Cách tính tần số tim

Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa các điện cực dương và điện cực âm đặt ở các chi và trên thành ngực. Sáu chuyển đạo trong số đó nhìn vào tim theo mặt phẳng đứng dọc [DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF] và sáu chuyển đạo nhìn theo mặt phẳng cắt ngang [sử dụng các chuyển đạo trước tim V1, V2, V3, V4, V5, và V6]. Điện tâm đồ 12 chuyển đạo rất quan trọng trong chẩn đoán nhiều bệnh tim mạch [xem Bảng: Phân tích Điện tâm đồ bất thường Phân tích Điện tâm đồ bất thường Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm ], bao gồm:

  • Loạn nhịp tim

  • Thiếu máu cơ tim

  • Giãn tâm nhĩ

  • Phì đại tâm thất [xem Bảng: Tiêu chuẩn chẩn đoán Điện tâm đồ của phì đại thất trái Tiêu chuẩn chẩn đoán Điện tâm đồ của phì đại thất trái Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm ]

  • Các tình trạng dẫn đến ngất hoặc đột tử [ví dụ, Hội chứng Wolff-Parkinson-White, Hội chứng QT dài, Hội chứng Brugada].

Để hiểu thêm về cách phân tích điện tâm đồ, xem Chương Tổng quan về loạn nhịp tim Chẩn đoán Tim của người bình thường khỏe mạnh đập đều đặn và nhịp nhàng. Các tế bào cơ tim có các tính chất điện học đặc biệt giúp các xung động được hình thành và dẫn truyền trong cơ tim tạo ra các nhát... đọc thêm và Điện tâm đồ trong Hội chứng Động mạch vành cấp ECG Các hội chứng mạch vành cấp tính do tắc nghẽn động mạch vành. Hậu quả phụ thuộc vào mức độ và vị trí của tắc nghẽn và bao gồm từ chứng đau thắt ngực không ổn định đến nhồi máu cơ tim không ST... đọc thêm . Đại học Utah đã xuất bản một cuốn sách Hướng dẫn đọc Điện tâm đồ ["useful ECG tutorial"].

Các thành phần sóng của Điện tâm đồ thường quy

Điện tâm đồ bao gồm sóng P, khoảng PR, phức QRS, khoảng QT, đoạn ST, sóng T và sóng Uxem Hình: Sóng điện tâm đồ. Sóng điện tâm đồ. Điện tâm đồ thường quy cung cấp 12 góc nhìn khác nhau xung quanh quả tim nhờ cách bố trí 12 điện cực tạo ra 12 vector khác nhau quanh tim. Các vector này phản ánh sự chênh lệch điện thế giữa... đọc thêm ].

Sóng điện tâm đồ.

Sóng P = hoạt hóa [khử cực] tâm nhĩ. Khoảng PR = khoảng thời gian từ khi khởi đầu khử cực nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất. Phức bộ QRS = sự khử cực của tâm thất, bao gồm các sóng Q, R, và S. Khoảng QT = khoảng thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm thất cho đến khi kết thúc tái cực tâm thất. Khoảng RR = khoảng thời gian giữa 2 phức bộ QRS. Sóng T = tái cực tâm thất. Đoạn ST cộng với sóng T [ST-T] = tái cực tâm thất. Sóng U = có thể là hậu khử cực tâm thất [giai đoạn tâm trương thất trái].

Sóng P

Sóng P biểu hiện sự khử cực ở tâm nhĩ. Sóng P dương ở hầu hết các chuyển đạo, trừ aVR. Sóng P có thể hai pha ở chuyển đạo DII và V1; trong đó, pha đầu tiên biểu thị khử cực tâm nhĩ phải, và pha thứ 2 đại diện cho khử cực của tâm nhĩ trái.

Sự tăng biên độ của một hoặc cả hai thành phần xảy ra khi giãn tâm nhĩ. Giãn nhĩ phải tạo ra sóng P > 2 mm ở chuyển đạo DII, DIII, và aVF [P phế]; giãn nhĩ trái tạo ra sóng P rộng và hai đỉnh ở chuyển đạo DII [P hai lá]. Thông thường, trục sóng P nằm giữa 0° và 75°.

Khoảng PR

Khoảng PR là thời gian từ khi bắt đầu khử cực tâm nhĩ cho đến khi bắt đầu khử cực thất. Thông thường, thời gian này là 0,10 đến 0,20 giây. Khi PR > 0,2 giây, được gọi là nghẽn dẫn truyền nhĩ thất độ 1.

Phức bộ QRS

Phức bộ QRS biểu hiện sự khử cực thất.

Sóng Q là thành phần âm đầu tiên của phưc bộ QRS. Sóng Q bình thường dài 30 ngày, người ta có thể cấy máy ghi biến cố dưới da. Loại máy ghi này được điều khiển và thu thập dữ liệu thông qua nam châm từ tính kết nối với máy tính chủ. Tuổi thọ pin của máy ghi biến cố dưới da là 36 tháng.

Máy theo dõi ngoài da không dây

Đây là một loại máy theo dõi mới ghi điện tim một chuyển đạo. Máy này có cấu tạo nhỏ, chống nước, không dây, dính chặt lên ngực bệnh nhân và có thể bỏ đi sau khi sử dụng. Một trong số các loại thiết bị này có khả năng liên tục ghi nhận nhịp tim lên đến 2 tuần. Một thiết bị khác có hoạt động tương tự như một máy ghi biến cố tim, trong đó bệnh nhân sẽ ấn nút trên thiết bị khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng có thể liên quan đến loạn nhịp [như đánh trống ngực, chóng mặt] để ghi lại dữ liệu điện tim trong 45 giây trước thời điểm ấn nút cộng thêm 15 giây sau đó. Tuy nhiên, không giống với máy ghi biến cố tim, loại máy này không có tính năng báo cáo tự động trong thời gian thực.

Thông tin tham khảo thêm

  • University of Utah ECG Learning Center

  • CredibleMeds QTDrugs List

Video liên quan

Chủ Đề