Cách viết tắt tên người nước ngoài

Ban Biên tập tin Thế giới:

Mặc dù đã có một số nguyên tắc chung, song mỗi biên tập viên vẫn phiên âm một kiểu, ngay trong cơ quan cũng mỗi ban một kiểu. Chẳng hạn: Tếchdát với Tếchdớt [Texas], Maxachuxét với Mexơchuxít [Massachuset], Đemxi với Đemxây [Demsey],... Việc phiên âm không có gạch nối gây khó khăn cho biên tập viên khi đánh máy do liên quan đến vấn đề dấu. Với những chữ có nhiều dấu, BTV phải đánh cách từ, sau đó lại đẩy lùi từ lại với nhau, rất mất thời gian. Hơn nữa, việc không có gạch nối rất dễ khiến người khác đọc nhầm, không phân biệt được từ nào phải đọc nối với từ nào, đặc biệt là với những từ có quá nhiều nguyên âm. Chẳng hạn: Đê-la-oe có thể đọc thành Đê-lao-e.

Do chưa có chuẩn phiên âm với từng thứ tiếng, hơn nữa không phải biên tập viên nào cũng biết nhiều thứ tiếng, nên nhiều khi biên tập viên phiên âm lẫn lộn giữa hai thứ tiếng, có thể tiếng Pháp hoặc tiếng Tây Ban Nha nhưng lại phiên âm theo cách đọc của tiếng Anh. Việc phiên âm một số tên riêng cùng một thứ tiếng như tiếng Triều Tiên vẫn chưa thống nhất. Chẳng hạn: ông nội thì gọi là Kim Nhật Thành, trong khi con trai và cháu nội thì lại gọi là Kim Châng In [không phải Kim Chính Nhật] và Kim Châng Un [Kim Chính Ân],...

Báo Tin Tức

Các tin bài do BTV tự sản xuất đều phải phiên âm ra tiếng Việt, do vậy phải đối chiếu với bảng phiên âm chuẩn. Tuy nhiên, đôi khi bảng phiên âm này vẫn còn một đôi chỗ chưa phù hợp với Ban biên tập tin Thế giới dẫn đến có độ vênh với các tin, bài của Ban.

Tin bài khai thác của Ban Thế giới, tất cả tiếng nước ngoài đều được phiên âm, nhưng khi dùng ở báo Tin Tức, ngoài tên nước, tên thủ đô được giữ phiên âm còn các tên riêng khác phải mất thời gian đổi ngược trở lại.

Việc dùng phiên âm tên nước và thủ đô trên trang web của báo Tin Tức gây bất lợi cho việc tìm kiếm trực tuyến. Số kết quả cho tên tiếng Anh bao giờ cũng nhiều hơn tên phiên âm. Chưa kể người dùng rất ngại gõ chữ phiên âm trên Google, hoặc thường hay gõ sai.

Trung tâm Thông tin Tư liệu:

Trong rất nhiều tài liệu, tên riêng không giống nhau [có nguồn dùng tiếng Anh, có nguồn dùng tiếng Pháp] nên rất khó phiên âm. Ngay cả cách phiên âm được sử dụng trong các ấn phẩm của TTXVN cũng không thống nhất [khi thì có dấu gạch nối, khi thì không]. Thực trạng này gây rất nhiều khó khăn trong công tác biên tập, đặc biệt là với nhóm làm tin truyền hình khi không biết phát âm thế nào cho chuẩn.

Kho tư liệu của Trung tâm Thông tin Tư liệu hiện có nhiều danh sách nội các, tên nhân vật và địa danh lại chưa được phiên âm, hoặc rất khó phiên âm cho đúng. Trong khi đó, chưa có thông tin chi tiết đối với nhiều nhân vật, chức danh. Chính vì vậy, việc đáp ứng yêu cầu tra cứu thông tin cho ngành trước mắt còn có nhiều hạn chế, khó bắt kịp với xu thế phát triển của thông tin.

Video liên quan

Chủ Đề