Cách xử lý gỗ ép bị bong tróc

Đồ gỗ sau một thời gian sử dụng sẽ bị rạn nứt hay tróc sơn phải làm sao? Cách khắc phục các lỗi này như thế nào? 

Đồ gỗ là vật dụng thường được xử dụng cho gia đình hay văn phòng. Tuy nhiên cần biết cách bảo quản đồ gỗ, trường hợp đồ gỗ ngấm nước hoặc dính dầu mỡ, bụi bẩn dẫn đến bạc màu, sơn bị tróc, gây ra hư hỏng. Thợ sửa chữa đồ gỗ Quang Tùng cách xử lý đồ gỗ bong tróc sơn hay rạn nứt.

Cách xử lý đồ gỗ bị bong tróc sơn hay bị nứt nẻ

1. Đối với những đồ gỗ quý mà then chốt bị lỏng lẻo, có thể dỡ ra dùng keo dính lại cho chắc chắn. Nếu như quá lỏng, có thể bôi keo lên thanh chốt, bọc một lớp vải mỏng, rồi lại bôi một lớp keo, đợi khô là có thể cố định, nếu muốn cho then chốt sau đó có màu sắc bóng thì dùng giấy ráp phủ lớp bột hạt quả óc chó để lau.

2. Nếu lớp sơn bị bong tróc, bạn nên sử dụng bột rửa ảnh hoặc hồ rửa sơn. Pha trộn theo hướng dẫn sử dụng với tỷ lệ theo hướng dẫn. Bôi lên lớp sơn cũ chưa bị bong tróc. Đợi đến lúc màng sơn trở nên mềm thì dùng vải lau sạch. Sau đó đem phơi khô xong thì sơn lại bề mặt gỗ.

3. Để làm mới lớp sơn trên mặt đồ gỗ bị mờ theo thời gian. Bạn chỉ cần sử dụng một tách trà đặc. Khi nước giảm nhiệt bạn dùng miếng vải mềm nhúng vào trà rồi lau hai lần. Sau khi lau bằng nước trà đặc. Như thế lớp sơn sẽ  lại bóng gần như ban đầu. Tác dụng của trà đặc làm bóng bề mặt sơn là khá tốt. Đây là cách này khá hiệu quả và dễ thực hiện.

4. Khi tấm gỗ có vết nứt lớn, có thể dùng báo hoặc giấy ăn xé nhỏ. Ngâm chúng trong nước phèn chua. Sau đó dùng lửa đun sôi thành keo. Đợi khô thì dùng lớp keo này nhét vào trong lỗ hổng. Sau đó dùng giấy ráp lau bóng, rồi quét sơn lên là đã xong.

5. Nếu như trên bề mặt đồ gỗ có những vết nứt, bạn có thể dùng cồn i-ốt pha loãng chà hoặc đổ lên bề mặt sơn thông thường. Cách vài ngày bạn lại  lấy vải chà sát thật mạnh là có thể khôi phục được nguyên trạng với vẻ đẹp ban đầu.

Trên đây là một vài cách đơn giản để khắc lớp sơn bị bong tróc hay đồ gỗ bị rạn nứt mà bạn có thể tham khảo. Nếu gặp sự cố hỏng hóc lớn hơn, bạn có thể liên hệ với thợ sửa chữa đồ gỗ Quang Tùng để được tư vấn. Chúc các bạn thành công!

Đã bao giờ những chiếc tủ gỗ ép của gia đình bạn  xuất hiện của những đốm mốc “đáng ghét” chưa? Chắc chắn nếu đã từng như vậy, bạn sẽ vô cùng khó chịu và băn khoăn không biết làm thế nào để “xóa sổ” những vết mốc phải không?

Vậy hôm nay, dichvusuatubep sẽ mách nhỏ cho các bạn những tuyệt chiêu để xử lý tủ gỗ ép bị mốc hiệu quả nhé!

