Cách xử lý chuồng heo mới xây

Trong chăn nuôi heo, việc vệ sinh chuồng trại rất quan trọng bởi là yếu tố có thể phát sinh các dịch bệnh cho heo, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống dân sinh, ảnh hưởng sức khỏe của người dân. Bởi vậy, giải pháp hiệu quả nhất vệ sinh chuồng trại là sử dụng chế phẩm sinh học đệm lót sinh học Balasa N01 để hỗ trợ khử mùi hôi, giúp phân hủy lượng thải từ phân chuồng giúp đàn heo phát triển trong môi trường tốt hơn.

Vệ sinh chuồng heo thì đầu tiên nên tắm cho heo kết hợp với việc xịt rửa luôn chuồng heo sạch sẽ mỗi ngày một lần. Heo ở mọi lứa tuổi đều cần tắm mỗi ngày, bà con nên dùng bàn chải ni lông chà xát với xà bông lên khắp mình heo, nhất là những nơi lấm bẩn cho sạch sẽ để tránh được những bệnh ngoài da như bệnh ghẻ, bệnh xà mâu, và loại trừ được các loại ký sinh trùng ve rận sống bám trên heo.

Đối với chuồng chăn nuôi heo thì có rất nhiều các công đoạn, cần không ít công sức và thời gian, nên bà con cần chia các công đoạn cần phải làm ngay trong ngày, và cũng có những công việc cần làm theo tháng, theo quí vài quí một lần:

- Tắm heo và xịt rửa chuồng: heo chỉ cần tắm ngày một lần, nhưng xịt rữa chuồng heo ít lắm hai ngày một lần sau bữa ăn sáng và chiều. Trước khi xịt rữa chuồng cần phải thu dọn phân và quét tước hết mọi rơm rạ cũ đã rải cho heo nằm đêm hôm trước. Phân heo được tập trung vào hố phân nằm cách xa chuồng ít lắm vài mươi mét. Đối với mỗi hố phân thì cần cách xa khu dân cư, khu chuồng trại, có tường hay bờ bao, trên có mái mưa che nắng.

- Công việc theo tháng thì bà con nên khai thông các mương rãnhnước quanh khù trại nuôi, cần làm cho nước bẩn thoát hết ra ngoài, tránh phát sinh dịch bệnh, sinh bọ gậy những vi sinh vật gây hại. Đối với những ngày cận kề mùa mưa thì cần phải làm sớm để tránh tình trạng ngập úng nước bẩn vào chuồng trại. Lấp hết ao vũng ẩm thấp thường xuyên có nước tù đọng. Đây là nơi lý tưởng cho việc trú ẩn sinh sôi nảy nở các loại vi trùng đem đến nguồn bệnh cho heo.

- Tổ chức đặt lẫy, rải bã để diệt chuột, hầu ngăn chặn những tác nhân truyền bệnh đến cho heo, đồng thời hạn chế được việc thất thoát thức ăn của heo do chuột bọ kéo đến phá hại.

- Tu bổ máng ăn, máng uống, nền chuồng, vách ngăn do heo ủi phá làm bong tróc, hư hỏng.

- Những việc bà con cần làm định kỳ như theo quý là cần tổng vệ sinh chuồng trại một cách quy mô từ bên trong lẫn bên ngoài khu vực heo như thực hiện sát trùng tất cả các ngăn chuồng, dãy chuồng nuôi heo. Phun các thuộc diệt muỗi, mầm gây hại. Cọ rửa từ nền chuồng đến các vách ngăn bằng nước xà bông kết hợp thuốc sát trùng để tận diệt mầm bệnh.

- Bên cạnh đó, để tránh ruồi nhặng, chuột bọ các loại vi trùng, vi khuẩn đến trú ngụ và sinh sôi nảy nở gần khu vực chuồng trại, gây hại cho sức khỏe của heo, hàng quí bà con nên khai quang khu vực chuồng trại bằng cách dọn dẹp hết cỏ dại và các cây tạp mọc um tùm, su đó gom chúng lại chất đống để đốt cùng mọi thứ khác.

Để tiết kiệm được một chi phí và công sức vệ sinh chuồng trại thì bà con cũng nên tham khảo sử dụng thêm đệm lót sinh học Balasa N01 để giúp xử lý phân và lượng chất thải, cũng tiết kiệm công tắm cho đàn heo và công phun thuốc diệt trùng. Khi sử dụng sản phẩm này, đàn heo vẫn tăng trưởng an toàn, chuồng trại sạch sẽ không mùi hôi và sản phẩm còn rất thân thiện với môi trường.

TRUNG TÂM CHẾ PHẨM SINH HỌC

32/83 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh

0934 521 403 | 0933 293 445 | 0976 543 435

Để chuồng trại có chất lượng tốt nhất và hạn chế tốt đa các nguy có gây bệnh. Các tranh trại chăn nuôi cần nắm rõ kỹ thuật xử lý, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi trước khi tai nuôi một đàn mới. Điều này sẽ giúp tranh trại chăn nuôi được an toàn, không chứa mầm bệnh gây hại cho đàn lợn mới trong quá trình chăn nuôi. Việc xử lý chuồng trại chăn nuôi cần được xử lý liên tục với các trang thiết bị dụng cụ chuyên dùng để mang đếnhiệu quả tốt nhất cho quá trình này.

