Cách trị mồ hôi đầu ở trẻ nhỏ

Mồ hôi trộm là hiện tượng ra mồ hôi không liên quan đến nhiệt độ môi trường và chỉ khi ngủ mới bị. Trẻ ra mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn.

Ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý tự nhiên để điều hòa nhiệt độ cơ thể và giúp thải các chất độc ra ngoài. Tuy nhiên nếu trẻ ra mồ hôi trộm thường xuyên có thể được xem là không tốt cho sự phát triển tự nhiên. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời và lau hết mồ hôi ướt trên bề mặt da buổi đêm trẻ dễ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về đường hô hấp.

Trẻ bị ra mồ hôi trộm có thể xử trí nhanh bằng mẹo dân gian

Hãy thử áp dụng những phương pháp dưới đây mẹ nhé!

1. Tắm nắng “xử” ra mồ hôi trộm

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ vừa giúp tổng hợp vitamin D vừa làm cho bé không còn đổ mồ hôi trộm nữa. Đây cũng là lý do đôi khi triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh cũng được xem là dấu hiệu cảnh báo trẻ thiếu vitamin D.

Thời điểm cho trẻ tắm nắng thích hợp nhất là từ 6h30 – 7h30 buổi sáng mùa hè. Vào mùa mưa, lạnh, bạn có thể tắm nắng cho bé muộn hơn một chút, khoảng từ 9-10h sáng. Mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng khoảng từ 15-30 phút. Nơi tắm nắng cần tránh gió lùa để hạn chế bé bị nhiễm lạnh.

Lưu ý về cách phơi từng bộ phận của trẻ cách lần lượt như sau: Đầu tiên là lưng, sau đó đến chân, bụng, và cuối cùng là những bộ phận khác, ngoại trừ phần đầu. Khi tắm nắng nhớ che mắt và bộ phận sinh dục của bé lại.

2. Lá đinh lăng “khắc tinh” của mồ hôi trộm

Từ khi mang thai mẹ có thể đã được nghe những thông tin về công dụng trị mồ hôi trộm của lá đinh lăng. Lá cây đinh lăng khi sao khô làm gối hoặc trải xuống giường sẽ giúp thông kinh lạc, tránh đổ mồ hôi đầu, gáy giúp bé ngủ ngon, không bị giật mình.

Thành phần trong gối gồm lá đinh lăng đã được phơi khô, sao vàng và hạ thổ, cùng với bông gòn theo tỷ lệ 50/50. Kiên trì cho trẻ gối đầu hoặc nằm khoảng 3 ngày đến 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Không chỉ là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon miệng mà nhờ đặc tính tính ấm, vị cay nồng và thơm có công dụng giúp đào thải chất độc mà lá lốt được xem như là một vị thuốc trị nhiều bệnh rất hữu ích trong Đông y. Cách trị đổ mồ hôi trộm ở trẻ bằng lá lốt là một trong số rất nhiều công dụng đó.

Cách sử dụng: Đun sôi lá lốt với nước, để hơi âm ấm [bạn đưa tay vào thử trước nhé] rồi cho tay, chân bé vào ngâm, liên tục trong nửa tháng, mồ hôi trộm sẽ được giảm bớt rất nhiều.

4. Cháo trai – Món ăn bài thuốc

Với những trẻ ăn dặm thì đây là cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

Cách nấu cháo trai: 100g con trai đã luộc chín, nặn hết ruột bẩn, thái nhỏ. Sau đó cho trai vào xào thơm. Lấy nước luộc trai để nấu cháo.

Cháo nhừ cho trai vào và nấu sôi, cuối cùng thêm một chút lá dâu. Cho bé ăn 2 lần/ngày và ăn cách ngày liên tục trong 3 ngày sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ.

Mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám nếu nhận thấy những dấu hiệu sau:

1. Dấu hiệu bệnh tim

Nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều khi đang ăn hoặc ngồi chơi nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Ngoài ra, nếu da trẻ tím tái khi khóc hoặc ăn đều đặn mà trẻ không tăng cân mẹ cũng nên nghĩ đến bệnh lý này. Trẻ nhỏ mắc bệnh tim thường đổ mồ hôi thường xuyên vì tim phải làm việc nhiều để bơm máu một cách hiệu quả.

