Cách viết câu lệnh trong Pascal

Cấu trúc một chương trình Pascal nói chung sẽ bao gồm một lệnh tiêu đề, phần khai báo và phần thực thi theo thứ tự đó. Cùng với việc học những hàm Pascal thì bạn cần nắm cấu trục một chương trình Pascal để áp dụng câu lệnh, hàm một cách hợp lý.

Cấu trúc một chương trình Pascal

Cấu trúc một chương trình Pascal cơ bản bao gồm các phần dưới đây:

- Tên chương trình- Sử dụng lệnh- Kiểu khai báo- Khai báo liên tục- Khai báo biến- Khai báo hàm- Khai báo thủ tục- Khối chương trình chính- Báo cáo và biểu thức trong mỗi khối

- Comment

Mỗi chương trình Pascal nói chung đều có một lệnh tiêu đề, phần khai báo và phần thực thi theo thứ tự đó. Định dạng dưới đây là cú pháp cơ bản của một chương trình Pascal:

program {name of the program}uses {comma delimited names of libraries you use}const {global constant declaration block}var {global variable declaration block}function {function declarations, if any}{ local variables }begin...end;procedure { procedure declarations, if any}{ local variables }begin...end;begin { main program block starts}...

end. { the end of main program block }

Ví dụ Pascal Hello World

Dưới đây là đoạn code Pascal đơn giản có thể in các từ như Hello, World:

program HelloWorld;uses crt;[* Here the main program block starts *]beginwriteln['Hello, World!'];readkey;

end.

Đoạn code trên tạo ra kết quả là các từ:

Hello, World!

Dưới đây là các phần khác nhau của chương trình trên:

- Dòng đầu tiên của chương trình là program HelloWorld cho biết tên của chương trình.

- Dòng thứ 2 của chương trình uses crt, đây là một lệnh tiền xử lý, cho biết trình biên dịch bao gồm các đơn vị crt trước khi biên soạn thực tế.

- Các dòng tiếp theo được đóng trong dấu ngoặc đơn là khối chương trình chính. Mỗi khối trong Pascal được kèm theo trong một câu lệnh begin [bắt đầu] và một câu lệnh end [kết thúc], tuy nhiên, theo sau câu lệnh kết thúc của chương trình Pascal chính là một dấu chấm [.] chứ không phải dấu chấm phẩy [;].

- Câu lệnh begin của khối chương trình chính là nơi bắt đầu thực thi chương trình.

- Các dòng trong [* ... *] sẽ bị trình biên dịch bỏ qua và được thêm một bình luận trong chương trình.

- Lệnh writeln['Hello, World!']; sử dụng hàm writeln có sẵn trong Pascal để hiển thị thông điệp “Hello, World!” trên màn hình.

- Lệnh readkey; cho phép tạm dừng hiển thị thông điệp cho đến người dùng nhấn một phím bất kỳ. Nó là một phần của đơn vị crt, đơn vị chuẩn, thường dùng trong Pascal.

- Lệnh .end cuối cùng kết thúc chương trình.

Biên dịch và thực thi chương trình Pascal

- Mở một trình soạn thảo văn bản trên máy tính của bạn, sau đó copy và dán đoạn code ở trên vào.
- Lưu file là hello.pas.
- Mở cửa sổ Command Prompt và truy cập thư mục nơi bạn lưu trữ file hello.pas.- Nhập fpc hello.pas vào đó rồi nhấn Enter để biên dịch code của bạn.

- Nếu trong đoạn code của bạn không có lỗi nào, Command Prompt sẽ chuyển bạn tới dòng tiếp theo và tạo file thực thi hello và file hello.o object.

- Tiếp theo nhập hello vào cửa sổ Command Prompt để thực thi chương trình của bạn.

- Hello World sẽ được hiển thị trên màn hình và chương trình sẽ đợi cho đến khi bạn nhấn một phím bất kỳ.

