết hợp các loại thuốc, kem bôi tại chỗ cùng bộ đôi sản phẩm của Nacurgo vừa giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị, vừa giúp hạn chế nguy cơ hình thành sẹo thâm cho bé về sau. Hy vọng bài viết đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc vết thương cho bé tốt hơn.

Video liên quan

Chủ Đề