Cách trị ngứa lòng bàn chân tại nhà

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Thị Kim Hương - Bác sĩ Bệnh viện Hữu Nghĩ Việt-Xô

Ngứa lòng bàn tay bàn chân là một trong những triệu chứng phổ biến mà rất nhiều người hiện nay mắc phải. Vậy có bao giờ các bạn nghĩ rằng tại sao mình lại bị ngứa đỏ lòng bàn tay chân về đêm hay ban ngày và làm thế nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này chưa? Vậy hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết về ngứa lòng bàn tay, bàn chân nguyên nhân và cách điều trị qua bài viết sau đây của VietSkin!

Ngứa lòng bàn tay bàn chân là bệnh gì?

Ngứa giữa lòng bàn chân bàn tay là bệnh gì? [Ảnh minh họa]

Khi trong lòng bàn tay hoặc bàn chân liên tục xuất hiện các nốt to màu đỏ xung quanh có viền màu vàng nhạt kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy bỏng rát khó chịu thì có nghĩa là bạn đang bị chứng ngứa tay chân. Ban đầu có thể da bạn vẫn bình thường nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó những cơn ngứa dai dẳng sẽ khiến người bệnh phải tìm mọi cách để gãi. Việc gãi nhiều khiến cho vùng da bị gãi thương tổn chuyển sang màu đỏ, cùng với đó các mụn nước nhỏ li ti mọc lên. Đặc điểm của những mụn nước này là chúng ăn sâu vào dưới lớp da nên nếu cậy nhẹ chúng khó có thể bị vỡ.

Nguyên nhân ngứa lòng bàn tay và gan bàn chân

1. Do dị ứng với thức ăn: Hiện tượng này thường gặp ở những người cơ địa yếu, cơ địa ở mỗi người lại khác nhau nên nhiều khi một món ăn đối với người này là bình thường thì với người khác lại là chất xúc tác nguy hiểm. Chính bởi vậy các bạn cần phải hiểu rõ cơ thể mình để tránh tiếp xúc với những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng da như hải sản, đồ chứa chất tanh…

>>> Đọc thêm: 7 thực phẩm này giúp giảm bớt các triệu chứng dị ứng theo mùa

2. Viêm da cơ địa: Chứng bệnh này là một phân lớp nhỏ của bệnh chàm, nấm da biểu hiện của chúng là trên vùng da bệnh mọc lên các nốt ban đỏ dày lên thành từng lớp sau đó bong tróc ra. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do không dung nạp histamin và dị ứng.

Ngứa lòng bàn tay bàn chân do bị tổ đỉa

3. Tổ đỉa: Bệnh lí này thường gặp nhất nguyên nhân chủ yếu do di truyền và dị ứng, triệu chứng thường gặp là nổi mẩn ngứa ở tay và chân. Lớp da bị bệnh lâu dần dày lên sần sùi, bong tróc, nếu như người bệnh cố tình gãi sẽ làm cho các nốt mụn vỡ ra ăn sâu vào trong dẫn đến nhiễm trùng. Bệnh thường nặng hơn vào buổi tối nên khiến cho bệnh nhân bị ngứa tay chân về đêm hoặc khi thời tiết ẩm thấp.

4. Xơ mật tiên phát: Tuy là bệnh bên trong cơ thể nhưng chúng cũng dẫn đến ngứa lòng bàn tay, bàn chân . Ngay cả tại thời điểm bệnh chưa phát triển thì một trong các dấu hiệu sớm nhất là bị ngứa tay chân. Mức độ ngứa cũng thay đổi đặc biệt dữ dội vào ban đêm. Nguyên nhân căn bệnh này được các nhà khoa học đưa ra là do lượng acide mật tự do ở trong máu gây ra, hậu quả là một số căn bệnh liên quan đến hệ đường mật.

5. Chứng Lupus ban đỏ: Khác với các căn bệnh khác đây là một dạng bệnh tự miễn nghĩa là chúng tự tấn công và tiêu diệt các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Dấu hiệu của hội chứng này là tay bị ngứa, xuất hiện tổn thương và các vùng đỏ ngứa lòng bàn tay.

6. Bệnh vảy nến: Tình trạng này khá phổ biến, gây ra sự tăng trưởng không kiểm soát của các tế bào da có nghĩa là các tế bào da không thể bong ra một cách tự nhiên. Thay vào đó, các tế bào da thừa chồng chất lên bề mặt da của bạn. Bệnh vảy nến có thể gây ra:

  • Mụn nước đỏ, đôi khi có vảy trắng bạc
  • Đau, sưng khớp
  • Da nứt nẻ có thể bị chảy máu

Hướng điều trị

Móng tay phải thường xuyên được cắt ngắn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ để tránh trầy xước da do gãi. Có thể bôi lên vùng da bị ngứa bằng các chất làm dịu mát như bạc hà, khuynh diệp, calamine.

Kem chứa corticoid cũng có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa cơn ngứa.

Các loại kem chứa corticoid cũng có thể làm giảm tình trạng viêm nhiễm và ngăn ngừa cơn ngứa nên có thể sử dụng nếu như bạn bị ngứa trong phạm vi nhỏ. Đối với các trường hợp bị ngứa lòng bàn tay do nhiễm độc của cây thường xuân thì phải tăng liều lượng corticoid lên mạnh.