Nội Dung

  • 1 Nguyên nhân tủ gỗ ép bị mốc?
  • 2 Cách xử lý tủ gỗ ép bị mốc
    • 2.1 2.1. Cần chuẩn bị
    • 2.2 2.2. Các bước thực hiện
  • 3 3 cách xử lý tủ gỗ ép khác hiệu quả nhanh chóng
    • 3.1 3.1. Bã cà phê hoặc than củi
    • 3.2 3.2. Các loại hóa chất diệt khuẩn
    • 3.3 3.3. Tránh kê đồ gỗ ở nơi có độ ẩm cao
    • 3.4 3.4. Phơi đồ gỗ dưới ánh nắng nhẹ
  • 4 Một số cách chống ẩm mốc cho tủ gỗ hiệu quả
    • 4.1 4.1. Lá trà
    • 4.2 4.2. Vôi
    • 4.3 4.3. Than hoạt tính
    • 4.4 4.4. Báo
  • 5 Mẹo giúp cho ngôi nhà bạn luôn khô ráo, chống ẩm mốc đồ gỗ
    • 5.1 5.1. Thắp nến
    • 5.2 5.2. Sử dụng sơn chống ẩm mốc cho tường

Nguyên nhân tủ gỗ ép bị mốc?

Tủ gỗ ép bị mốc quả là một thảm họa! Chúng không những mất đi tính thẩm mỹ vốn có mà còn nhanh hỏng hóc. Có rất nhiều nguyên nhân khiến các vết nấm mốc “ghé thăm” tủ gỗ ép. Tuy nhiên, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất lại chính là thời tiết.

Như chúng ta đã biết, nước ta có kiểu khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa. Đặc biệt, vào những lúc thời tiết nồm ẩm thì sàn nhà, tường nhà dễ bị bệnh “chảy mồ hôi”. Nếu không có biện pháp chống thấm hiệu quả, những chiếc tủ gỗ ép đặt sát tường sẽ dễ xuất hiện nấm mốc.

Ngoài ra, tủ ép gỗ bị mốc cũng do nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như chất liệu gỗ “dỏm”, bạn quên vệ sinh tủ gỗ ép trong thời gian dài. Thế nên, những vết “mốc xanh, mốc đen” cứ thi nhau tấn công tủ gỗ ép cũng là điều dễ hiểu.

Tủ gỗ ép bị mốc là “nỗi ám ảnh” không của riêng ai!

Cách xử lý tủ gỗ ép bị mốc

Những vết mốc trên tủ gỗ ép luôn xuất hiện không báo trước. Ấy thế mà, việc xử lý chúng lại không dễ dàng chút nào. Không cẩn thận, chiếc tủ gỗ nhà bạn lại hỏng hóc nhanh hơn. Đừng lo lắng! Chỉ cần có những nguyên liệu đơn giản sau đây, bạn sẽ xử lý tủ gỗ ép bị mốc nhanh chóng trong vòng “1 nốt nhạc”.

2.1. Cần chuẩn bị

  • Khăn lau
  • Nước
  • Giấy ráp
  • Sơn
  • Vecni
  • Chất tẩy rửa chuyên dụng

2.2. Các bước thực hiện

Để xử lý tủ gỗ ép bị mốc, bạn hãy tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Bạn hãy dùng khăn lau sạch các vết mốc bám trên bề mặt tủ gỗ ép. Tốt nhất hãy tủ gỗ ra khu vực thoáng mát để vệ sinh. Đơn giản vì nấm mốc là dạng bào tử! Chúng có thể lây lan sang các vị trí mới gần đó. Bạn nhớ đeo găng tay, khẩu trang nếu bị dị ứng với nấm mốc nhé. Hãy lau kỹ, đảm bảo “xóa sổ” hoàn toàn nấm mốc để chúng không có cơ hội bùng phát thành dịch bệnh.

