Cách viết tiểu thuyết ngôn tình

Takahashi_Chiryo nói:
Em mới gia nhập vào đây, trước đó em cũng viết truyện trên một diễn đàn khác. Em tìm được đến nơi này là nhờ lang thang trên google tìm cách viết truyện ngôn tình,em lại ngu mấy thể loại ngọt, ai đó chỉ em với được không ạ?
Click to expand...
Mình không có viết truyện ngôn tình nhưng mà có viết truyện có liên quan đến tình cảm. Nếu bạn muốn viết truyện ngôn tình thì đọc nhiều truyện ngôn tình vào, cảm nhận nhiều hơn về tình cảm trong cuộc sống hay kinh nghiệm yêu của chính bản thân chẳng hạn.

Nếu ngôn tình không phải chuyên môn của bạn thì nên chọn thể loại nào phù hợp với bạn ấy, như fan-fic hay truyện tình yêu có yếu tố bi thương vậy. Còn nếu bạn muốn thử sức với chính mình thì cố lên thôi. Cứ đăng bài lên rồi sẽ có người nhận xét cho bạn.
Takahashi_Chiryo nói:
Em mới gia nhập vào đây, trước đó em cũng viết truyện trên một diễn đàn khác. Em tìm được đến nơi này là nhờ lang thang trên google tìm cách viết truyện ngôn tình,em lại ngu mấy thể loại ngọt, ai đó chỉ em với được không ạ?
Click to expand...
Mình nghĩ ngôn tình là truyện viết về tình cảm của Trung Quốc. Chúng ta là người Việt nên viết truyện thuần Việt, từ ngữ hạn chế dùng theo tiếng Hán như ngôn tình, từ nào mà tiếng Việt có thì không nên sử dụng tiếng Hán. Mình bị dị ứng mấy bạn hay đọc ngôn tình xong bắt chước theo cách viết của tác giả Trung Quốc, viết truyện nửa Việt nửa Trung đọc thấy khó chịu vô cùng, tiếng Việt không còn được thuần, được trong sáng nữa. [Mặc dù mình là dân đọc ngôn tình chính hiệu đấy ạ.]
Mình nghĩ trước hết bạn phải chăm viết, chăm sửa và tiếp thu ý kiến của người đọc, quan trọng là phải biết tìm ra văn phong và lối viết riêng của bản thân. Như mình, mình đọc lại tác phẩm của mình có khi đến trăm lần ấy chứ, sai một từ một dấu câu là thấy khó chịu bứt rứt phải sửa ngay
. Viết phải cầu toàn lắm bạn ạ.
Kẹo mút nói:
Mình nghĩ ngôn tình là truyện viết về tình cảm của Trung Quốc. Chúng ta là người Việt nên viết truyện thuần Việt, từ ngữ hạn chế dùng theo tiếng Hán như ngôn tình, từ nào mà tiếng Việt có thì không nên sử dụng tiếng Hán. Mình bị dị ứng mấy bạn hay đọc ngôn tình xong bắt chước theo cách viết của tác giả Trung Quốc, viết truyện nửa Việt nửa Trung đọc thấy khó chịu vô cùng, tiếng Việt không còn được thuần, được trong sáng nữa. [Mặc dù mình là dân đọc ngôn tình chính hiệu đấy ạ.]
Mình nghĩ trước hết bạn phải chăm viết, chăm sửa và tiếp thu ý kiến của người đọc, quan trọng là phải biết tìm ra văn phong và lối viết riêng của bản thân. Như mình, mình đọc lại tác phẩm của mình có khi đến trăm lần ấy chứ, sai một từ một dấu câu là thấy khó chịu bứt rứt phải sửa ngay
. Viết phải cầu toàn lắm bạn ạ.
Click to expand...
Cảm ơn bạn về những lời khuyên!
Còn về truyện ngôn tình Trung Quốc và tiếng Hán thì mình ngu tiếng Hán lắm nên cũng chả biết viết thể loại này, mình chưa bao giờ đọc tác phẩm có viết tiếng hán chèn Việt cả.
Đọc truyện ngôn tình, sưu tầm nhiều từ vựng liên quan đến tình cảm,cảm xúc, biểu cảm khuôn mặt.
Luyện tập kỹ năng viết để lột tả được cảm xúc, triển khai được ý tưởng của bản thân.