Tuy nhiên đối với những trường hợp bị ngứa lòng bàn tay, bàn chân do nấm, kí sinh trùng, vi khuẩn thì bạn vẫn nên tới các phòng khám da liễu để được điều trị đặc hiệu bởi vì lúc này cần phải áp dụng các loại thuốc có tác dụng cục bộ hoặc toàn thể. Thuốc điều trị cục bổ chỉ cần bôi lên trên da trực tiếp còn thuốc hệ thống phải đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc là tiêm để phân tán ra toàn bộ cơ thể.

Dù ngứa do ở mức độ như thế nào muốn trị liệu sớm đạt kết quả cần phải xác định chính xác căn nguyên và căn cứ vào đó để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Muốn đạt được điều này bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín hoặc gặp các bác sỹ chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp.

Nguồn tài liệu tham khảo

  • Why Do I Have Itchy Palms?
    //www.healthline.com/health/itchy-palms

Bên cạnh đó, hoạt động tuần hoàn suy giảm khi bị tiểu đường cũng có thể khiến da bị khô và ngứa.

>>> Bạn có thể quan tâm: Da khô ở bàn chân, biết cách chăm sẽ đỡ!

6. Viêm nang lông

Viêm nang lông là một bệnh lý về da xảy ra khi các nang lông bị viêm. Lông tóc xoăn, mụn trứng cá hoặc suy giảm hệ thống miễn dịch là những yếu tố rủi ro phổ biến dẫn dến tình trạng này.

Triệu chứng điển hình của bệnh là sự xuất hiện của một cụm mụn ngứa trên chân, khu vực xung quanh cụm mụn đỏ lên và đau rát. Bên cạnh đó, một số người còn bị nổi mụn nước, chảy mủ khi vỡ mụn.

7. Giãn mạch máu

Tập thể dục là cách tuyệt vời giúp bạn giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện một số tình trạng bệnh lý mãn tính. Tuy nhiên, khi bắt đầu một hình thức tập thể dục mới, bạn có thể cảm thấy ngứa ở chân.

Một số người cảm thấy ngứa trong lúc hoặc sau khi đi bộ, chạy bộ và tập luyện các bài tập khác. Nguyên nhân là do khi hoạt động, mao mạch ở chân giãn nở, làm tăng lưu lượng máu đến cơ bắp và các dây thần kinh xung quanh.

Ngứa chân do giãn mạch máu chỉ là hiện tượng tạm thời và sẽ giảm dần khi cơ thể bạn bắt đầu thích nghi với cường độ luyện tập mới.

8. Hội chứng chân không yên [RLS]

Hội chứng chân không yên là tình trạng khiến người bệnh luôn cảm thấy bồn chồn, khó chịu ở chân, buộc người bệnh phải di chuyển liên tục. Cảm giác này nhận thấy rõ nhất khi người bệnh nghỉ ngơi, chẳng hạn như lúc ngồi hoặc nằm. Hội chứng chân không yên có thể gây khó ngủ vào ban đêm, khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi và mất tập trung trong công việc.

Hiện nay, y học vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Các chuyên gia cho rằng hội chứng có thể xuất hiện do sự mất cân bằng các hóa chất trong não liên quan đến chuyển động cơ bắp.

9. Tác dụng phụ của thuốc

Đôi khi, ngứa chân có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Trong đó, bị ngứa do dùng thuốc giảm đau nhóm opioid là phổ biến nhất. Thông thường, cảm giác ngứa do những nguyên nhân này thường không đi kèm phát ban hoặc nổi mề đay.

Một số loại thuốc trị ung thư cũng gây ra cảm giác ngứa và có thể kèm theo các triệu chứng về da khác.

10. Ngứa chân do một số bệnh lý khác

Mặc dù không phổ biến nhưng ngứa chân có thể là một dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng sau:

  • U lympho: Cảm giác ngứa thường xảy ra ở những người mắc u lympho Hodgkin và u lympho tế bào T ở da.
  • Ung thư da: Trong đa số trường hợp, dấu hiệu nhận biết duy nhất của bệnh ung thư da là một đốm nhỏ như nốt ruồi trên da. Đôi khi, đốm da này sẽ gây ngứa cho bạn.
  • Bệnh thận tiến triển: Ngứa ngáy là triệu chứng phổ biến khi thận bắt đầu suy giảm chức năng và người bệnh cần tiến hành lọc máu.
  • Bệnh gan: Viêm gan C, xơ gan hoặc tắc ống mật có thể gây ngứa da.
  • Bệnh tuyến giáp. Các vấn đề về tuyến giáp có thể là nguyên nhân dẫn đến ngứa chân. Trong một số trường hợp, bệnh lý tuyến giáp còn gây phát ban da mãn tính.

>>> Bạn có thể quan tâm: 10 bí quyết chăm sóc da chân mềm mại như em bé

Điều trị tình trạng ngứa chân

Các phương pháp điều trị tình trạng ngứa chân sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu ngứa chân là do khô da, bạn có thể sử dụng kem hoặc gel bôi để giữ ẩm cho đôi chân của mình. Bạn cũng nên thực hiện các bước giữ ẩm cho da trước, sau khi cạo lông và sau khi tắm.

Một số sản phẩm đặc trị có thể giúp bạn giảm ngứa, bao gồm kem chống ngứa, hydrocortison và thuốc bôi ngoài da calamine. Bạn cũng có thể dùng thuốc kháng histamine đường uống để kiểm soát phản ứng dị ứng.

Video liên quan

Chủ Đề