Cách xem card đồ họa của máy tính

Bạn muốn kiểm tra card màn hình rời hay card onboard có còn chạy tốt hay không? Rất đơn giản. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách kiểm tra card màn hình laptop, Macbook và PC đơn giản và dễ dàng.

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa [viết tắt là VGA - Video Graphics Adaptor] có nhiệm vụ chính là xử lý thông tin về hình ảnh trong máy tính, ví dụ như màu sắc, độ phân giải, độ tương phản... để hiển thị hình ảnh giúp người dùng có thể thao tác, xử lý mượt mà trên máy tính.  Hiện tại có 2 loại card màn hình bao gồm card onboard và card rời.

Thông thường người dùng kiểm tra card màn hình để:

- Biết thông tin của loại card đang dùng và xác định những tác vụ có thể thực hiện trên máy như thiết kế, chơi game.
- Kiểm tra card màn hình có chạy hay không để khắc phục lỗi 
- Cập nhật hệ điều hành, cài đặt driver

Cách 1: Kiểm tra card màn hình bằng Directx Diagnostic Tool

- Nhấn Start chọn Run hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hiện hộp thoại Run, gõ vào chữ "dxdiag".

Nhấn "OK" để mở cửa sổ DirectX Diagnostic Tool. Sau đó bạn chọn thẻ Display, tại đây các thông số của card màn hình sẽ được thể hiện khá chi tiết.

Nếu máy tính hiển thị kiểu: Intel[R] HD Graphics như hình phía dưới đây thì sẽ là card onboard có sẵn trong máy tính. Còn khi phần thông tin hiển thị ATI, AMD, NVIDIA thì đó là card màn hình rời. Thường máy chỉ chạy card onboard, nếu có sử dụng card rời thì nó chỉ hiện khi chạy ứng dụng nặng.

Xem thêm: GPU - Card đồ họa tích hợp là gì?

Cách 2: Xem thông tin card màn hình trên Desktop

Click chuột phải ở bất kì vị trí trống nào trên màn hình máy tính, thông tin về card màn hình cũng sẽ hiện ra tương tự như cách 1. Hình ảnh bên phải là card onboard, chính giữa là card rời, còn bên trái là máy tính sử dụng 2 loại card.

Cách 3: Kiểm tra card màn hình bằng phần mềm GPU-Z

Đây là 1 phần mềm chuyên dụng để xem chi tiết các thông số của card màn hình với rất nhiều thông số khác nhau bao gồm cả việc theo dõi tình trạng hoạt động của card màn hình. Bạn tải và cài đặt phần mềm trước, sau đó mở phần mềm lên sẽ thấy có nhiều tab và mỗi tab sẽ cho bạn biết chi tiết thông số của máy tính. Đây sẽ là những thông số bạn cần chú ý:

Cách 4: Xem thông tin trực tiếp trên vỏ laptop

Khác với máy tính để bàn nhiều dòng laptop mới thì các thông số thông thường về chip, card màn hình luôn được dán trực tiếp trên vỏ máy để người dùng có thể dễ dàng biết được cấu hình cơ bản. Các thông số này thường được đặt ở góc phải hoặc góc trái của laptop.

Các thông tin trên Laptop bạn đang sử dụng

Cách 5: Kiểm tra card màn hình trên PC

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra card màn hình của PC nhà mình là card rời hay card onboard một cách dễ dàng. Bằng cách kiểm tra card màn hình tương tự như ở trên: Áp dụng cách kiểm tra màn hình của desktop, Directx Diagnostic Tool và tải phần mềm GPU-Z.

Cách 6: Kiểm tra card màn hình Macbook

Nhấp vào biểu tượng trái táo bên trái màn hình MacBook và chọn “About this Mac”. Một bảng xuất hiện một bảng thông tin đầy đủ như hệ điều hành, dòng máy, bộ vi xử lý, dung lượng RAM.

Hướng dẫn kiểm tra card màn hình Macbook

Trên cửa sổ này, chọn tab “Displays” để xem toàn bộ thông tin về màn hình như độ phân giải, kích thước, card màn hình của máy.

Xem thông tin card màn hình Macbook

Một số dấu hiệu xuất hiện khi kiểm tra card màn hình bị lỗi 

- Máy tính thường xuyên xảy ra hiện tượng bị sọc, đốm trắng, đen.