Chúng ta viết bằng tiếng Việt, mà lịch sử của Việt Nam thì bạn đã rõ, cho đến nay, rất nhiều từ vựng chúng ta dùng là vay mượn từ dân tộc khác [Rõ ràng nhất là các từ Hán-Việt, từ mượn từ tiếng Pháp ]. Tuy nhiên bạn lựa chọn từ ngữ thế nào còn phụ thuộc vào bối cảnh truyện. Nếu câu chuyện xảy ra ở Ai Cập chẳng hạn, có thể sẽ khác. Một số bạn đọc sẽ chỉ thích bản sắc riêng, sử dụng từ thuần việt, không thích vay mượn, nhưng đôi khi đừng tự đặt cái Tôi của mình lên quá cao, sự thật lịch sử đã chỉ ra rằng có những từ ngữ chúng ta không cách nào có thể vứt bỏ nó được, vì nó đã trở thành từ ngữ thông dụng trong xã hội. Cho nên theo mình nghĩ, bạn cứ tạo văn phong cho riêng mình, sử dụng từ ngữ quen thuộc mà chúng ta vẫn dùng là được, miễn sao nó có thể truyền tải càm xúc đến cho người đọc.

Theo như mình biết thì số lượng người cảm thấy cách xưng hô Huynh , muội , tỷ , đệ trong truyện lấy bối cảnh cổ trang không hề ít hơn so với những bạn cứ thích xưng anh , em . Nếu là lấy bôi cảnh liên quan đến lịch sử và địa lý Trung Hoa thời phong kiến thì mượn cách xưng hô của họ là hết sức bình thường, nhưng nếu bạn viết trong bối cảnh lịch sử,địa lý,văn hóa của Việt Nam thì có thể lựa chọn khác đi.

Ngoài ra, lưu ý cách sử dụng đơn vị đo chiều dài,có thể là mét, là km, là dặm, là trượng ,là thước,là xào , là gang , là cubit ... tùy vào bối cảnh truyện.
Đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ sử dụng từ ngữ thuần việt mới là trong sáng, chúng ta vay mượn từ ngữ của dân tộc khác, đó là sự thật không thể chối cái, nhưng chúng ta tiếp nhận văn hóa của họ một cách có chọn lọc, không có gì phải cảm thấy xấu hổ khi ta sử dụng những từ ngữ vay mượn cả [ từ tiếng Hán cho đến tiếng Pháp ].

Cuối cùng mình mong chờ bạn sẽ cho ra một câu chuyện tình cảm lãng mạn, mang đến nhiều cảm xúc cho người đọc, nếu mà rớt được cả nước mắt hoặc hanh phúc như được yêu thì tốt quá.

Khi bạn sống ở Việt Nam, bạn sẽ nói rằng thành phố nơi bạn sinh ra là quê hương, nếu bạn bôn ba khắp thế giới, lúc bước chân về Việt Nam, bạn sẽ gọi đó là nhà, khi bạn du hành trong vũ trụ, vượt qua hàng ngàn năm anh sáng, trở về nơi gọi là trái đất, bạn sẽ lại gọi một tiếng quê hương. Quê hương đôi khi không chỉ theo nghĩa hẹp là nơi ta sinh ra, lớn lên và cùng nó trải qua bao cảm xúc vui buồn.Hơn nữa ta không nhất thiết cứ phải đứng ở quê hương nhìn ra thế giới, hãy cứ đứng ở nơi nào mình thích.