2. Chứng đổ mồ hôi quá nhiều [Hyperhidrosis]

Trẻ bị đổ mồ hôi quá nhiều kể cả khi phòng điều hòa có thể trẻ đã bị chứng Hyperhidrosis, tức là đổ mồ hôi nhiều vượt quá mức cơ thể cần để duy trì nhiệt độ bình thường.

Ngoài ra, trẻ ra mồ hôi trộm quá nhiều có thể do rối loạn ở hệ thống thần kinh, gặp vấn đề về thở, tuyến giáp hoạt động quá nhiều hay rối loạn gen. Mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nếu thấy bé có triệu chứng toát mồ hôi khác thường.

Nguyễn Mận

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Bằng cấp: Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 12: Năm

Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, là người yêu thích học hỏi, luôn muốn nâng cao kiến thức y khoa. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp Y đa khoa chính quy 2012, bác sĩ tiếp tục học Định hướng chuyên khoa Sản phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ. Không dừng lại ở đó, bác sĩ tiếp tục tham dự các lớp học:

  • Siêu âm bụng tổng quát, siêu âm sản phụ khoa [Y khoa Phạm Ngọc Thạch]
  • Phẫu thuật nội soi sản phụ khoa [Bệnh viện Từ Dũ]
  • Bệnh lý sàn chậu [Bệnh viện Từ Dũ]

Hiện nay, bác sĩ Huỳnh Kim Dung đã tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Sản phụ khoa tại Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh [khóa 2017-2019]. Thạc sĩ – bác sĩ Huỳnh Kim Dung là tham vấn y khoa cho MarryBaby các bài viết về chuyên đề sản phụ khoa.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là tình trạng phổ biến đặc biệt là trẻ sơ sinh thường xảy ra khi bé vui chơi hoặc lúc bé đi ngủ. Hầu hết, tình trạng đổ mồ hôi này là bình thường nhưng có một số trường hợp cảnh báo vấn đề về sức khỏe.

Do đó việc tìm ra nguyên nhân và cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em là giải pháp cần thiết. Các mẹ đừng nên bỏ qua những cách trị đổ mồ hôi hiệu quả ở trẻ chi tiết trong bài viết.

Đổ mồ hôi đầu ở trẻ em có nguy hiểm không? 

Mồ hôi tiết ra có vai trò làm mát và điều hòa thân nhiệt ở trẻ, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Toát mồ hôi giúp cơ thể bé luôn duy trì được ở mức độ nhiệt độ cơ thể ổn định nhất.

Mồ hôi của trẻ tiết ra nhiều nhất khi bé đùa nghịch, vận động hoặc xuất hiện khi trẻ nghỉ ngơi hoặc nằm ngủ. Bởi hệ thần kinh của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên việc đổ mồ hôi đầu sẽ tiết ra nhiều hơn và là một trong những hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nhưng trong một số trường hợp mồ hôi đầu của trẻ tiết ra quá nhiều ngay cả trong lúc bé nằm nghỉ ngơi ở không gian thoáng mát nhưng mồ hôi đầu vẫn toát ra rất nhiều. Lúc này báo hiệu cơ thể bé xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe. 

Có một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng bệnh lý đổ mồ hôi đầu ở trẻ như: bé thiếu canxi, thiếu Vitamin D, còi xương hoặc suy dinh dưỡng. Đây là những vấn đề ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Vậy nên khi thấy các dấu hiệu bất thường về tuyến mồ hôi của bé, các bậc phụ huynh nên quan tâm và chú ý để trẻ nhiều hơn. Nếu bé gặp các vấn đề bệnh lý nên tìm giải pháp để trị đổ mồ hôi hiệu quả là điều rất cần thiết.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chọn gối cao su Liên Á cho bé

Nguyên nhân gây ra tình trạng đổ mồ hôi đầu của trẻ

Hiện tượng toát mồ hôi là cách giúp bé điều hòa nhiệt độ cơ thể. Trong trường hợp hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể của bé đã được phối hợp nhịp nhàng thì việc đổ mồ hôi đầu ở trẻ sẽ dần biến mất đi.

Lúc này thì các trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ là không cần thiết nữa. Nhưng để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên hiện tượng này là sinh lý bình thường hay bệnh lý là điều vô cùng cần thiết. 

Các nguyên nhân nội sinh 

Trong những năm đầu đời tuyến mồ hôi của bé sẽ tiết ra nhiều, nguyên nhân bắt nguồn từ chính cơ thể của bé. 

Hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện 

Hệ thống thần kinh trong cơ thể con người là một mạng lưới rộng và phức tạp. Chúng trải dài khắp cơ thể với nhiệm vụ truyền thông tin, mệnh lệnh từ não và tủy sống đến các bộ phận khác trên cơ thể. Để hoàn thiện hệ thống thần kinh này cần mất một khoảng thời gian để hoàn thiện. 

Vậy nên, khi hệ thống thần kinh được hoàn thiện thì cơ thể có thể thực hiện toàn bộ các chức năng cần thiết. Trong đó bao gồm các việc như điều hòa nhiệt độ, làm mát và cân bằng nhiệt trong mọi trường hợp khác nhau.

Nhưng với đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ khi hệ thần kinh chưa được hoàn thiện nên không thể điều hòa thân nhiệt. Do đó gây ra hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em.

Do tuyến mồ hôi trên cơ thể bé

Đối với cơ thể người trưởng thành thì các tuyến mồ hôi đã hoạt động ổn định. Mồ hôi có thể tiết ra ở khắp các bộ phận của cơ thể. Nhưng ở trẻ em thì khác, tuyến mồ hôi vẫn chưa được hoàn thiện.

Đặc biệt ở một số bộ phận như nách vẫn chưa thể tiết ra mồ hôi. Do đó tuyến mồ hôi ở đầu là vị trí hoạt động nhiều nhất. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em.

Các nguyên nhân bên ngoài 

Bên cạnh các nguyên nhân nội sinh thì có các nguyên nhân từ bên ngoài dẫn tới tình trạng đổ mồ hôi ở trẻ. Trong đó có hai nguyên chính phổ biến phải kể đến như nhiệt độ môi trường xung quanh và bé được bế trong một thời gian dài.

Xem thêm: Kinh nghiệm chọn chăn ga gối đệm trẻ em chất lượng

Do nhiệt độ môi trường 

Khi nhiệt độ ở môi trường tăng cao, đặc biệt là vào thời điểm mùa hè, bé rất dễ đổ mồ hôi. Đặc biệt với những phòng ngủ có không gian nhỏ bí bách, hẹp thì việc mồ hôi đầu của trẻ xuất hiện nhiều hơn cũng là vấn đề không đáng lo ngại.

Bên cạnh đó có một số trường hợp khi nhiệt độ thời tiết mát mẻ, bố mẹ lo lắng con sẽ bị lạnh nên cố gắng mặc cho bé những bộ quần áo dày dặn, che kín khắp cơ thể. Và đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mồ hôi đổ nhiều ở vị trí đầu của bé. 

Do bé được bế trong thời gian dài

Đối với trẻ nhỏ như trẻ sơ sinh thường xuyên được mẹ bế trên tay ở một tư thế lâu thường xuyên xảy ra tình trạng đổ mồ hôi. Vậy nên việc bế trẻ như vậy cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị nóng, đổ mồ hôi. Bên cạnh đó nhiệt độ cơ thể của mẹ truyền sang cho bé cùng nhiệt độ môi trường khiến bé dễ bị đổ mồ hôi đầu. 

Trẻ bị tăng tiết mồ hôi 

Khi bé ở khu vực có nhiệt độ ổn định, mát mẻ nhưng vẫn bị đổ mồ hôi thì có thể trẻ mắc các vấn đề tăng tiết tuyến mồ hôi. Đây là vấn đề nguyên phát, đổ mồ hôi không phải do bệnh lý nào gây ra mà do cơ thể tăng hoạt động bài tiết mồ hôi.

Hiện tượng này có thể hết hoàn toàn khi trẻ lớn hơn. Chỉ có một số ít trường hợp vẫn có thể tiếp diễn. Lúc này bố mẹ có thể nghĩ đến việc điều trị cho trẻ nếu thấy có những bất tiện trong cuộc sống.

Do bé bị còi xương 

Với các bé bị còi xương thì vấn đề đổ mồ hôi đầu thường xuyên xảy ra, bên cạnh vấn đề bé bị còi xương có thể thêm các dấu hiệu:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, giấc ngủ không yên, thường xuyên bị giật mình khi ngủ
  • Bé rụng nhiều tóc hình vành khăn ở phía sau gáy
  • Bé có các bất thường ở xương đầu: thóp rộng, mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở. 
  • Mọc răng chậm
  • Bé chậm phát triển vận động như: chậm lẫy, bò, đi, đứng,... 

