Cách tư vấn bán yến sào


Hồi nhỏ, tôi vốn không thích bán hàng. Với tôi, công việc này là phục vụ người khác, lúc nào cũng nhỏ nhẹ, kiên nhẫn làm mình thấy lệ thuộc quá. Lớn lên, khi đi học, rồi có vì ham kiếm tiền mà xin bán hàng chỗ nọ chỗ kia, song tôi vẫn không cảm được công việc này. Học đại học, tôi chọn ngành Quản trị Nhân sự, ra trường cũng làm đúng nghề nên khái niệm bán hàng với tôi là còn lạ lẫm lắm. Thời ấy tôi cho rằng việc này quá áp lực, cứ "lăn lộn" ngoài đường kiếm khách hàng, tìm hiểu thị trường, mà không chắc sẽ đạt doanh số. Và rồi tôi vẫn không chút thiện cảm với cái nghề "bán nước bọt" này....

Bạn đang xem: Bí quyết bán yến sào online

Ngày rời công sở tôi khởi nghiệp, đó chính là khi tôi nhận ra rằng mình không thể tiếp tục làm Nhân sự, mà vai trò trước mắt của tôi phải là bán hàng, có doanh thu tôi mới có tiền xoay đồng vốn. Khi đã ổn định về sản lượng tổ yến sau nhiều nằm đầu tư vào ngành Yến sào này, tôi bắt đầu tập tành bán hàng theo quán tính và tin rằng mình sẽ làm tốt, ít nhiều gì tôi cũng đã từng có kinh nghiệm đi làm bao lâu nay. Thế là mỗi khi gặp bạn bè, hay quen biết ai tôi đều có mục đích "rao" bán sản phẩm của mình, gặp bà con họ hàng tôi cũng kể về công việc mình làm không ngoài động lực trên. Câu chuyện mỗi khi họ gặp tôi là sự tỉ tê, ra rả về "bài ca Tổ yến" và mua yến ăn thử...

Cuối cùng, có lẽ vì cả nể và hiếu kỳ, họ cũng mua dùng. Xét về kết quả, tôi cũng bán được hàng, nhưng tính lâu dài của nó thì tôi đã không bận tâm đến. Trong số những người thân quen ấy có dăm ba người mua lại, phần lớn chỉ mua đúng 1 lần. Điều đó tôi cũng hiểu, vì sản phẩm tôi đang bán không phải đối tượng nào cũng có thể mua hòai, nó không giống bó rau lạng thịt có thể bỏ vài trăm nghìn để ủng hộ "người nhà" dài lâu. Cứ thế, mỗi tháng tôi lẩn quẩn chỉ vài lạng yến gọi là bán lẻ...

Thấy người ta bán hàng online, tôi cũng mần mò trên facebook. Viết đáo viết để, hình ảnh các kiểu và chỉ có 1 thông điệp đó là: "Tôi bán yến". Bạn bè, đồng nghiệp dần chán những nội dung nhan nhản như thế, họ ngán ngẩm với sự chèo kéo và mời mọc của tôi. Mỗi khi tôi bắt chuyện, họ lại khéo léo bảo rằng đã dùng yến, như thể 1 lời khước từ tế nhị. Dần đà, tôi có cảm giác như không còn ai để tôi tiếp thị sản phẩm của mình; một chút lo lắng, một chút bất lực hoà lẫn trong tâm trạng tôi lúc bấy giờ. Tôi đành đẩy hàng cho mối lái với giá bán nhắc lại thấy đau lòng...

Rồi một ngày, "thiên hạ" trầm trồ khen quyển sách "Đừng bao giờ đi ăn một mình" của tác giả Keith Ferrazzi trên facebook, tôi xem cái tựa thấy hay hay; vì tò mò, và cũng vì tôi đang "bơi chới với" quá nên đã tìm đọc. Tôi đọc mê mẩn và ngấu nghiến từng chương sách như thể bắt được cái phao, đưa tôi lên bờ và gặp được "bác sĩ chẩn bệnh". Suy nghĩ của tôi như lật sang 1 trang mới.