Khi ta mượn bối cảnh lịch sử, địa lý Trung Hoa để viết truyện không nên bị coi là '' phản bội quê hương '' hoặc bị coi là không có cái riêng của mình.

Cái riêng của bạn phải là cái do bạn tạo ra , người ta đọc cách hành văn người ta đoán được đó là bạn, nội dung câu chuyện nếu hay tất nhiên sẽ có người chờ đón, đôi khi sử dụng từ ngữ vay mượn sẽ có thể truyền tải cảm xúc tốt hơn. Chẳng hạn như từ ''phòng'' và từ ''buồng'' chúng ta đã dùng đến nỗi không còn phân biệt được từ nào là từ mượn , từ nào là từ thuần Việt nữ rồi. Bạn phải tự lựa chọn đối tượng mà bạn sẽ viết truyện dành cho họ. Chứ không nên vì người này không thích cách sử dụng từ mượn của bạn, bạn thay đổi, lúc khác có người khác không thích bạn sử dụng từ thuần Việt vì nó gượng gạo hoặc ngăn cản cảm xúc của người đọc , bạn lại thay đổi tiếp. Tốt nhất là nên thống nhất từ đầu mình sẽ viết cho đối tượng nào đọc.

Chung quy lại vẫn chỉ là ''đôi mắt''.
Muốn viết truyện ngôn tình dễ không.

1. Nhân vật.
Nhân vật truyện ngôn tình thường phổ biến như vậy. Nam chính lạnh lùng, thông minh, còn nhà giàu, làm chức nọ chức kia hoặc người "bá đạo" trong xã hội. Một nam thần hoàn mỹ. Nữ chính lại chia ra hai nhiều trường phái khác nhau. Nữ chính bánh bèo vô dụng. Nữ chính dạng thánh nữ. Nữ chính ngây thơ đến ngu người. Nữ chính thông minh cá tính. Nữ chính xấu xa. Tiếp đó là nam nữ phụ. Hai nhân vật nam nữ phụ này rất đơn giản. Bạn viết sao cho họ cái gì cũng tốt nhưng chỉ thua mỗi nam nữ chính. Ví dụ nam chính là giám đốc tài cao, nam phụ cũng tài giỏi nhưng chỉ là trợ lí thân cận. Nữ phụ tiểu thư giàu có hơn nữ chính nhưng không có tình yêu của nam chính.

2. Cốt truyện.

Cốt truyện của ngôn tình cũng rất đa dạng nhưng tự chung có vài trường phái theo cốt truyện khác nhau. Nhưng có ba dạng chính.
- Kiểu ngôn tình trả thù: kiểu này là nữ chính bị nam chính lừa tình sau đó yêu quá hoá hận kết hợp nam phụ yêu đơn phương mình để trả thù nam chính. Nữ phụ liên thủ với nam phụ để khiến nam nữ chính không yêu nhau và ở giữa nam nữ phụ đều cùng có lợi. Sau cùng qua bao nhiêu sóng gió, yêu hận tình thù các kiểu thì nữ chính yêu nam chính tới mức không còn tâm trí trả thù mà hai người lại hạnh phúc bên nhau. Happy Endding.
- Kiểu ngôn tình thứ hai là dạng nam nữ chính nhà giàu đẹp trai bao nhiêu gái theo nhưng lại đi yêu nữ chính bình dị bởi cái lí do "cô ấy có cái gì đó đặc biệt". Chuyện là có hai hướng, nam chính và nữ chính yêu nhau ngay như kiểu tình trong như đã mặt ngoài còn e và hai là nữ chính ban đầu ghét nhưng vì nam chính tán kinh quá nên bị khuất phục. Nhưng tựu chung hai hướng này đều dẫn đến một số chuyện như sau: gia đình ngăn cản, nữ phụ nam chính âm mưu thủ đoạn chia rẽ đôi lứa, hiểu lầm vớ vẩn nhưng sau tất cả... Lại trở về với nhau, dường như chưa bắt đầu... Nói chún là happy ending.
- Kiểu thứ ba là dạng bi kịch ngôn tình cốt truyện của nó là sự kết hợp của hai kiểu trên nhưng kết cục là sad ending hoặc kết thúc mở.

