Cách tính điểm đại học sư phạm mầm non năm 2022

Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022 được ban hành bởi Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới, trong đó nổi bật là việc điều chỉnh cách tính điểm ưu tiên nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ ngành giáo dục mầm non 2022 được ban hành với nhiều điểm mới. [Ảnh: Khánh Huy]

Những điểm mới trong Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2022

Năm 2022 là năm đầu tiên thí sinh đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng thực hiện theo hình thức trực tuyến [trên Cổng thông tin của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia], tạo điều kiện ứng dụng CNTT, thuận tiện cho thí sinh ở mọi nơi, mọi lúc.

Bên cạnh đó, tất cả các nguyện vọng đăng ký xét tuyển [ĐKXT] đại học của thí sinh [theo các cơ sở đào tạo, các ngành, các phương thức xét tuyển] của đợt xét tuyển đợt 1 hình thức đào tạo chính quy sẽ được đăng ký và ghi nhận vào hệ thống trong khoảng thời gian quy định [từ sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tới khi công bố kết quả thi và kết quả điểm phúc khảo]. Thí sinh chủ động về thời gian và các nguyện vọng ĐKXT; việc đăng ký và điều chỉnh thực hiện trong một đợt [thay vì hai đợt như trước đây], thuận lợi cho thí sinh và cho các trường.

Tất cả các nguyện vọng ĐKXT [theo các ngành, theo các phương thức, các cơ sở đào tạo] của thí sinh trên toàn hệ thống được từng trường xét tuyển, sơ tuyển trước [nếu cần] và đưa lên phần mềm xử lý nguyện vọng - hệ thống hỗ trợ tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và cho kết quả thí sinh trúng tuyển ở một nguyện vọng cao nhất khi đáp ứng điều kiện của cơ sở đào tạo.

Như vậy, hệ thống hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể, mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.

Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn, hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí - phí giữ chỗ.

Với những ngành sử dụng đồng thời nhiều phương thức xét tuyển, nhiều tổ hợp xét tuyển, các trường cần phải giải trình được sự phù hợp của sự lựa chọn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, tổ hợp; đảm bảo phương thức, tổ hợp xét tuyển lựa chọn được thí sinh có năng lực để học tập, đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh tham gia xét tuyển.

Việc thay đổi, bổ sung phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển phải có căn cứ và lộ trình hợp lý; không làm tỉ lệ phân bổ chỉ tiêu của một phương thức, tổ hợp đã sử dụng trong năm trước giảm quá 30% [trong cơ cấu chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo] trừ trường hợp việc thay đổi, bổ sung đó đã được công bố trước thời điểm mở đăng ký dự tuyển ít nhất 1 năm; qua đó, tránh làm ảnh hưởng tới việc học tập, ôn luyện của các thí sinh.

Theo Quy chế, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường THPT rà soát và cập nhật lên cơ sở dữ liệu ngành kết quả học tập THPT của thí sinh để đồng bộ sang hệ thống hỗ trợ tuyển sinh, nhằm hỗ trợ thí sinh và các trường về dữ liệu trong công tác xét tuyển.

Thí sinh không cần công chứng hoặc yêu cầu trường THPT xác nhận kết quả học tập [giảm thủ tục cho các trường THPT], giảm thủ tục hành chính cho các em thí sinh, khi đăng ký hồ sơ xét tuyển vào nhiều CSĐT khác nhau. Các CSĐT có sẵn kết quả học tập THPT để xét tuyển hoặc sử dụng để sơ tuyển mà không cần phải nhập từ học bạ của thí sinh, từ đó giúp tránh các sai sót, nhầm lẫn.

Cùng với đó, các trường cần quy định phương án giải quyết các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tuyển sinh, làm rõ cam kết từ phía trường, từ đó giúp thí sinh có cơ hội tốt hơn dù có thể rủi ro xảy ra cũng đã có phương án. Từ năm 2023, các trường xây dựng quy chế tuyển sinh của riêng CSĐT, dựa trên các nguyên tắc và yêu cầu tối thiếu quy định trong Quy chế tuyển sinh 2022 mà Bộ GD&ĐT ban hành, trong đó có quy định về xét tuyển cho các hình thức đào tạo khác, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Quy chế quy định từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

Không còn thí sinh trên 30 điểm

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2022 cũng điều chỉnh việc tính mức điểm ưu tiên nhằm tạo sự công bằng giữa nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.

Số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hàng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế. Việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ này lại làm cho nhóm thí sinh khác bị rơi vào bất lợi và yếu thế.