Xem thêm: Đặt Tên Vy Là Gì ? Tên Tiếng Anh Hay Cho Tên Vy [Nữ]

“Cái đọng lại lâu nhất với tôi là xu thế bán hàng của thời đại không phải là bán sản phẩm, chúng ta bán giá trị mà sản phẩm cũng như chính chúng ta mang lại, bán tình yêu và cảm xúc đến khách hàng.



Nói về quyển sách thì có nhiều khía cạnh tôi cần học, nhưng từ đó mà áp vào vấn đề nhức nhối của mình hiện tại thì tôi nghĩ ra 3 điều làm tôi bán hàng không được:

- Tôi chỉ biết có tôi, có sản phẩm của mình và chỉ chăm chăm vào việc tôi bán hàng

- Tôi không hề nghĩ vì sao họ phải mua hàng của tôi, vì sao họ phải giúp tôi. Tôi đem được giá trị gì để họ thấy chưa?

- Và cái nguy hiểm nhất là tôi "sống có 1 mình", tôi tự thu hẹp vòng tròn giao tiếp của mình, và chỉ bán hàng cho ai tôi đã biết. Vậy thì làm sao tôi bán hàng đây?

Tôi bắt đầu xâu chuỗi sự việc, nhìn nhận lại tôi và những người xung quanh... thế rồi tôi nhận ra rằng mình phải thay đổi. Tôi lục hết danh bạ điện thoại, tìm lại những mối quan hệ đã và đang có. Tôi thực hiện "chiến dịch không bao giờ đi ăn 1 mình". Nếu điều này khi làm công sở là thứ tôi chúa ghét vì tôi chỉ thích được yên tĩnh nghỉ ngơi trước khi vào làm việc cho buổi chiều mà thôi; thì giờ đây tôi năng nổ với việc này một cách có ý thức. Tôi ăn trưa, trò chuyện với những người bạn lâu rồi mình không gặp, tôi nhận thấy mình năng động hơn, thoải mái hơn và học hỏi được nhiều hơn. Từ họ, tôi biết và tham gia vào các hội đoàn, rồi được giới thiệu những người bạn mới, cũng như các anh chị gạo cội trong kinh doanh. Cơ duyên tôi lại được học những kỹ năng bán hàng vô giá từ họ, và còn nhiều hơn thế...

Thế giới mới đến với tôi, kiến thức mới đến với tôi. Họ "dạy tôi" nhiều, và cái đọng lại lâu nhất với tôi là xu thế bán hàng của thời đại không phải là bán sản phẩm, chúng ta bán giá trị mà sản phẩm cũng như chính chúng ta mang lại, bán tình yêu và cảm xúc đến khách hàng. Tôi bắt đầu thích thú với những buổi trưa trò chuyện, những cuộc điện thoại thăm hỏi sức khoẻ, tình hình của của nhau, và tích cực với các hoạt động hội nhóm thay vì ru rú ở nhà với mớ yến và nỗi lo tháng này liệu có đủ doanh số.

Tôi không dám khoe môi múa mép về việc làm sao để bán hàng tốt; nhưng với trải nghiệm của mình, khi áp dụng điều trên 1 cách mềm mại, linh hoạt tôi đã thấy tình hình kinh doanh của mình khác hơn rất nhiều. Tôi lại không bao giờ đi ăn 1 mình, lại tiếp tục làm quen, tiếp tục học hỏi. Nếu tôi không xuất sắc về kiến thức chuyên môn, về tầm nhìn xã hội để cho đi, thì tinh thần học hỏi nghiêm túc, mối quan tâm chăm sóc và sự chân thành là điều tôi có thể đáp lại. Trên đời, sự bền vững không thể nào có 1 chiều, bạn muốn nhận thì trước hết phải cho đi. Cũng như giờ đây, tôi có được chút trải nghiệm, tôi muốn chia sẻ. Ngồi đây, khi viết nên những trải nghiệm này tôi tin tôi không cô đơn, tôi cũng không bán hàng cô độc. Tôi có những khách hàng quen, những mối quan hệ mới, bạn bè thân quen, họ tin dùng sản phẩm của tôi 1 cách "tự nguyện", và sẵn lòng "chắp cánh" cho mục tiêu sắp tới mà tôi ấp ủ...