3. Nội dung.

Tình huống tích cực: Nội dung mà bạn cần phải đưa vào truyện là những cuộc hội thoại tìm hiểu nhau, trao nhau lời lẽ yêu nhau, thường nhau khi hai nhân vật đi dạo, đi ngắm cảnh [cảnh trời đêm đầy sao ở tầng thượng], đi ăn cùng nhau, nắm tay nhau dạo phố, đi mua sắm, vui chơi và nhắn tin chúc ngủ ngon.

Tình huống biến cố: Gia đình ngăn cản vì lí do này kia. Nam phụ yêu đơn phương nữ chính phá hoại, kì đà cản mũi. Nữ phụ ghét nữ chính tìm mọi cách gây hiểu lầm cho nữ chính . Nam nữ chính trở mặt, hiểu lầm. Bỏ ăn, bỏ uống, khóc lóc, buồn bã,...

* Bạn có thể sắp xen kẽ tình huống tích cực và tình huống biến cố. Hoặc để một loạt tích cực rồi một loạt biến cố. Rồi tùy theo kết thúc truyện mà bạn có thể lựa chọn tình huống tích cực hay biến cố.

4. Để làm được điều thứ 3 bạn cần phải có kĩ năng viết tốt, từ vựng nhiều ngôn từ hoa mỹ, viết những câu văn đẹp đẽ sáo rỗng và sến súa lẫn phải chắc tay về diễn biến tâm lí, miêu tả nhân vật và không gian xung quanh.

5. Để làm được điều 4, 3 và 2 bạn cần tràu dồi kĩ năng viết, xem nhiều phim tình cảm từ Việt Nam đến Hàn Xẻng hay thậm chí là Ấn Độ, Tây Tàu Mỹ Nhật,... Chỉ cần xem phim không cần đọc truyện bạn cũng sẽ làm được theo cách chuyển đổi hình ảnh, kịch bản phim sang văn viết.
Nếu nói dễ thì thể loại nào cũng dễ hết, bất kể dòng tình cảm, fantasy, trinh thám, thriller, sci-fi, thiếu nhi... Cái khó là làm sao viết cho hay thôi
.
Một dúm mấy mẩu chuyện lẻ tẻ nam nữ đi ra đi vào lườm lườm nguýt nguýt hoặc thả vài mẩu thính rồi yêu nhau đắm đuối chết đi sống lại, hôn hít ôm ấp từ chương này lội qua chương khác thì đúng là dễ. Nhưng khó là làm sao để người đọc hoà cùng mạch cảm xúc, thấu hiểu và rung động với những gì tác giả viết ra. Nói chung dù là chọn dòng truyện nào nó cũng có cái khó riêng, chẳng thể nói là cái gì dễ, cái gì khó, cái gì cao cấp, cái gì rẻ tiền được. Truyện trinh thám, sci-fi, thriller mà hời hợt, không đầu tư thì xách dép cho một tác phẩm tình cảm sâu sắc, chứa đựng thông điệp tốt.
Tóm lại, để gọi là "viết tốt" bất cứ thể loại gì đều cần đầu tư tâm sức, tác phẩm với "rác phẩm" khác nhau có một chữ cái thôi nhưng cách nhau xa lắm.
B. Julia nói:
Giào, viết ngôn tình không khó mấy đâu. Chị từng viết truyện ngôn tình cho con bạn để nó tặng người nó thích nhân dịp sinh nhật thằng kia đấy, thằng đó khen ghê lắm. Nói chung là chỉ cần trao đổi kiến thức trên internet, đọc truyện ngôn tình của nhiều nước trên thế giới và biết dùng đúng từ để miêu tả cảm xúc của nhân vật.
Click to expand...
Ngôn tình vốn là thể loại truyện tình cảm lãng mạn của Trung Quốc, và nó hoàn toàn khác với truyện tình cảm lãng mạn nói chung. Có thể coi nó là tập con của tập tình cảm lãng mạn, vậy nên mình vốn không có thói quen đánh đồng ngôn tình và truyện tình cảm lãng mạn. Nhưng sau cơn sốt ngôn tình ở Việt Nam thì nhiều tác giả Việt cũng bị "lậm", và copycat những đặc điểm ấy. Với số lượng càng ngày càng nhiều thì vô hình chung 2 khái niệm này đồng nhất với nhau.Cũng vì gặp 10 cái topic thì đến 9 cái đồng nhất 2 mảng này với nhau nên ở đây mình [tạm] chấp nhận nó.