Dùng khăn lau sạch các vết ẩm mốc trên bề mặt tủ

Bước 2: Lau sạch các vị trí xuất hiện nấm mốc bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Các sản phẩm tẩy rửa không chỉ giúp làm sáng lại bề mặt gỗ mà còn loại bỏ nấm mốc hiệu quả. Bạn hãy làm kỹ bước này dể đảm bảo nấm mốc biến mất hoàn toàn nhé.

Bước 3: Sau khi đã tiến hành loại bỏ nấm mốc mà bề mặt tủ vẫn bám bẩn thì hãy dùng đến giấy giáp. Đây là dụng cụ tuyệt vời để bạn thổi bay các vết bẩn cứng đầu đấy. Tuy nhiên hãy lưu ý, giấy ráp có thể làm bong tróc các lớp sơn trên tủ gỗ.D Do đó, bạn hãy tiến hành cẩn thận.

Bước 4: Tiến hành sơn lại tủ gỗ hoặc quét phủ bề mặt. Đây cũng là cách bạn “tân trang” để giúp chiếc tủ gỗ của gia đình sở hữu một diện mạo tươi mới hơn.

Tiến hành sơn lại tủ gỗ

Bước 5: Hãy lau sạch lần nữa khi bề mặt tủ gỗ khô. Tốt nhất, đợi khi lớp sơn phủ bề mặt đã bay hết mùi bạn hãy sử dụng tủ gỗ nhé.

3 cách xử lý tủ gỗ ép khác hiệu quả nhanh chóng

Vấn đề nấm mốc trên tủ gỗ ép luôn là vấn đề muôn thuở khiến chị em lo lắng. Bởi một chiếc tủ ẩm mốc không chỉ gây mất mỹ quan mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài những cách xử lý tủ gỗ ép bị mốc như trên, bạn cũng có thể áp dụng thêm những mẹo nhỏ sau đây.

3.1. Bã cà phê hoặc than củi

Than củi được xem là “khắc tinh” của nấm mốc. Chỉ cần để chúng vào ngăn kéo của tủ bếp, tủ quần áo…thì các vết mốc sẽ không có cơ hội xâm phạm đồ gỗ nhà bạn.

Bạn cũng đừng vội vứt bã cà phê đi, chúng là trợ thủ tuyệt vời đấy! Bã cà phê không chỉ có tác dụng hút ẩm, khử mùi ẩm mốc. Bạn chỉ cần lấy bã cà phê phơi khô sau đó đặt trong túi vải xô, tất cũ, rồi buộc chặt lại. Thế là bạn đã có một chiếc túi chống ẩm vô cùng tiện dụng rồi đó.

Bã cà phê phơi khô có tác dụng hút ẩm rất tốt

3.2. Các loại hóa chất diệt khuẩn

Bạn có biết các loại vi trùng, vi khuẩn “trú ngụ” bên trong tủ gỗ ép là nguyên nhân gây ẩm mốc. Vì vậy, sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn là giải pháp tối ưu để loại bỏ chúng.

Ngoài ra, bạn cũng nên đặt tủ gỗ ép ở nơi thông thoáng, không ẩm ướt. Khi sử dụng các sản phẩm diệt khuẩn hãy áp dụng cho toàn bộ các vị trí.

Lưu ý: Đối với các sản phẩm tủ gỗ ép được sơn phủ PU hoặc đánh Vecni thì nên sử dụng hóa chất tẩy rửa lành tính. Mục đích để giảm bay màu hoặc bong tróc lớp sơn phủ bên ngoài đồ gỗ.

3.3. Tránh kê đồ gỗ ở nơi có độ ẩm cao

Bạn không nên kê tủ gỗ ở những nơi có độ ẩm cao. Chẳng hạn như bể nước, góc khuất, sát cửa sổ. Đặc biệt, khi trời nồm ẩm thì nên đóng cửa để hơi ẩm không đi vào nhà tiếp xúc với đồ gỗ. Tốt nhất, hãy kê đồ gỗ ở những nơi thoáng mát. Những vị trí có độ ẩm vừa phải để hạn chế mồ hôi.

