Cách xử lý khi con bị cô giáo đánh

Vừa qua, việc bà Lê Thị Cúc [giáo viên dạy THPT ở Đà Nẵng] xông vào trường Tiểu học và THCS Đức Trí tát một nữ giáo viên vì cho rằng cô này làm xước má con mình.

Cô giáo bị bà Cúc tát không phải người gây thương tích cho em H.G [học sinh lớp 3], con bà Cúc, khiến dư luận phẫn nộ về cách xử sự của người tự nhận có 18 năm đứng trên bục giảng.

Giáo viên xông vào trường tát cô giáo

Một phụ huynh có thâm niên 18 năm trong nghề giáo đã xông đến trường tát vào mặt cô giáo đang làm nhiệm vụ trả học sinh.

06:15 19/10/2016

Cô giáo sai

Nhận định về sự việc, bà Hương Thu – Giám đốc Trung tâm cung cấp giải pháp hỗ trợ bà mẹ và trẻ em – cho rằng việc giáo viên có hành vi xâm phạm thân thể học sinh là sai. Dù việc đánh vào vai rồi làm xước má học sinh chỉ là vô tình, hành động đó cũng khó chấp nhận.

“Trong trường hợp này, nhà trường phải chủ động thông báo về gia đình, cô giáo phải xin lỗi học sinh và phụ huynh nếu vô ý. Giáo viên làm được điều này, gia đình học sinh sẽ bình tĩnh hơn để giải quyết sự việc.

Vấn đề ở chỗ cách cư xử của cả hai bên đều không đúng, đặc biệt với cương vị của giáo viên. Đáng ra, hai bên cần bình tĩnh và xử lý một cách văn minh, việc chậm trễ nhận lỗi đã gây ra hậu quả đáng tiếc”, bà Thu cho biết.

Theo bà Hương Thu, việc làm náo loạn cả trường của bà Cúc càng không thể hiện sự văn minh, đúng với tư cách của nhà giáo lâu năm trong nghề. Người mẹ làm ầm lên khi chưa biết đúng sai là không nên.

Việc đánh nhầm người khiến thân thể, danh dự, nhân phẩm nghề nghiệp của nạn nhân bị xúc phạm. Dù sau đó, cô giáo bị đánh đã được minh oan, tâm lý của nữ giáo viên vẫn bị tổn thương, cảm thấy xấu hổ vì bị hạ nhục trước mặt người khác.

Cô Nguyễn Mỹ Duyên – giáo viên trường THCS Hải Đình [Quảng Bình] - cho biết trong xã hội hiện nay, giáo viên phải rèn luyện học sinh bằng nghiệp vụ sư phạm, bằng lời nói và sự thuyết phục.

“Không ai chấp nhận giáo viên đánh học sinh. Thầy cô cần uốn nắn các em bằng lý lẽ, lời nói. Những tác động cơ thể có thể khiến các em sợ chứ không thể giúp học trò nên người”, cô giáo trẻ nói.

'Mẹ xông vào trường tát cô giáo sao dạy được con nữa'

“Cha mẹ thấy con mình bị đánh là lập tức lên trường xử lý giáo viên. Những người này tưởng thế là thương con nhưng thực ra họ đang làm hỏng đứa trẻ”, bạn đọc Cấm Nguyễn nhận định.

06:16 20/10/2016

Phụ huynh cần làm gì khi con bị đánh?

Bà Hương Thu nêu quan điểm phụ huynh nên bình tĩnh trước sự việc. Khi con mình có vấn đề, người lớn cần tìm hiểu câu chuyện từ phía con, sau đó hỏi lại giáo viên.

Nếu người gây thương tích cho con không phải giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh cần lắng nghe ý kiến của cô chủ nhiệm để tìm cách giải quyết. Nếu chưa thỏa đáng, cha mẹ mới nên phản ánh lên ban giám hiệu và yêu cầu giám sát hành vi của cô giáo. Như vậy, phụ huynh sẽ góp phần ngăn chặn hành động bạo lực của giáo viên, để không em nào bị đánh nữa.

"Không nhất thiết trường hợp nào cũng đòi kỷ luật nặng hay đuổi việc cô giáo, cũng không cần làm rùm beng, thái quá. Trường hợp con hoặc các bạn khác vẫn bị đánh [rất dễ điều tra vì các con đã học lớp 3] thì sẽ kiên quyết yêu cầu nhà trường xử lý và kỷ luật cô giáo", bà Thu nhận định.

Trường Tiểu học và THCS Đức Trí. Ảnh: Công An TP.HCM.

 

Cô giáo Mỹ Duyên cho rằng có lẽ, vì quá thương và xót con, bà chị Cúc mới nổi nóng như vậy. Việc đòi hỏi công bằng, bảo vệ con là đúng nhưng ít nhất nữ phụ huynh nên nói chuyện với cô giáo xem sự tình như thế nào rồi mới tìm cách giải quyết.

Chị Nguyễn Thị Thu Thảo - phụ huynh tại Đà Nẵng - bày tỏ: “Ở nhà nhiều khi mình cũng đánh con. Trường hợp cô giáo đánh bé ở TP.HCM, tôi không biết sự việc xảy ra như thế nào, em bé lúc đấy hư đến đâu mà khiến cô bức xúc đến vậy. Cá nhân tôi đồng ý việc cô giáo đánh nếu bé quá hư, nhưng chỉ để cảnh cáo, dọa thôi, chứ đánh nặng tay thì không chấp nhận được".