Vệ sinh bên trong chuồng trại

Các trang trại chăn nuôi tiến hành quét dọn và thu gom toàn bộ rác thải, chất thải chăn nuôi, phân, chất độn chuồng và tiêu hủy

Toàn bộ thức ăn, thực phẩm và các sản phẩm động vật trong trang cũng cần xử lý triệt để

Tiết hành vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi và khuôn viên xung quanh chuồng trại, phun thuốc sát trùng 1 lần/ ngày trên toàn bộ khu vực chuồng nuôi và khuôn viên chuồng trại bằng thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500 liên tục trong 1 tuần đầu tiên, 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo.

Rải vôi bột hoạt phun dịch vôi 1% vôi lên toàn bộ bề mạt chuồng trại và khuôn viên chăn nuôi và đảm bảo cho toàn bộ bề mặt phải được phủ trắng bằng vôi.

Đối với các khu vực nền, tường, rãnh thoát nước và máng ăn. Người chăn nuôi cần tiến hành vệ sinh, khử trùng với dịch xút với tỉ lệ 1:50. Dùng một lít dung dịch xút cho 1,5m2 diện tích chăn nuôi và để trong khoảng 60 phút. Sau 60 phút, dùng vòi phun nước áp lục cao để rửa sạch sau đó để cho chuồng trại khô. Lặp lại bước này 2 lần cho quá trình vệ sinh chuồng trại.

Đối với các khu vực bên trong chuồng nuôi, tiến hành phun thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500, phun toàn bộ chuồng nuôi, 1 lít dung dịch sát trùng dùng phun cho 4m2.

Thực hiện quét nền chuồng với tỷ lệ 1:30 và quét tường xung quanh chuồng trại, lối đi với tỷ lệ 1:20.

Vệ sinh, sát trùng dụng cụ, đồng phục chăn nuôi

Toàn bộ các dụng cụ dùng trong quá trình chăn nuôi đều cần phải sát trùng kỹ lưỡng, hạn chế tối đa những nguy có ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi.

Nên sử dụng quần áo bảo hộ dùng một lần sau đó tiêu hủy để tránh tình trạng lây lan các loại vi khuẩn, mầm bệnh.
Đối với một số các dụng cụ dùng để chăn nuôi như ửng, máng ăn… cần được ngâm trong dung dịch xút 1% trong vòng 12 tiếng, sau đó cọ rửa lại và phun thuốc để sát trùng. Lặp lại quá trình này 2 lần để đảm bảo dụng cụ được sát trùng tốt nhất.

Vệ sinh, sát trùng các phương tiện dùng để vận chuyển

Đối với các loại phương tiện được dùng để vận chuyển gia súc cần được sát trùng toàn bộ. Từ bề mặt xe, bánh xe, hông xe… đều được xử lý với các dung dịch sát trùng, ngăn cản các mầm bệnh có thể lây lan làm ảnh hưởng đến sức khỏe gia súc.

Vệ sinh và sát trùng xung quanh trại

Toàn bộ khu vục xung quanh chuồng trại chăn nuôi, cây cỏ đều phải đốt cháy hoàn toàn và tiến hành rắc vôi để sát trùng.

Cống rãnh, ao hồ đều cần được nạo vét, khơi thông và sử dụng vôi rải lên toàn bộ bề mặt cống rãnh xung quanh chuồng trại.

Hệ thống hầm biogas cũng cần thường xuyên theo dõi để đảm bảo các hoạt động diễn ra tốt nhất.

Tiêu diệt các loại động vật có thể mang mầm bệnh như ruồi, muỗi, chuột xung quanh khu vục chuồng trại…

Tiến hành tái đàn sau khi hoàn tất các khâu sát trùng, tiêu độc

Sau 15 ngày kể từ ngày tiến hành vệ sinh và tiêu độc chuồng trại sẽ tiến hành vệ sih tiêu độc lần thứ 2. Sử dụng thuốc sát trùng Omnicide/ Advance APA Clean/ Adekol Des F với tỷ lệ 1/100 hoặc VirusnipTM với tỷ lệ 1/200 hoặc Virkon®S với tỷ lệ 1/500 để phun trên toàn bộ trại chăn nuôi bao gồm cả khuôn viên xung quanh chuồng trại.

Trong suốt quá trình tiến hành vệ sinh, người chăn nuôi nên đóng kín chuồng trại. Đối với các mô hình chăn nuôi chuồng hở nên chuyển sang chăn nuôi với mô hình chuồng kín để hạn chế tối đa tình trạng các mầm bệnh có thể lây lan từ bên ngoài vào. Trước khi thả heo một ngày, người chăn nuôi cũng cần tiến hành phun thuốc sát trùng cho toàn bộ trang trại lại một lần nữa.

Lưu ý:

Trong suốt thời gian tiến hành vệ sinh chuồng trại và sát trùng, toàn bộ các phương tiện vận chuyển không được ra vào khu vục sát trùng để tránh ảnh hưởng đến kết quả sát trùng của trang trại.

Video liên quan

Chủ Đề