Là một người viết truyện tình yêu, mình thực sự rất đau lòng khi những câu chuyện thuộc thể loại này lại bị rẻ rúng và xếp vào tầng đáy của tháp văn học. Không ít lần mình thấy nhiều độc giả hay tác giả khi comment qua lại đã nêu quan điểm nói không với "truyện tình cảm." Hình như đọc truyện tình cảm với họ là hạ thấp gu đọc hay khiến họ trở nên ấu trĩ hơn so với đọc sci-fi, thriller hay crime hơn thì phải.

Xin đừng nói vấn đề về số lượng rác phẩm của thể loại này nhiều hơn hẳn những loại khác, nhưng về tỷ lệ trên số đầu truyện được sáng tác thì còn chưa biết ai ăn ai. Rác phẩm của truyện tình cảm nhiều hơn bởi nó nhiều. Còn vì sao nhiều, có thực sự bởi vì dễ viết?

Xin thưa là không.

Nói thẳng ra so với bất kỳ thể loại nào. thì chuyện tình yêu được nhiều người tiếp cận không phải vì dễ mà vì gần gũi. Vậy nên đời nào bạn còn mang tư tưởng truyện tình cảm dễ viết, và chỉ cần bạn còn giữ suy nghĩ "Nói chung là chỉ cần trao đổi kiến thức trên internet, đọc truyện ngôn tình của nhiều nước trên thế giới và biết dùng đúng từ để miêu tả cảm xúc của nhân vật." thì thứ bạn tự tin là "tác phẩm" cũng chỉ là một sản phẩm không hơn không kém. Một sản phẩm được ra lò từ một quy trình sản xuất với công thức có sẵn, được pha trộn với tỷ lệ khác đi với những nguyên liệu cóp nhặt chỗ này một ít, chỗ kia một ít. Và rất khó để đảm bảo chất lượng của sản phẩm đó bạn ạ. Thậm chí nó còn không đạt đến mức "sản phẩm" mà chỉ có thể coi rác phẩm, thế thôi.

Cũng bởi nhiều người mang tư tưởng xào nấu, tái chế nên hàm lượng chất xám đổ vào sự sáng tạo, thứ làm nên dấu ấn tác giả và tác phẩm là không có. Bởi bạn đâu có chịu động não. Cứ bảo có hết rồi, đọc truyện người ta đi,10 cuốn lấy cỡ 9 chi tiết đổi trật tự là thành sản phẩm made-by-me rồi thì nó lại chẳng dễ.

Tóm lại thì chẳng có thể loại nào dễ cả. Và nói thêm nữa, tâm lý con người là điều cực kỳ khó lý giải, khó nắm bắt và là điều kỳ diệu nhất trên đời nên đừng coi thường nó, bởi nó khiến một người luôn cảm thấy đau khổ vì muốn nắm bắt chuẩn và thể hiện tốt nó trên truyện là mình cảm thấy như bị tát vào mặt ấy.