$ fpc hello.pasFree Pascal Compiler version 2.6.0 [2011/12/23] for x86_64Copyright [c] 1993-2011 by Florian Klaempfl and othersTarget OS: Linux for x86-64Compiling hello.pasLinking hello8 lines compiled, 0.1 sec$ ./hello

Hello, World!

Đảm bảo rằng trình biên dịch Free Pascal fpc nằm trong đường dẫn của bạn và bạn đang chạy trình biên dịch trong thư mục chứa file nguồn hello.pas.

Về cơ bản cấu trúc một chương trình Pascal có một lệnh tiêu đề, phần khai báo và phần thực thi theo thứ tự đó. Để tìm hiểu rõ hơn về các biến và cách khai báo Pascal, bạn đọc có thể đón đọc và tham khảo trong những bài viết tiếp theo của Taimienphi.vn nhất là cách viết hàm trong Pascal các bạn nhé, thông tin về cách viết hàm trong pascal đã được chúng tôi giới thiệu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc, câu lệnh.

Trước khi tìm hiểu các khối, phần tử cơ bản xây dựng lên ngôn ngữ lập trình Pascal, cùng tìm hiểu cấu trúc một chương trình Pascal bao gồm các phần tử gì. Tham khảo bài viết dưới đây của Taimienphi.vn.

Thủ tục trong Pascal Lệnh rẽ nhánh trong Pascal Cách viết hàm [Function] trong Pascal Cách tải và cài Pascal trên máy tính Các hàm phổ biến trong Pascal Cách chạy chương trình trong Pascal trên máy tính

1. Câu lệnh rẽ nhánh

a. Dạng không đầy đủ
Cú pháp:

if then ;

Nếu điều kiện là đúng thì thực hiện công việc [ngược lại là điều kiện sai thì không thực hiện công việc].

b. Dạng đầy đủ
Cú pháp:

if then else ;

Nếu điều kiện là đúng thì thực hiện công việc 1, ngược lại là điều kiện sai thì thực thi công việc 2.
Chú ý trước ELSE không có dấu ; [chấm phẩy].

* Nếu công việc thực hiện có từ 2 câu lệnh trở lên ta phải đặt chúng trong cặp từ khóa BEGIN và END;

2. Câu lệnh lựa chọn

a. Dạng không đầy đủ
Cú pháp:

case of Hang_1: ; Hang_2: ; ... Hang_n: ; end;

Nếu giá trị của biểu thức rơi vào hằng nào thi công việc tương ứng sẽ được thực hiện rồi kết thúc lệnh case of.
Nếu giắ trị của biểu thức không bằng một hằng nào thì sẽ kết thúc lệnh case of mà không làm gì.

b. Dạng đầy đủ
Cú pháp:

case of Hang_1: ; Hang_2: ; ... Hang_n: else ; end;

Nếu giá trị của biểu thức rơi vào hằng nào thi công việc tương ứng sẽ được thực hiện rồi kết thúc lệnh case of. Nếu giắ trị của biểu thức không bằng một hằng nào thì sẽ thực hiện công việc thứ n+1 và thoát.

Lưu ý:

+ Các giá trị hang_1, hang_2,…,hang_n phải là kiểu đếm được [không phải là kiểu số thực].

+ Các giá trị hang_1, hang_2,…,hang_n có thể là kiểu liệt kê hay kiểu đoạn con

Ví dụ: kiểu liệt kê: 1,3,5,7 a,c,d kiểu đoạn con: 1..10 [2 dấu chấm]

a..z

3. Câu lệnh lặp với số lần biết trước

a. Dạng 1:

for := to do ;

– Bước 1: Kiểm tra giá trị đầu có = giá trị cuối.