Trẻ mắc bệnh tim

Nếu bé không chỉ đổ mồ hôi ở khu vực đầu mà còn đổ mồ hôi nhiều khi thực hiện các hoạt động đơn giản thì có thể bé mắc các bệnh về tim mạch. Với các hoạt động đơn giản như khi trẻ bú, lúc ngủ hay vận động nhẹ. Bởi do tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu nên cơ thể trẻ dễ đổ nhiều mồ hôi.

Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em hữu hiệu 

Hiện nay có rất nhiều cách giảm tình trạng đổ mồ hôi đầu ở trẻ em, nhưng cách để có thể khắc phục dứt điểm và hiệu quả thì bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bởi khi hiểu được nguyên nhân sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp và mang đến hiệu quả cao.

Đảm bảo không gian thoáng đãng, mát mẻ

Khi điều kiện thời tiết nóng bức thì việc mang đến cho bé không gian thoáng mát là điều vô cùng cần thiết. Bởi khi bé ở trong không gian bí bách, nóng bức sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và thường xuyên quấy khóc.

Ngoài ra, nếu để nhiệt độ phòng quá cao sẽ khiến sẽ dễ bị ốm yếu. Vậy nên, cần đảm bảo một không gian thoáng mát, sạch sẽ giúp bé hạn chế việc đổ mồ hôi đầu và còn hỗ trợ bé rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe.

Lên một thực đơn ăn uống đầy đủ cho bé 

Việc thay đổi thực đơn vào những ngày nắng nóng là một trong những cách trị mồ hôi hiệu quả. Thay vì để trẻ ăn những món ăn có tính chất nóng thì mẹ nên chọn những thực phẩm có tính thanh mát và giàu vitamin như rau xanh, hoa quả tươi. Bên cạnh đó bạn cũng nên cho trẻ uống đủ nước cần thiết trong một ngày.

Ngoài ra có thể tăng cường bổ sung Vitamin D cho bé bằng cách cho bé tắm trong vào khoảng thời gian thích hợp ví dụ như vào buổi sáng sớm. Lưu ý cần cho trẻ tắm nắng đều đặn mỗi ngày trước 8h sáng. Và khi cho trẻ tắm nắng không nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu và mắt của con.

Xem thêm: Các cách hay giúp bé ngủ sớm ngon giấc hơn

Sử dụng giấm táo 

Giấm táo có tác dụng cân bằng độ PH trong cơ thể nó có tác dụng giảm bài tiết mồ hôi của cơ thể. Với các bé lớn hơn mẹ có thể sử dụng giấm táo để trị đổ mồ hôi theo cách sau:

  • Lau đầu cho bé bằng khăn giấy đã nhúng vào giấm táo hữu cơ ngày 2 lần
  • Trộn 10ml giấm táo với nước ấm và một ít mật ong cho trẻ uống hàng ngày.
  • Lưu ý không nên sử dụng cách này với trẻ sơ sinh

Sử dụng trà xô thơm

Đây là loại trà có thể giảm lượng mồ hôi cơ thể tiết ra. Việc ngăn ngừa đổ mồ hôi của loại trà này còn có thể giúp loại bỏ mùi hôi của cơ thể.

Với cách này mẹ chỉ cần sử dụng cây xô thơm đun với nước sôi cho trẻ uống 3-4 lần/ngày. Lưu ý cách này chỉ nên áp dụng với trẻ lớn không áp dụng với trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Tư vấn bí quyết chọn đệm cho giường tầng trẻ em

Một số mẹo khác trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em

  • Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo không gian thoáng mát, rộng rãi
  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho bé
  • Cho bé uống đủ nước mỗi ngày
  • Cho bé ngủ đủ giấc mỗi ngày bằng cách chọn đệm, gối ngủ phù hợp với cơ địa
  •  Tránh để bé ăn no quá 30 phút trước khi đi ngủ
  • Sử dụng khăn mềm lau khô vùng thường xuyên đổ mồ hôi, tránh cho bé bị cảm lạnh
  • Thường xuyên cho bé ăn rau xanh, trái cây hàng ngày. Nên hạn chế các thực phẩm có tiêu tỏi, ớt vì có tình nóng khiến bé đổ mồ hôi nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích lý giải về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả vấn đề đổ mồ hôi đầu ở trẻ em. Mong rằng với bài viết này có thể giúp ích cho gia đình có con nhỏ yên tâm phần nào và có cách khắc phục hiệu quả đổ mồ hôi trộm của bé.

Video liên quan

Chủ Đề