Cách tính lượng oxy trong nuôi tôm

Ảnh hưởng của nồng độ oxy đến sự phát triển của cá nuôi

Oxy hòa tan rất cần thiết để duy trì sự sống của các loài sinh vật trong ao nuôi. Để quản lý tốt lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thì người nuôi cần phải tuân thủ quy trình nuôi, khi sử dụng thuốc, hóa chất cần có hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi cá lớn hơn 5 mg/l thì cá sinh trưởng phát triển tốt. Ngược lại, nếu hàm lượng oxy hòa tan nhỏ hơn 3 mg/l sẽ ảnh hưởng đến sinh lý cá nuôi, tỉ lệ sống giảm, chậm tăng trưởng, dễ mắc bệnh, ao không đạt năng suất, cá ăn ít hoặc ăn chậm dẫn đến thức ăn dư thừa trong ao, hệ số thức ăn [FCR] cao, tích tụ khí độc, thời gian nuôi dài, chi phí sử dụng thuốc, hóa chất cao…

[Nguồn: Vietfish]

Các giải pháp tăng nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi

-         Tính toán mật độ nuôi hợp lý: Khi thả giống, cần căn cứ vào hình thức nuôi, đối tượng nuôi, điều kiện trang thiết bị, trình độ quản lý, sản lượng mong muốn cùng với quy cách giống để tính toán mật độ thả nuôi sao cho hợp lý. Mật độ quá cao mức tiêu thụ oxy càng lớn sẽ gây ra tình trạng “tranh oxy” giữa các cá thể, giảm thấp hiệu quả sản xuất kéo theo hiệu quả kinh tế giảm.

-         Kỹ thuật chăm sóc, cho ăn: Phân động vật và thức ăn dư thừa là nguồn ô nhiễm hữu cơ chủ yếu trong ao nuôi, quá trình phân giải hữu cơ sẽ tiêu hao một lượng lớn khí oxy. Khi cho cá ăn những loại thức ăn chất lượng kém, có dinh dưỡng không cân bằng sẽ làm cho lượng phân thải và thức ăn dư thừa tăng lên, tỉ lệ tiêu hóa hấp thu của thức ăn hỗn hợp chất lượng tốt rất cao cũng gián tiếp tăng oxy trong nước.

Kỹ thuật cho ăn khoa học cũng rất quan trọng: cần phải căn cứ vào thời tiết, chất lượng nước, hoạt động bắt mồi và tình hình sinh trưởng của cá để kiểm soát chặt chẽ lượng thức ăn, tránh việc cho ăn quá nhiều sẽ tạo ra thức ăn dư thừa làm ô nhiễm nguồn nước và tiêu hao oxy cho quá trình phân huỷ thức ăn dư thừa.

-  Quản lý môi trường: Quá trình quang hợp của tảo là nguồn cung cấp oxy hòa tan quan trọng trong nước ao nuôi nhưng tảo phát triển quá mạnh sẽ tiêu hao mất nhiều khí oxy hòa tan về đêm gây ngạt cho cá. Do đó, nên áp dụng các biện pháp điều chỉnh khống chế sinh học hoặc hóa học để duy trì mật độ tảo thích hợp trong nước.

Nên duy trì màu nước và độ trong từ 25 – 40cm là tốt nhất.

-         Cấp oxy bằng các thiết bị cấp oxy cưỡng bức: Đối với các ao nuôi mật độ cao nên lắp máy máy quạt nước, máy phun nước, máy thổi khí, máy nén khí tùy theo điều kiện ao nuôi. Thời gian bật máy dài hay ngắn cũng phải dựa vào nước ao và lượng oxy đáy để xác định.

 Đối với những nơi điện lưới không ổn định thì có thể dùng máy nổ, máy phát hoặc trong trường hợp cấp bách có thể sử dụng viên oxy khẩn cấp [liều lượng 0,5 kg/1.000m3] hoặc oxy già [dạng dung dịch liều lượng 1 -2 mg/l] để tăng oxy hòa tan cho cá.

Lưu ý: tăng cường chạy máy quạt, các hệ thống tăng cường oxy vào ban đêm từ 21h đến 6h sáng vì đêm là thời điểm thiếu oxy và tôm, cá dễ nổi đầu nhất.

Trong nuôi trồng thủy sản, sự biến đổi thời tiết mang tính không xác định và khó kiểm soát, bản thân môi trường nước cũng phát sinh những thay đổi liên tục theo thời gian. Sự biến đổi các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, pH, DO… trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới vật nuôi. Do đó cần tăng cường quản lý trong quá trình nuôi nhất là trong giai đoạn nhiệt độ cao, thời tiết oi nóng, mưa lớn và gió thổi mạnh cần phải có biện pháp tăng oxy kịp thời [bật máy quạt nước hoặc sục khí]./.