Lưu ý: Không giống với các ngôn ngữ khác, Pascal không kiểm tra [biến>cuối] trong câu lệnh FOR … TO … DO để kết thúc vòng lặp mà là kiểm tra [biến=cuối] để thực hiện lần lặp cuối cùng. Vì lẽ đó việc can thiệp vào biến đếm có thể gây ra sự cố “vòng lặp vô tận”. Ngay cả khi bien đã duyệt qua hết phạm vi của kiểu dữ liệu [tức giá trị 255] thì bien quay lai giá trị 0 … và mọi thứ lại tiếp tục …trừ khi gõ Ctrl – Break.

4. Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước

a. Vòng lặp WHILE
Cú pháp:

while do ;

Khi gặp vòng lặp chương trình sẽ kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thì thực thi công việc, sau đó quay lại kiểm tra điều kiện. Cứ tiếp tục như thế cho tới khi nào điều kiện sai thì kết thúc.
{Trong khi điều kiện đúng thì làm công việc}.

b. Vòng lặp REPEAT

Cú pháp:

repeat writeln['i =',i]; i:=i+1; until i>10;

Khi gặp vòng lặp chương trình sẽ thực thi công việc, sau đó kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện sai thì tiếp tục thực hiện công việc sau đó kiểm tra điều kiện. Cứ tiếp tục như thế cho tới khi nào điều kiện đúng thì kết thúc. {Làm công việc cho đến khi điều kiện đúng}.

Lưu ý:

+ Không giống với vòng lặp for Cả hai vòng lặp While và Repeat đều là vòng lặp không xác định trước số lần lặp. Cần phải có câu lệnh thay đổi giá trị biến điều khiển vòng lặp để có thể thoát ra khỏi vòng lặp. + Trong vòng lệnh while thì điều kiện sẽ được kiểm tra trước, nếu điều kiện đúng thì thực hiện công việc. Còn trong lệnh repeat thì ngược lại, công việc được làm trước rồi mới kiểm tra điều kiện, nếu điều kiện đúng thì vòng lặp kết thúc. Như vậy đối với vòng lặp repeat bao giờ thân vòng lặp cũng được thực hiện ít nhất một lần, trong khi thân vòng lặp while có thể không được thực hiện lần nào. + Nếu dùng 2 lệnh này để giải cùng một bài toán, cùng một giải thuật như nhau thì điều kiện sau while và điều kiện sau until là phủ định nhau.

+ Các câu lệnh trong vòng lặp repeat không cần phải đặt trong cặp từ khóa BEGIN và END;

* Một số lệnh khác liên quan

a. Lệnh goto – Cú pháp: goto nhan; Trong đó nhan là một nhãn, tên nhãn được đặt theo quy tắc đặt tên {đã biết} hoặc là số nguyên từ 0 đến 9999 – Hoạt động: Khi gặp lệnh goto chương trình nhảy vô điều kiện đến câu lệnh sau nhãn.

– Lưu ý: Lệnh goto cho phép nhảy từ vị trí này đến vị trí khác trong cùng 1 thân hàm, thủ tục, nhảy từ trong vòng lặp ra ngoài, không cho phép nhảy từ ngoài vào trong vòng lặp, hàm, thủ tục, khối lệnh

b. Lệnh break – Cú pháp: break;

– Hoạt động: lệnh break hoạt động khi được đặt trong thân các vòng lặp for, while, repeat. Khi gặp lệnh break; thì máy sẽ thoát khỏi chu trình của vòng lặp, nếu có nhiều vòng lặp lồng nhau sẽ thoát vòng lặp trong nhất chứa lệnh break;

c. Lệnh exit – Cú pháp: Exit;

– Hoạt động: Lệnh exit sẽ làm chấm dứt chương trình con nếu nó được đặt trong ctc, làm chấm dứt chương trình chính nếu nó ở chương trình chính

d. Lệnh halt – Cú pháp: halt;

– Hoạt động: Khi gặp lệnh halt thì máy sẽ dừng ngay chương trình đang chạy. Lệnh này thường dùng khi thuật toán gặp 1 TH không thể tiếp tục được.


Bài viết gốc : vietsource.net

Video liên quan

Chủ Đề