Cách tư vấn bảo hiểm nhân thọ qua điện thoại

85 / 100

Powered by Rank Math SEO

Tư vấn bảo hiểm qua điện thoại có thể là công việc khó khăn. Vị trí này đòi hỏi bạn phải kiên trì khi nhận được phản hồi không như mong muốn. Vậy cách tư vấn bảo hiểm qua điện thoại nào sẽ giúp bạn thành công? Cùng Finjobs tham khảo qua bài viết sau nhé!

I. Các bước chuẩn bị trước khi telesales bảo hiểm

Để tiếp cận khách hàng và tư vấn bảo hiểm thành công, bạn cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Đặc biệt là những thông tin về các gói sản phẩm, kịch bản tư vấn và cách trả lời những câu hỏi thường gặp thật chuyên nghiệp.

1. Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp

Thành công của bạn trong việc bán bảo hiểm qua điện thoại bắt đầu từ trước khi bạn thực hiện cuộc gọi đầu tiên. Hãy nhìn vào bàn làm việc và môi trường xung quanh bạn. Liệu bàn làm việc của bạn có đang ngập trong giấy tờ và cốc cà phê? Bạn có đang mở hàng triệu cửa sổ trên máy tính của mình? Khi gọi, bạn có sử dụng phần mềm quản lý để sắp xếp các khách hàng hay không?

Sắp xếp ngăn nắp là một trong những bước quan trọng nhất trong bán bảo hiểm qua điện thoại. Đó là bởi suy nghĩ của chúng ta có xu hướng dựa vào môi trường xung quanh. Do đó, một bàn làm việc ngăn nắp sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng, nhanh nhạy hơn. Từ đó, bạn có thể kết nối với vị khách của mình.

Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp.

2. Tạo dựng thương hiệu cá nhân

Khi bán bảo hiểm qua điện thoại, điều quan trọng đó là làm khách hàng tin tưởng. Vậy làm thế nào để khiến họ tin bạn? Câu trả lời không có gì khác ngoài việc bạn phải xây dựng thương hiệu cá nhân. Những khách hàng tiềm năng cần biết họ đang mua hàng từ một chuyên gia có thể cung cấp tất cả thông tin họ cần.

Thương hiệu cá nhân của bạn với tư cách là một chuyên gia bán bảo hiểm sẽ giúp bạn làm được điều đó. Bởi mua bảo hiểm có thể là một quyết định lớn đối với nhiều người. Vì vậy, họ sẽ muốn mua hàng từ người có uy tín và sẽ đặt nhu cầu của khách hàng lên hàng đầu.

3. Hiểu rõ thông tin về các sản phẩm bảo hiểm

Để bán được hàng, bạn cần phải nắm chắc các thông tin về các gói sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm này sẽ mang lại lợi ích gì cho khách hàng, tại sao họ nên mua sản phẩm từ bạn? Càng suy nghĩ nhiều về những câu hỏi tương tự như trên, bạn mới có thể giải thích tất cả những thắc mắc từ khách hàng. Từ đó, họ sẽ tin tưởng và chấp nhận mua sản phẩm từ bạn.

Không chỉ vậy, khi am hiểu về sản phẩm, bạn mới có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Khi đó, quá trình bán sản phẩm trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn.

Hiểu rõ thông tin về các sản phẩm bảo hiểm.

4. Hiểu rõ khách hàng của bạn

Bạn sẽ không bán hợp đồng bảo hiểm cho một công ty du lịch giống như cách bạn bán sản phẩm cho một công ty luật. Họ sẽ có những nhu cầu khác nhau. Điều này cũng đúng trong trường hợp bạn đang bán bảo hiểm cho cá nhân.

Do đó, trước khi thực hiện cuộc gọi, bạn nên nghiên cứu về các khách hàng tiềm năng. Hãy chuẩn bị mọi thứ để đáp ứng các nhu cầu của họ hoặc xử lý khi khách hàng từ chối.

5. Chuẩn bị kịch bản cuộc gọi

Có sẵn một kịch bản cuộc gọi sẽ giúp bạn trình bày thông tin rõ ràng hơn đối với khách hàng tiềm năng của mình. Bạn có thể luyện tập thường xuyên về giọng nói, cao độ sao cho phù hợp với cuộc trò chuyện.

-> Xem thêm: Bí Quyết Bán Bảo Hiểm Nhân Thọ

Chuẩn bị kịch bản cuộc gọi.

II. Kịch bản tư vấn bảo hiểm qua điện thoại

1. Nếu khách hàng từ chối

Khi bán bảo hiểm qua điện thoại, bạn sẽ gặp trường hợp khách hàng tiềm năng từ chối. Vậy làm thế nào để thay đổi điều này? Sau đây là một vài lý do từ chối thường gặp và cách để bạn thoát khỏi trường hợp đó:

Trường hợp 1: “Anh/Chị đã có bảo hiểm và không có nhu cầu muốn đổi”

Đầu tiên, bạn hãy hỏi họ đã mua sản phẩm từ khi nào? Sau đó bạn có thể giải thích về việc thị trường thay đổi có thể thay đổi đến lợi ích họ nhận được.