Hành trình bán hàng của tôi là như thế. Tôi chỉ có thể đúc kết và hiểu sâu sắc khi tôi vấp ngã và tự đứng lên. Giờ đây, tôi thấy tôn trọng và yêu công việc bán hàng. Tôi vẫn sales chưa giỏi, còn phải đi tiếp, bước tiếp, thậm chí chạy marathon... nhưng tôi luôn nhớ: "Muốn bán được hàng, kiểu gì thì kiểu sản phẩm phải "chất"!

  • Kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào

    • Hộ kinh doanh cá thể
    • 2 /5 của 44 đánh giá

    Nếu bạn đang có ý định mở cửa hàng bán yến sào để phát triển kinh doanh thì đừng bỏ qua những kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào hữu ích được chia sẻ trong bài viết sau nhé!

    I/ Kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào thành công

    Khimởđại lýyến sào, bạn sẽ cần lưu ý khá nhiều vấn đề liên quan như vấn đề thuê cửa hàng, chuẩn bị vốn, đặt tên cửa hàng, đóng thuế, làm thủ tục đăng ký kinh doanh…Cụ thể, để hiểu hơn về các vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào hữu ích như sau:

    Kinh nghiệm đăng ký ngàng nghề kinh doanh

    – Khi mở cửa hàng kinh doanh yến sào, bạn cần xác định ngành nghề mà mình cần đăng ký kinh doanh là gì? Bởi vì chỉ khi ngành nghề đăng ký phù hợp, bạn mới được cấp giấy phép kinh doanh theo quy định. Hơn nữa, nếu đăng ký sai ngành nghề, bạn sẽ không thể đi vào hoạt động theo đúng quy định.

    Kinh nghiệm lập kế hoạchkinhdoanhyến sào

    – Khi mở cửa hàng đại lýyến sào thì bạn cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình. Và để làm được điều này, bạn nên lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, nêu rõ chi phí kinh doanh, mặt hàng, chủng loại hàng kinh doanh, phương hướng, kinh nghiệm kinh doanh.

    – Xác định xem nhập hàng yến sào ở đâu thì chất lượng, giá cả hợp lý. Ngoài ra, hãy xây dựng các phương án kinh doanh đơn giản, tìm cách kinh doanhyến sào hiệu quả hay tham khảo thêm kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào tư người đi trước để rút ra kinh nghiệm cho riêng mình.

    Kinh nghiệm đặt tên cửa hàng

    Tại sao phải chuẩn bị tên cửa hàng yến sào? Là vấn đề nhiều người thắc mắc. Bởi vì ai cũng nghĩ tên cửa hàng thì đặt sao cũng được. Tuy nhiên, tên cửa hàng lại có những quy định riêng phải tuân thủ. Cụ thể như sau:

    – Tên cửa hàng không được đặt giống hay trùng lặp với các cửa hàng đã đăng ký kinh doanh trước đó trong phạm vi cấp huyện.

    – Tên cửa hàng phải có đủ cấu trúc bao gồm loại hình và tên riêng cửa hàng.

    – Cấm sử dụng từ ngữ, ký hiệu thiếu văn hóa, không phù hợp thuần phong mỹ tục làm tên cửa hàng.

    Kinh nghiệm thuê cửa hàng

    – Trường hợp bạn không có sẵn mặt bằng hay địa điểm kinh doanh thì cần tiến hành thuê cửa hàng để làm địa chỉ buôn bán. Địa điểm cửa hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh. Bởi vì, khi cửa hàng có mặt bằng rộng, ở đường lớn hay khu vực trung tâm, gần khu dân cư, gần chợ thì sẽ dễ thu hút khách hàng hơn là những khu vực khác. Do đó, bạn hãy cân nhắc thật kỹ và tìm một cửa hàng phù hợp khi có ý định kinh doanh yến sào nhé!