-Đèn nguồn sáng, quạt nguồn quay nhưng không có hiển thị hình ảnh. 

-Hình ảnh bị nhòe, giật.

-Những folder và chữ không theo trật tự nhất định.

Chọn laptop có card màn hình nào là phù hợp?

Lựa chọn một chiếc laptop đúng với mục đích của mình sẽ giúp bạn không lãng phí các tính năng của máy đồng thời tối ưu hiệu quả làm việc. Laptop có card rời hay card Onboard sẽ thích hợp với từng nhu cầu khác nhau.

Chọn Laptop có card màn hình nào là phù hợp?

Laptop card Onboard phù hợp với những người dùng có nhu cầu giải trí cơ bản như đọc tin tức, lướt mạng xã hội, xem phim, nghe nhạc hay chạy phần mềm văn phòng như Word, Excel, Powerpoint, SPSS,.,... Bạn có thể mua laptop này với giá thành hợp lý mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định và bền bỉ tại Nguyễn Kim.

Đối với các dòng card rời sẽ có 2 dạng Laptop core i3, Laptop core i5. Các sản phẩm đang phổ biến hiện nay như: 

Laptop card rời hoạt động với hiệu năng cao hơn. Vì vậy nó thường sử dụng để thực hiện những tác vụ chuyên nghiệp hơn như dựng phim, thiết kế đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh, chơi game, livestream,... Những chiếc laptop của dòng này thường có core từ i5 trở lên, các dòng sản phẩm tiêu biểu như:

Tham khảo thêm:

Top 5 Laptop Xử Lý Đồ Họa Cực Đỉnh Dành Riêng Cho Sinh Viên Thiết Kế

Những câu hỏi thường gặp về card màn hình laptop

Khi màn hình bị lỗi máy tính thường xuất hiện sọc, đốm trắng... Để biết thêm cách kiểm tra card màn hình bạn hãy tham khảo bài viết trên.

Khi MacBook xuất hiện dấu hiệu này bạn nên kiểm tra lại card đồ họa của máy còn hoạt động tốt không. Để biết thêm cách kiểm tra card đồ họa MacBook hãy đọc bài viết trên nhé..

Hiện nay trên thị trường có hai loại card màn hình là card onboard và card rời. Bạn nên chọn laptop card rời vì sẽ hoạt động hiệu năng cao hơn phù hợp chạy nhiều ứng dụng như chơi game. Thông tin đến bạn.

Trường hợp này có khả năng cao máy tính của bạn đang bị lỗi card màn hình. Bạn có thể đem đến cửa hàng Nguyễn Kim để được hỗ trợ bạn nhé. Xin thông tin đến bạn.

Laptop Dell Vostro 5502 sở hữu card màn hình Intel Iris Xe Graphics. Hãy tham khảo những cách kiểm tra card màn hình trên để kiểm tra card màn hình trên laptop và cả PC bạn nhé!

Chào bạn! Mỗi loại card màn hình đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn hãy để lại thông tin để Nguyễn Kim để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn nhé.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng laptop, PC hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 [miễn phí]

Email:

Chat: Facebook NguyenKim [nguyenkim.com] hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Đây là bài viết hướng dẫn cách tìm thông tin card đồ họa của máy tính Windows, Mac và Linux.

  1. 1

    Mở Start . Nhấp vào biểu tượng Windows ở bên dưới góc trái màn hình.

    • Bạn cũng có thể nhấp phải vào Start để mở trình đơn lựa chọn nâng cao.

  2. 2

    Mở Device Manager. Nhập device manager vào Start, rồi nhấp vào Device Manager [Quản lý thiết bị] ở phía trên kết quả tìm kiếm.

    • Nếu bạn đã nhấp phải vào Start, hãy nhấp vào Device Manager trong trình đơn đang hiển thị.

  3. 3

    Tìm tiêu đề "Display adapters" [Bộ chuyển đổi màn hình]. Kéo thanh cuộn xuống đến khi bạn tìm thấy tiêu đề này trong cửa sổ Device Manager.