Skip to content

1.     Tầm quan trọng của DO và chi phí điện năng vận hành guồng quạt nước hoặc thiết bị sục khí trong nuôi tôm thâm canh

Trong nuôi tôm, duy trì hàm lượng oxy hòa tan trên 4 mg/l [lý tưởng là 6-8mg/l][1] tại các ao nuôi là một trong những yếu quyết định thành công. Việc cung cấp đầy đủ oxy trong suốt vụ nuôi giúp tôm phát triển tốt, ăn khỏe và do đó giảm thiểu lượng chất ăn dư thừa trong các ao. Với lượng thức ăn dư thấp trong ao, chất lượng nước được cải thiện, giảm các loại bệnh do vi khuẩn gây ra, đồng thời giảm lượng chất độc như H2S, NO2,… tích tụ trong nước. Hàm lượng oxy hòa tan có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới tỷ lệ sống của tôm nuôi trong vòng 10 ngày đầu tiên, và ngay sau khi lột xác thì tôm cần hàm lượng oxy cao gấp hai lần so với bình thường [2].

Hiện nay tại các ao nuôi tôm, các nguồn điện sử dụng là điện 1 pha và 3 pha, và điện sinh hoạt 1 pha. Chi phí điện trong nuôi tôm thẻ chân trắng [TTCT] lót bạt chiếm 7,05%, trong ao đất 6,28% và tôm sú thâm canh là 7% so với tổng chi phí nuôi tôm. Theo thông tin cung cấp từ Tạp chí thủy sản Việt nam[3], công suất sử dụng điện trong nuôi tôm như sau:

  • Trong nuôi TTCT lót bạt, công suất sử dụng điện là 150.282kwh/ha/vụ, với 3.234 KWh/tấn tôm và chi phí điện năng là 5.085 đồng/kg tôm.
  • Trong nuôi TTCT ao đất, công suất sử dụng điện là 26.775kWh/ha/vụ, với 2.913 KWh/tấn tôm và chi phí điện năng là 4.513 đồng/kg tôm.
  • Nuôi tôm sú thâm canh, công suất sử dụng điện là 21.540 KWh/ha/vụ, với 4.172 kWh/tấn tôm.

Các hệ thống cung cấp oxy tiêu thụ khoảng 80% tổng điện năng sử dụng tại các ao nuôi tôm. Với chi phí điện tiêu thụ lớn, người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc mở rộng quy mô ao nuôi. Nhằm giảm thiểu điện năng tiêu thụ bởi các các thiết bị cung cấp oxy và qua đó tăng hiệu quả đầu tư trong nuôi tôm, Công ty TNHH Khoa học và Kỹ thuật REECO [Reecotech] đã phát triển Giải pháp giám sát liên tục oxy hòa tan [DO] – điều khiển tự động guồng quạt nước tạo oxy trong ao tôm. Theo các số liệu ghi nhận được, giải pháp áp dụng khoa học kỹ thuật này giúp giảm lượng điện tiêu thụ cho các thiết bị cung cấp oxy lên tới 30%.

2.     Giải pháp giám sát DO – điều khiển tự động guồng quạt nước hoặc máy tạo oxy

Reecotech là nhà cung cấp có kinh nghiệm hàng đầu tại Việt Nam về các giải pháp khoa học kỹ thuật giám sát tự động và cảnh báo sớm về chất lượng môi trường nước. Với các yêu cầu giám sát liên tục chỉ số DO – điều khiển tự động guồng quạt nước hoặc máy sục khí tại các ao nuôi tôm, nhằm tiết kiệm chi phí điện năng, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, Reecotech kính đề xuất Quý khách hàng giải pháp được trình bày sơ lược theo sơ đồ mô tả kết nối dưới đây:

Theo đó, các đầu đo DO sử dụng công nghệ cảm biến quang học có độ bền cao, thời gian đáp ứng nhanh, sẽ được sử dụng để giám sát 24/7 hàm lượng DO tại một vị trí trong ao, nơi được cho là có hàm lượng DO thấp nhất. Các đầu đo DO này sẽ được kết nối với Bộ kết nối cảm biến đặt tại trạm điều khiển trên bờ. Bộ kết nối cảm biến có chức năng thu thập dữ liệu từ các đầu đo DO và truyền về máy vi tính trung tâm thông qua dây cáp quang [có chi phí khoảng 7.000VNĐ/m] và bộ chuyển đổi tín hiệu quang. Bên cạnh đó, các máy quạt nước hoặc sục khí tạo oxy trong các ao nuôi được kết nối với relay điều khiển. Relay này có chức năng điều khiển tự động hoạt động của các mô-tơ thiết bị, cụ thể là tự động bật các máy khi hàm lượng DO xuống thấp hơn 4 mg/l và tự động tắt máy khi DO cao hơn 4 mg/l [hoặc một giá trị hàm lượng DO cài đặt theo yêu cầu của khách hàng] nhằm tiết kiệm điện. Hàm lượng DO trong các ao được cập nhật liên tục theo thời gian thực trên màn hình máy tính [hoặc trên ứng dụng điện thoại thông minh, tùy chọn], giúp người nuôi tôm có thể giám sát ao nuôi một cách liên tục, dễ dàng, và qua đó có hành động ứng phó kịp thời khi DO giảm xuống dưới mức yêu cầu. Chi phí ước tính cho một hệ thống giám sát DO – điều khiển tự động guồng quạt nước tại 04 ao nuôi như sơ đồ trên được trình bày tại Bảng 1.