Ai_Sherry nói:
Nếu nói dễ thì thể loại nào cũng dễ hết, bất kể dòng tình cảm, fantasy, trinh thám, thriller, sci-fi, thiếu nhi... Cái khó là làm sao viết cho hay thôi
.
Click to expand...
Cái này mình không đồng tình cho lắm. Cái khó của fantashy là bạn phải uống fishi nhiều, trí tưởng tượng phong phú và cốt truyện lớn và dàn nhân vật khủng, số lượng tình huống có thể lên tới hàng trăm, và làm sao có thể làm cho khối lượng tình huống không trùng lặp mới là vấn đề. Dòng trinh thám càng đòi hỏi cao, tập trung vào logic và xây dựng lẫn đan xem cốt truyện, đương nhiên cần có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hoặc không thì phải tham khảo nghiệp vụ khắp mọi nơi và chắc chắn cần người cố vấn, xây dựng vụ án cũng khó lắm để mà ráp nối mẩu chuyện với nhau vừa làm cho khán giả khó tìm, khó suy luận và cuối cùng làm cho người ta ồ một tiếng và cái kết cũng phải hợp lí. Sci-fi mặc dù có yếu tố giả tưởng bạn cũng cần phải dựa trên cơ sở khoa học chung chứ không thể nói thuyết tiến hoá là sai vì nó là khoa học viễn tưởng, thích chém thế nào thì chém bởi nó sang fanta ngay lập tức. Hơn nữa cho dù bạn không mô tả được cách thức lắp rắp, nghiên cứu nọ kia bạn cần phải mô tả công nghệ kĩ thuật, nguyên lí làm việc hay cách vận hành cũng phải theo giọng của khoa học và chắc chắn nếu không tham khảo và đọc hiểu thì cũng khó mà viết. Còn tình cảm thì sao? Nguồn có sẵn rất nhiều, chẳng cần kiếm ý tưởng đâu xa, lấy ngay chuyện của bản thân, phát triển nó lên theo mô típ có sẵn, phổ thông mà phim ảnh sách truyện tràn ngập mà lúc nào cũng đón nhận nồng nhiệt. Đương nhiên, có viết hay được không không chỉ xem thể loại mà còn phải phụ thuộc vào năng lực cá nhân nữa. Nhưng đa số truyện tình cảm viết dễ hơn và dễ kiếm ăn hơn nhiều.