Người mẹ này cũng cho hay chị không đồng ý với cách phụ huynh lên trường tát cô giáo.

"Tất nhiên, ai trong hoàn cảnh đó cũng bức xúc nhưng chúng ta cần tìm hiểu kỹ sự việc từ bé, cô giáo rồi báo cáo nhà trường giải quyết. Đánh cô giáo như vậy không giải quyết được vấn đề gì. Tôi chưa gặp trường hợp như vậy bao giờ", phụ huynh này nói.

Chị Nguyễn Thúy - một phụ huynh tại Hà Nội - đồng quan điểm hành động phụ huynh đánh cô giáo là sai hoàn toàn.

"Truyền thống của người Việt là tôn sư trọng đạo, không phải cứ bức xúc là đánh cô giáo, thậm chí đánh nhầm như vậy được", chị Thúy chia sẻ.

'Không kiềm chế được hành động thì đừng làm cô giáo'

Nhiều độc giả cho rằng việc một phụ huynh có thâm niên 18 năm trong nghề giáo xông đến trường tát vào mặt cô giáo là cách hành xử không văn minh, tổn hại tâm lý trẻ nhỏ.

Đứa con dứt ruột đẻ ra, ông bố bà mẹ nào không đau lòng khi con bị làm tổn thương. Nhưng ứng xử của cha mẹ hết sức quan trọng cho sự định hình nhân cách cả cuộc đời của con.

1. Chúng ta cần thống nhất với nhau rằng trong một xã hội phải có pháp luật để giới hạn hành vi của các cá nhân. Trong một tập thể cần có các quy ước để các thành viên tôn trọng và chung sống hòa hợp. Vậy thì trong trường học hay một lớp học, cần có những quy định được đặt ra để duy trì nề nếp. Chế tài là điều cần phải có trong mọi cộng đồng. Điều quan trọng, chúng ta cần xây dựng nội quy đó phù hợp, khoa học, mang tính giáo dục. Và đã là “luật” thì không phân biệt ai, đừng đợi đến lúc con mình bị phạt thì mới lên tiếng rằng hình phạt đó không phù hợp.

2. Khi đưa con đến trường học, hãy xác định rằng việc con được thưởng hay bị phạt đều là những hiện tượng bình thường con sẽ phải đối mặt. Để từ đó dạy con rằng con phải tuân thủ quy định lớp học, nghiêm túc học tập tại trường, nếu không con sẽ bị thầy cô phạt. Khi con “méc” thầy, cô giáo đánh, nặng lời với con hay bất kỳ hình phạt nào khác hãy cố gắng kiềm chế cảm xúc tiêu cực tốt nhất có thể, cố gắng bình tĩnh hỏi con sự tình vì sao thầy, cô phạt con?

3. Tìm hiểu bản chất sự việc. Con bạn có thể chưa nói hết hay chưa nói đúng sự thật về việc bị trách phạt bởi tâm lý muốn giảm nhẹ lỗi của mình. Hãy tìm hỏi vài người bạn khác của con hay cán sự lớp. Và sau đó, đến gặp thầy cô đó để hỏi.

Hãy luôn giữ hình ảnh thầy cô thật đẹp trong mắt trẻ, bởi nếu không ai sẽ dạy dỗ các bé nên người? Hình ảnh mang tính chất minh họa.

4. Hãy luôn thể hiện sự tôn trọng nhất định khi tiếp xúc với thầy cô bởi hai lẽ: thầy cô có thể phạt trò vì có lòng muốn trò tiến bộ, có tâm muốn cải biến trò thành đứa trẻ tốt. Nếu hình phạt của thầy cô đến từ việc thiếu kiềm chế cảm xúc, phản giáo dục, thì thái độ thẳng thắn nhưng chừng mực của phụ huynh sẽ khiến thầy cô phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề. Đồng thời trao đổi với thầy cô giáo về tâm tính của con để cùng thầy cô tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, trong đó có cả các hình phạt thích hợp. Thường xuyên liên lạc với giáo viên để phối hợp với thầy cô trong việc giáo dục con.

5. Nói với con điều gì khi con bị thầy cô đánh, phạt? Sau tất cả những tìm hiểu và cư xử với thầy cô giáo, việc quan trọng là cha mẹ phải nói chuyện với con mình. Phân tích cho con về lỗi con mắc phải ở trường, hỏi con vì sao con thường mắc lỗi đó và cùng con tìm cách khắc phục lỗi này. Cha mẹ có thể thẳng thắn nói với con rằng thầy cô phạt con bạo lực là không đúng, nhưng đừng hạ thấp hay mạt sát thầy cô. Khi hình ảnh về thầy cô xấu xí trong mắt trẻ, còn ai dạy được trẻ nên người?

6. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, “ăn miếng trả miếng” với thầy cô giáo là điều không nên. Nếu con em bạn bị tổn thương nghiêm trọng vẫn luôn có cách giải quyết thông qua hội phụ huynh, hội đồng nhà trường. Lý do quan trọng nhất, đó là một bài học giáo dục hết sức lớn lao với con. Con cái sẽ có cách cư xử với các giáo viên sau này [và cả với những người khác] theo cách mà cha mẹ đã làm. Bênh vực con thái quá khiến trẻ nghĩ rằng mình không có lỗi nên không cần phải sửa lỗi.  Ăn thua đủ hay làm "nhục" giáo viên khiến con ỷ lại vào “quyền năng” của bố mẹ và con trẻ “học” được từ bố mẹ lối ứng xử tệ đó.

Chủ Đề