Bảng 1. Chi phí đầu tư ước tính cho một hệ thống giám sát DO – điều khiển tự động guồng quạt nước hoặc máy tạo oxy

TT Tên thiết bị  – Cấu hình kỹ thuật SL Đơn giá
[VNĐ]
Thành tiền

[VNĐ]

1 Đầu đo oxy hòa tan

Model:ODO RTU; Hãng sản xuất: YSI – Mỹ

Đầu đo oxy hòa tan sử dụng công nghệ cảm biến quang học có độ bền cao, thời gian đáp ứng nhanh. ODO RTU cũng có sẵn với tính năng đo độ dẫn điện tích hợp để tự động bù độ mặn.

Thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: Đường kính 2.46 cm, cáp kết nối dài 10 m
  • Đo Oxi hòa tan [DO]: Công nghệ đo: quang học [Optical luminescence]. Đơn vị: % bão hòa, mg/L, ppm. Dải đo: 0 – 500%, 0 – 50 mg/L.
  • Đo nhiệt độ: Dải đo: -5 đến 70°C [Dải nhiệt độ dùng để bù trừ chuẩn đúng giá trị DO [mg/L]: -5 đến 50°C ]. Độ chính xác: ±0.2°C;
4 Liên hệ để được tư vấn Liên hệ để được tư vấn
2 Bộ chuyển đổi tín hiệu RS485 – Quang
  • Cổng hoạt động: RS-485/RS-422
  • Khoảng cách truyền tín hiệu: RS-485/RS-422 là 1.2 Km [9600bps]
  • Khoảng cách truyền cáp quang: Các khoảng cách 20km, 40km, 60km, 80km, 100km, 120km [cáp Single-Mode]. Đến 2km [Cáp Multi-Mode] tùy chọn
1 Liên hệ để được tư vấn Liên hệ để được tư vấn
3 Bộ Switch quang
  • Bước sóng: 1310 nm – 1550 nm. Nguồn điện: DC 5V – 3A. Hỗ trợ VLAN/Cổng quang SC
  • Đèn LED chỉ thị dễ dàng quản lý tình trạng đường truyền
  • Khoảng cách truyền 20 Km
1 Liên hệ để được tư vấn Liên hệ để được tư vấn
4 Bộ điều khiển relay tắt/mở quạt tạo Oxy

Bộ điều khiển relay ngõ ra số 4 kênh dạng relay, ngõ vào số 4 kênh hỗ trợ giao thức Modbus TCP.

Thông qua bộ điều khiển người dùng có thể điều khiển tắt/mở quạt tạo oxy tại phòng điều khiển trung tâm, hoặc cài đặt ngưỡng để kích hoạt tự động.

1 Liên hệ để được tư vấn Liên hệ để được tư vấn
5 Phần mềm giám sát DO và điều khiển tắt/ mở quạt tạo oxy
  • Truyền nhận, hiển thị số liệu đo DO liên tục theo thời gian thực.
  • Cho phép người dùng cài đặt ngưỡng DO để phát cảnh báo hoặc điều khiền tắt/mở quạt tạo oxy.
1 Liên hệ để được tư vấn Liên hệ để được tư vấn
6 Các vật tư lắp đặt tại hiện trường
  • Cáp quang. Ống luồn dây cáp quang.
  • Relay kết nối bơm
  • Tủ điện
  • Bộ chuyển nguồn 12VDC
  • Các vật tư lắp đặt nhỏ khác: dây điện, CB,…
  • Lọc nhiễu nguồn điện [nếu cần]
1 Liên hệ để được tư vấn Liên hệ để được tư vấn
TỔNG CỘNG

[Dự toán cho hệ thống giám sát – điều khiển liên tục gồm 04 ao nuôi]

 Liên hệ để được tư vấn  Liên hệ để được tư vấn

[1] Oxy hòa tan: Yếu tố cho vụ nuôi thành công. Tạp chí thủy sản Việt Nam. 06/07/2020.

[2] Oxy – Chỉ tiêu tối quan trọng trong ao  nuôi tôm thẻ chân trắng. VinhthinhBiotadt JSC. 01/06/2021.

[3] Giải bài toán tiết kiệm trong nuôi tôm. Tạp chí thủy sản việt nam.

Video liên quan

Chủ Đề