lyta2206 nói:
Nói thẳng ra so với bất kỳ thể loại nào. thì chuyện tình yêu được nhiều người tiếp cận không phải vì dễ mà vì gần gũi. Vậy nên đời nào bạn còn mang tư tưởng truyện tình cảm dễ viết, và chỉ cần bạn còn giữ suy nghĩ "Nói chung là chỉ cần trao đổi kiến thức trên internet, đọc truyện ngôn tình của nhiều nước trên thế giới và biết dùng đúng từ để miêu tả cảm xúc của nhân vật." thì thứ bạn tự tin là "tác phẩm" cũng chỉ là một sản phẩm không hơn không kém.
Click to expand...
Tôi không đồng tình quan điểm của bạn bởi truyện có hay không phụ thuộc vào năng lực cá nhân và nó ảnh hưởng tới mọi thể loại. Người ta viết truyện tình cảm dễ viết bởi vì gần gũi là có ý đúng, nhưng quan trọng là tìm nội dung, lên ý tưởng, xây dựng cốt truyện, tuyến nhân vật dễ dàng hơn nhiều so với các thể loại còn lại. Mặc dù tôi không chuyên viết thể loại tình cảm nhưng tôi cũng có thể viết được một truyện tình cảm ra hồn nhờ xem phim Hàn, đọc mấy câu chuyện tâm sự Eva trên báo điện tử lá cải mà không khó khăn gì và rõ ràng tôi chả thấy nó gần gũi gì cả. Tôi lặp lại lần cuối, bạn đang dùng "năng lực cá nhân" - một yếu tố chính để tác phẩm có hay hay không để bác bỏ luận điểm truyện tình cảm là dễ viết. Nếu với năng lực trung bình và bỏ qua về nhu cầu thị trường thì số lượng viết được truyện tình cảm mình tin còn nhiều hơn cả scifi, fantashy hay trinh thám.
Đạp Nguyệt Lưu Hương nói:
Cái này mình không đồng tình cho lắm. Cái khó của fantashy là bạn phải uống fishi nhiều, trí tưởng tượng phong phú và cốt truyện lớn và dàn nhân vật khủng, số lượng tình huống có thể lên tới hàng trăm, và làm sao có thể làm cho khối lượng tình huống không trùng lặp mới là vấn đề. Dòng trinh thám càng đòi hỏi cao, tập trung vào logic và xây dựng lẫn đan xem cốt truyện, đương nhiên cần có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ hoặc không thì phải tham khảo nghiệp vụ khắp mọi nơi và chắc chắn cần người cố vấn, xây dựng vụ án cũng khó lắm để mà ráp nối mẩu chuyện với nhau vừa làm cho khán giả khó tìm, khó suy luận và cuối cùng làm cho người ta ồ một tiếng và cái kết cũng phải hợp lí. Sci-fi mặc dù có yếu tố giả tưởng bạn cũng cần phải dựa trên cơ sở khoa học chung chứ không thể nói thuyết tiến hoá là sai vì nó là khoa học viễn tưởng, thích chém thế nào thì chém bởi nó sang fanta ngay lập tức. Hơn nữa cho dù bạn không mô tả được cách thức lắp rắp, nghiên cứu nọ kia bạn cần phải mô tả công nghệ kĩ thuật, nguyên lí làm việc hay cách vận hành cũng phải theo giọng của khoa học và chắc chắn nếu không tham khảo và đọc hiểu thì cũng khó mà viết. Còn tình cảm thì sao? Nguồn có sẵn rất nhiều, chẳng cần kiếm ý tưởng đâu xa, lấy ngay chuyện của bản thân, phát triển nó lên theo mô típ có sẵn, phổ thông mà phim ảnh sách truyện tràn ngập mà lúc nào cũng đón nhận nồng nhiệt. Đương nhiên, có viết hay được không không chỉ xem thể loại mà còn phải phụ thuộc vào năng lực cá nhân nữa. Nhưng đa số truyện tình cảm viết dễ hơn và dễ kiếm ăn hơn nhiều.



Tôi không đồng tình quan điểm của bạn bởi truyện có hay không phụ thuộc vào năng lực cá nhân và nó ảnh hưởng tới mọi thể loại. Người ta viết truyện tình cảm dễ viết bởi vì gần gũi là có ý đúng, nhưng quan trọng là tìm nội dung, lên ý tưởng, xây dựng cốt truyện, tuyến nhân vật dễ dàng hơn nhiều so với các thể loại còn lại. Mặc dù tôi không chuyên viết thể loại tình cảm nhưng tôi cũng có thể viết được một truyện tình cảm ra hồn nhờ xem phim Hàn, đọc mấy câu chuyện tâm sự Eva trên báo điện tử lá cải mà không khó khăn gì và rõ ràng tôi chả thấy nó gần gũi gì cả. Tôi lặp lại lần cuối, bạn đang dùng "năng lực cá nhân" - một yếu tố chính để tác phẩm có hay hay không để bác bỏ luận điểm truyện tình cảm là dễ viết. Nếu với năng lực trung bình và bỏ qua về nhu cầu thị trường thì số lượng viết được truyện tình cảm mình tin còn nhiều hơn cả scifi, fantashy hay trinh thám.
Click to expand...
Bạn cứ viết truyện tình cảm cho ra hồn đi rồi mình nói tiếp nhé.

Video liên quan

Chủ Đề