Cách viết số tiền trên hóa đơn 35266440

óa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

Cách viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn dành cho Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý? [Hình từ Internet]

Cách viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn dành cho Kế toán doanh nghiệp cần lưu ý?

Căn cứ khoản 13 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn dành cho Kế toán doanh nghiệp như sau:

Nội dung của hóa đơn
...
13. Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn
a] Chữ viết hiển thị trên hóa đơn là tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn [ ] hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.
b] Chữ số hiển thị trên hóa đơn là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm [.], nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy [,] sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy [,] sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm [.] sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán.
c] Đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.
- Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng ngoại tệ, đơn vị tiền tệ ghi tên ngoại tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế [ví dụ: 13.800,25 USD - Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000,50 EUR- Năm nghìn ơ-rô và năm mươi xu].
- Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn theo ngoại tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

Như vậy, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc ghi số tiền bằng chữ.

Trước đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC [hết hiệu lực từ ngày 01/07/2022] quy định về nguyên tắc viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn dành cho kế toán doanh nghiệp như sau:

- Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp đơn vị cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn [] hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn chữ tiếng Việt.

- Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt sau dấu chấm [.]; nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy [,] sau chữ số hàng đơn vị.

+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán có sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy [,] sau các chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm [.] sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán; chữ viết trên hóa đơn là tiếng Việt không dấu thì các doanh nghiệp được lựa chọn sử dụng chữ viết là chữ tiếng Việt không dấu và dấu phẩy [,], dấu chấm [.] để phân cách chữ số ghi trên hóa đơn như trên.

- Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ.

- Các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu làm sai lệch nội dung của hóa đơn. Trước khi sử dụng chữ viết trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu và chữ số sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy [,] sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm [.] sau chữ số hàng đơn vị trên hóa đơn, thì các doanh nghiệp/ tổ chức phải có văn bản đăng ký với cơ quan thuế và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung hóa đơn lập theo cách ghi chữ viết, chữ số đã đăng ký.

Lưu ý gì khi viết số tiền bằng chữ trên hóa đơn?

Ngoài việc phải nắm được các quy tắc chung về cách viết số tiền bằng chữ trong hóa đơn, các Kế toán doanh nghiệp cũng cần phải nắm được các lưu ý cần biết khi viết tiêu thức số tiền trên hóa đơn đối với một số trường hợp đặc biệt.

- Trường hợp 1: Chữ số tận cùng là số 1

Trường hợp này, kế toán DN có thể viết theo 02 cách:

Cách 1: Viết là “một” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.

Cách 2: Viết là “mốt” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.

- Trường hợp 2: Chữ số tận cùng là số 4

Trường hợp này, kế toán DN có 2 cách viết:

Cách 1: Viết là “bốn” nếu chữ số hàng chục nhỏ hơn hoặc bằng 1.

Cách 2: Viết là “tư” nếu chữ số hàng chục lớn hơn hoặc bằng 2.

- Trường hợp 3: Chữ số tận cùng là số 5

Trường hợp này, kế toán DN cũng sẽ có 2 cách viết:

Cách 1: Viết là “lăm” nếu chữ số hàng chục lớn hơn 0 và nhỏ hơn hoặc bằng 9.

Cách 2: Viết là “năm” nếu chữ số hàng chục bằng 0 hoặc được kết hợp với từ chỉ tên hàng là từ “mươi” ở phía sau”.

Thực tế, hiện nay rất nhiều kế toán có thói quen khi viết số tiền bằng chữ có thêm chữ “y” hoặc “chẵn” nhằm biểu đạt số tiền tròn. Việc này không cần thiết song nếu viết thì cũng không hoàn toàn không sai, hóa đơn vẫn được coi là hợp lệ.

Chủ Đề