Trường hợp 2: “Anh/Chị đang bận”

Đây là một trong những lý do từ chối bạn sẽ thường gặp nhất. Với trường hợp này, bạn nên cảm ơn khách hàng vì đã dành thời gian. Tuyệt đối không nên “níu kéo” khách hàng. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn cách trả lời vừa lịch sự vừa giới thiệu thêm thông tin sản phẩm. Chẳng hạn như:

“Dạ vâng, vậy em xin phép không làm phiền anh/chị nữa ạ. Nếu có thời gian, anh/chị có thể tìm hiểu gói bảo hiểm XYZ. Sản phẩm này sẽ giúp anh/chị tích lũy khoản tiền lớn khi về hưu đấy ạ. Nếu có thắc mắc gì, anh/chị có thể liên hệ lại với em ạ. Em cảm ơn anh/chị”

Trường hợp khách hàng từ chối tư vấn bảo hiểm qua điện thoại.

2. Nếu khách hàng đồng ý

Nếu khách hàng đã thể hiện sự quan tâm với sản phẩm của bạn thì đây là lúc bạn trình bày những gì bạn đã nghiên cứu về sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu nhu cầu của khách hàng bằng cách đặt những câu hỏi mở. Từ thông tin khách hàng cung cấp, bạn có thể chủ động hơn trong việc đưa ra lời khuyên, gợi ý về sản phẩm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý không thể hiện việc bạn đã tìm hiểu khách hàng quá chi tiết. Không chỉ vậy, bạn nên cố gắng hẹn gặp khách trực tiếp khi thấy họ đang quan tâm về sản phẩm. Hãy nhớ lựa chọn địa điểm và thời gian thuận tiện nhất cho khách hàng.

-> Xem thêm: Cách tiếp cận khách hàng mua bảo hiểm

III. Cách tư vấn bảo hiểm qua điện thoại

1. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng

Bước đầu tiên để bán bảo hiểm qua điện thoại thành công đó là thiết lập lòng tin với khách hàng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo ra một môi trường thoải mái cho phép họ nói lên tất cả các mối quan tâm.

Để làm được như vậy, bạn cần tìm hiểu rõ tâm lý khách hàng. Bằng cách phân tích thông tin của họ, bạn sẽ có cách tiếp cận phù hợp hơn. Từ đó, bạn có thể đưa ra lời khuyên phù hợp với nhu cầu của họ một cách chính xác.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.

2. Lựa chọn thời điểm phù hợp để gọi điện thoại

Khi gọi điện tư vấn bảo hiểm cho khách hàng, bạn nên tránh các khung thời gian như 8 – 10 giờ sáng hoặc vào các thời gian nghỉ ngơi. Đây là lúc tỉ lệ khách hàng từ chối bạn cao nhất. Bởi khung thời gian này là thời điểm khách hàng vừa bắt đầu làm việc hay họ đang nghỉ ngơi. Do đó, họ sẽ rất khó chịu khi phải nghe điện thoại của bạn.

Vậy khi nào là thời điểm phù hợp nhất để gọi điện thoại? Theo khảo sát, khoảng thời gian từ 4 – 5 chiều là lúc phù hợp nhất. Vào lúc này, các khách hàng tiềm năng của bạn đã hoàn thành xong công việc và có thời gian rảnh để nghe điện thoại từ bạn.

3. Lắng nghe cẩn thận

Mỗi khi bạn gọi cho một khách hàng, hãy lắng nghe thật cẩn thận để tìm ra các cơ hội mới. Những câu hỏi về sở thích, con cái hoặc tài sản đầu tư sẽ giúp bạn nắm rõ nhu cầu của họ. Bằng cách cho họ thời gian để trò chuyện, bạn sẽ có cơ hội giải quyết mối quan tâm đó.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến các chi tiết sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Bởi không phải khách hàng nào cũng sẽ quan tâm đến chi phí. Xếp hạng hoặc lợi ích đặc biệt có thể là yếu tố khiến khách lựa chọn sản phẩm này. Do đó, bạn có thể cân nhắc ghi âm cuộc trò chuyện để nhớ rõ chi tiết.

Lắng nghe cẩn thận.

4. Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu

Khi nói chuyện với khách, bạn nên cố gắng nói ngắn gọn, dễ hiểu. Không phải bất kỳ khách hàng nào cũng hiểu các thuật ngữ chuyên ngành. Do đó, bạn nên sử dụng từ ngữ hằng ngày khi giao tiếp.

Không chỉ vậy, khi tư vấn cho khách, bạn cũng nên lựa chọn những thông tin chính để nói trước. Ngoài ra, nếu có thể, tốt hơn hết bạn nên hẹn gặp khách trực tiếp để tư vấn rõ hơn.

5. Chất lượng đường truyền và giọng nói

Ngoài những yếu tố trên, chất lượng đường truyền và giọng nói cũng là một trong số nhiều tác nhân ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. Do đó, bạn phải đảm bảo đường truyền ổn định. Không chỉ vậy, bạn cũng nên luyện tập để có giọng nói rõ ràng. Vì khách hàng sẽ không tra tiền nếu như họ không nghe rõ những gì bạn nói.

Chất lượng đường truyền và giọng nói.

Bài viết trên là cách tư vấn bảo hiểm qua điện thoại. Finsider Finjobs hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn sẽ nắm được nghệ thuật thuyết phục khách hàng. Nếu bạn vẫn đang tìm việc trong ngành bảo hiểm, tham khảo ngay website nền tảng tuyển dụng tài chính Finjobs để tìm việc làm nhanh nhé.

-> Xem thêm:

Tags: Kỹ năng công sở, kỹ năng phỏng vấn, Tư vấn bảo hiểm

Video liên quan

Chủ Đề