3.4. Phơi đồ gỗ dưới ánh nắng nhẹ

Bạn nên thường xuyên cho tủ gỗ tiếp xúc với ánh nắng nhẹ để loại bỏ vi khuẩn. Chú ý không phơi dưới trời nắng nóng sẽ làm cong vênh, nứt các sản phẩm gỗ.

Một số cách chống ẩm mốc cho tủ gỗ hiệu quả

Để “xóa sổ” nấm mốc trên tủ gỗ nhiều người hay sử dụng băng phiến. Thực tế, băng phiến có tác dụng hút không khí, xua đuổi côn trùng, chống mốc hiệu quả. Tuy nhiên, băng phiến có chứa một số chất có thể gây hại cho sức khỏe. Hơn nữa, mùi của băng phiến cũng không hề dễ chịu. Do đó, thay vì sử dụng băng phiến để chống ẩm mốc, tại sao bạn không tận dụng những thứ có sẵn trong nhà?

4.1. Lá trà

Bạn biết không lá trà không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng chống ẩm, khử mùi tuyệt vời. Chỉ cần đặt lá trà vào trong một túi vải xô hoặc dùng giấy báo gói lại. Đảm bảo những vết mốc “đáng ghét” sẽ không có cơ hội gõ cửa những sản phẩm gỗ nhà bạn.

Lá trà xanh đặt vào trong tủ có tác dụng hút ẩm tuyệt vời

4.2. Vôi

Bạn hãy đặt vôi vào một chiếc hộp không đậy nắp. Sau đó để chúng ở góc tủ gỗ ép. Vào những lúc thời tiết nồm ẩm, vôi sẽ phát huy tác dụng hút ẩm vô cùng hiệu quả.

4.3. Than hoạt tính

Than hoạt tính có tác dụng khử mùi rất hiệu quả đấy. Tuy nhiên, bạn hãy gói chúng vào trong hộp hoặc giấy báo cẩn thận trước khi cho vào tủ nhé.

Dùng than hoạt tính để hút ẩm tủ gỗ ép

4.4. Báo

Báo có tác dụng hút ẩm, chống mốc, xua đuổi côn trùng tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng một lớp giấy báo dưới đáy tủ. Thậm chí, dán báo ở mặt trong của tủ cũng là một sáng kiến hay.

Mẹo giúp cho ngôi nhà bạn luôn khô ráo, chống ẩm mốc đồ gỗ

Nhà cửa không khô ráo, sạch sẽ cũng là nguyên nhân khiến các vết ẩm mốc ghé thăm đồ gỗ thường xuyên. Vậy chần chờ gì nữa, bạn hãy nắm ngay những mẹo sau để giúp ngôi nhà luôn thông thoáng.

5.1. Thắp nến

Thắp một hai ngọn nến trong nhà là giải pháp hữu hiệu để xua tan không khí ẩm ướt trong nhà. Hãy sử dụng loại nến thơm có mùi hương thoang thoảng, dễ chịu. Bởi chúng không chỉ giúp không gian sống thêm khô ráo mà còn ngập tràn hương thơm.

5.2. Sử dụng sơn chống ẩm mốc cho tường

Dùng sơn chống ẩm là cách hay để đối phó với sự sinh sôi của vi khuẩn. Hơn nữa, loại sơn này còn có tác dụng chống ẩm hiệu quả nữa đấy.

Sơn chống ẩm giúp tường nhà luôn khô thoáng

Bài viết vừa chia sẻ đến bạn những cách xử lý tủ gỗ ép bị mốc siêu hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe gia đình. Hy vọng thông qua bài viết này //dichvusuatubep.com/ đã  giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để xử lý các vết mốc trên sản phẩm gỗ. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết!

Chủ Đề