    • Các lựa chọn trong cửa sổ Device Manager được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, nên bạn sẽ thấy tiêu đề "Display adapters" trong mục "D".
    • Nếu bạn thấy các lựa chọn thụt vào bên dưới tiêu đề "Display adapters", hãy bỏ qua bước tiếp theo.

  4. 4

    Nhấp đúp vào tiêu đề "Display adapters". Thao tác này liền mở rộng tiêu đề và cho bạn thấy thông tin card đồ họa đã được cài đặt.

  5. 5

    Xem thông tin của card đồ họa. Tên của card đồ họa đã cài đặt hiển thị bên dưới tiêu đề "Display adapters". Nếu bạn thấy nhiều tên tại đây, điều đó có nghĩa là máy tính được lắp đặt thêm card đồ họa bên cạnh loại được tích hợp sẵn.

    • Bạn có thể tìm kiếm tên của card đồ họa trên mạng để biết thêm chi tiết.

  1. 1

    Mở trình đơn Apple . Nhấp vào biểu tượng Apple ở phía trên góc trái màn hình. Một trình đơn sẽ hiển thị tại đây.

  2. 2

    Nhấp vào About This Mac [Giới thiệu]. Đây là lựa chọn ở phía trên trình đơn đang hiển thị.

  3. 3

    Nhấp vào System Report… [Báo cáo hệ thống]. Đây là lựa chọn ở bên dưới cửa sổ About This Mac.

  4. 4

    Nhấp vào ở bên trái Hardware [Phần cứng]. Đây là lựa chọn trong khung bên trái cửa sổ System Report.

  5. 5

    Nhấp vào Graphics/Displays [Đồ họa/Màn hình]. Lựa chọn này ở khoảng giữa nhóm lựa chọn hiển thị bên dưới tiêu đề Hardware trong khung bên trái.

  6. 6

    Tìm tên của card đồ họa. Thông tin này hiển thị ở phía trên khung bên phải.

    • Bạn cũng có thể xem thông số kỹ thuật của card đồ họa được liệt kê bên dưới tên của card đồ họa.

  1. 1

    Mở Terminal. Nhấp vào ứng dụng Terminal với biểu tượng hộp đen, hoặc ấn Alt+Ctrl+T cùng lúc để mở cửa sổ Terminal mới.

  2. 2

    Cập nhật danh sách linh kiện PCI của máy tính. Bạn cần nhập lệnh sau vào Terminal, rồi ấn Enter.

  3. 3

    Nhập mật khẩu. Nhập mật khẩu mà bạn dùng để đăng nhập máy tính, rồi ấn Enter. Thao tác này sẽ xác nhận lệnh và cập nhật danh sách linh kiện PCI của máy tính.

    • Các ký tự của mật khẩu sẽ không hiển thị khi bạn nhập vào Terminal.

  4. 4

    Tìm danh sách linh kiện PCI của máy tính. Bạn cần nhập lệnh sau và ấn Enter để mở danh sách linh kiện PCI đã lắp đặt và tích hợp sẵn [bao gồm card đồ họa]:

  5. 5

    Tìm card đồ họa. Kéo thanh cuộn của cửa sổ Terminal lên trên đến khi bạn tìm được tiêu đề "Video controller", "VGA compatible", "3D" hoặc "Integrated graphics; tên của card đồ họa hiển thị bên cạnh tiêu đề này.

  6. 6

    Ghi chú số ID của card đồ họa. Đây là số hiển thị bên trái tiêu đề của card đồ họa, và thường có định dạng: 00:00.0

  7. 7

    Mở cửa sổ Terminal mới. Ấn Alt+Ctrl+T một lần nữa, hoặc nhấp phải vào ứng dụng Terminal và nhấp vào New Terminal Window [Cửa sổ Terminal mới] hoặc nội dung tương tự.

  8. 8

    Tìm thông tin của card đồ họa. Nhập lệnh sau vào Terminal - bạn nhớ thay "00:02.0" bằng số ID của card đồ họa và ấn Enter để xem thông tin chi tiết của card đồ họa:[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Card đồ họa còn có tên khác là card "video".
  • Hầu hết máy tính ưu tiên sử dụng card đồ họa có tốc độ nhanh nhất hoặc chất lượng cao nhất so với card đồ họa tích hợp sẵn.

Video liên quan

Chủ Đề