    Kinh nghiệm đóng thuế cho cửa hàng

    Sau khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng yến sào, bạn sẽ cần đóng đầy đủ những loại thuế sau:

    – Thuế giá trị gia tăng

    – Thuế thu nhập cá nhân

    – Thuế môn bài

    Bậc thuế Thu nhập 1 năm Mức thuế cả năm
    1 Từ 100 triệu – 300 triệu/ năm 300.000
    2 Từ 300 triệu – 500 triệu/ năm 500.000
    3 Từ 500 triệu – 1 tỷ/ năm 1.000.000

    >> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽkhông phảinộpcác loại thuế trên.

    Kinh nghiệm chuẩn bị vốn kinh doanh

    – Khi mở cửa hàng kinh doanh mặt hàng yến sào thì bạn cần chuẩn bị vốn đầy đủ. Vậy mở cửa hàng yến sào cần bao nhiêu vốn? Thực tế thì tùy theo quy mô, điều kiện kinh doanh của từng chủ kinh doanh mà mức vốn này sẽ khác nhau. Ví dụ nếu bạn cầnmởđại lýyến sào với quy mô nhỏ thì mức vốn sẽ ít hơn so với khi mở cửa hàng với quy mô lớn. Hay nếu bạn không cần thuê cửa hàng, mặt bằng làm cửa hàng thì vốn cũng ít hơn khi phải tiến hành thuê cửa hàng. Do đó, rất khó để xác định một con số chính xác về vốn kinh doanh. Tuy nhiên, theo mức chi phí đồ yến sào hiện tại thì để mở 1 cửa hàng bạn cần tối thiểu từ 100 cho đến 500 triệu đồng.

    Kinh nghiệm xin giấy phépkinhdoanhyến sào

    Khi mở cửa hàng, bạn cần tiến hành làm thủ tục, hồ sơ để xin giấy phép kinh doanh, sau đó mới được đi vào hoạt động. Đối với trường hợp này, bạn nên áp dụng phương thứcđăng ký hộ kinh doanh hộ cá thểcho cửa hàng. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

    – Giấy chứng minh thư nhân dân bản sao công chứng còn hiệu lực của chủ cửa hàng.

    – Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh cửa hàng, đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

    – Hợp đồng thuê mặt bằng, thuê cửa hàng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    >>> Sau khi hoàn tất hồ sơ, bạn mang hồ sơ nộp lên Ủy ban nhân dân cấp quận/ huyện, nơi cửa hàng đặt địa chỉ kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép kinh doanh trong khoảng 5 ngày. Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan quản lý sẽ thông báo lý do cụ thể cho bạn.

    II/ Tư vấn mở cửa hàng yến sào MIỄN PHÍ tại Nam Việt Luật

    Nếu bạn muốn nhận tư vấn MIỄN PHÍ về thủ tục pháp lý khi mở cửa hàng thì hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ nhé!

    – Nam Việt Luật quy tụ nhiều Luật sư, chuyên viên giàu kinh doanh, am hiểu chuyên sâu về thủ tục pháp lý cũng như cácthủ tục xin giấy phép kinh doanh cửa hàng, có khả năng tư vấn, hỗ trợ khách hàng mọi vấn đề liên quan.

    – Bên cạnh việc tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào, hướng dẫn chuẩn bị, đặt tên cửa hàng, đăng ký ngành nghề kinh doanh, Nam Việt Luật còn nhận ủy quyền từ khách hàng để thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và lấy giấy phép. Giúp khách hàng có thể nhanh chóng đưa cửa hàng của mình đi vào kinh doanh.

    – Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc hỗ trợ khách hàng làm thủ tục đăng ký kinh doanh, mở cửa hàng, Nam Việt Luật tự tin sẽ là địa chỉ uy tín mà mọi khách hàng có thể yên tâm tin tưởng.

    Hy vọng rằng những kinh nghiệm mở cửa hàng yến sào trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn vướng mắc nào cần tư vấn, hãy liên hệ ngay đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ nhé!

  • Video liên quan

    Chủ Đề