Cách tính điểm ưu tiên áp dụng từ năm 2023 được mong đợi sẽ tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh ở các khu vực khác nhau. [Ảnh: Khánh Huy]

Theo Báo cáo của Bộ GD&ĐT, qua phân tích phổ điểm kết quả xét tuyển các năm vừa qua, điểm xét tuyển của thí sinh trước và sau khi được cộng điểm ưu tiên có sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là từ mức điểm lớn hơn 22,5 điểm [tương đương với 7,5 điểm nếu quy ra mức thang điểm 10]. Điều này cho thấy: Khi chưa được cộng điểm ưu tiên thì nhóm thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT có điểm trung bình thấp hơn nhóm không được cộng điểm ưu tiên [KV3], nhưng khi được cộng điểm ưu tiên thì điểm trung bình của nhóm được cộng điểm ưu tiên lại lớn hơn [thậm chí tỷ lệ lớn gấp nhiều lần] so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên.

Kết quả phân tích quá trình học tập của 2 nhóm thí sinh này trong trường đại học cho thấy: Nhóm sinh viên trúng tuyển do được cộng điểm ưu tiên có kết quả học tập thấp hơn so với nhóm không được cộng điểm ưu tiên. Điều này cho thấy sự không công bằng giữa 2 nhóm đối tượng thí sinh trên và các trường, đặc biệt là các trường tốp đầu với các ngành hàng đầu cũng không lựa chọn được các thí sinh có thực lực tốt để đào tạo.

Nhóm thí sinh bị yếu thế, bất lợi, không được hưởng sự công bằng chính là nhóm ở KV3, khi xét tuyển vào các trường và ngành hàng đầu. Thống kê cũng cho thấy, ở nhiều ngành có mức độ cạnh tranh cao thì tỉ lệ thí sinh không được cộng ưu tiên trúng tuyển rất thấp, trong khi nhóm này có thực lực học tốt hơn nhóm được cộng điểm ưu tiên.

Để khắc phục sự bất hợp lý nêu trên, đảm bảo sự công bằng trong toàn hệ thống, và có lộ trình áp dụng [từ năm 2023], Quy chế đã quy định: Mức điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 điểm trở lên [trên tổng điểm 30 tối đa của mỗi tổ hợp 3 môn, tương đương 7,5 điểm trên thang điểm 10] được giảm tuyến tính [tới 30 điểm thì mức điểm ưu tiên bằng 0].

Cụ thể theo công thức: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - Tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x Tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường.

Điểm ưu tiên tính theo quy chế sẽ được giảm tỷ lệ với tổng điểm đạt được của thí sinh tại các mức điểm, được làm tròn đến 0,01 điểm.

Theo cách tính này, những thí sinh đạt điểm thi, điểm xét học bạ hoặc điểm khác quy đổi về thang điểm 10 cho từng môn với tổng điểm là 30 thì với các thí sinh đạt tới tổng điểm 22,5 không có gì thay đổi trong điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với các thí sinh đạt từ 22,5 trở lên, điểm ưu tiên của các thí sinh này sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên bằng 0.

Với công thức xác định trong Quy chế, thí sinh đạt điểm càng cao điểm ưu tiên càng giảm, tránh được hiện tượng như những năm trước, có thí sinh đạt điểm xét tuyển cao hơn 30 điểm, hoặc trường hợp những thí sinh ở KV3 có điểm thi rất cao nhưng vẫn không trúng tuyển do sự cạnh tranh ở những ngành có điểm trúng tuyển cao là rất lớn.

Để đảm bảo việc tuyển sinh được diễn ra ổn định, Quy chế tuyển sinh hiện hành cũng đã đưa ra lộ trình để áp dụng, cụ thể các thay đổi trên sẽ được thực hiện từ năm 2023.

Duy Linh

Cập nhật 24/08/2022 bởi Quản trị viên

Kỳ thi THPT Quốc gia là một kỳ thi quan trọng và áp lực đối với các bạn học sinh lớp 12. Một điều mà các bạn học sinh quan tâm sau khi thi Tốt nghiệp là cách tính điểm thi vào các trường Đại học mình mong muốn. Để dự đoán được cơ hội có được tấm vé vào ngôi trường mơ ước.Vì thế, hôm nay Reviewedu  hướng dẫn bạn cách tính điểm đại học Sư phạm Hà Nội 2. Cùng tham khảm nay bài viết dưới đây nhé!

Cách tính điểm Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một ngôi trường uy tín với chất lượng đào tạo. Gồm có 18 ngành chính trong đó gồm có 14 ngành giáo viên và 4 ngành đào tạo. Hằng năm nhà trường tuyển sinh hàng nghìn học sinh theo các phương thức xét tuyển khác nhau. Có năm phương thức xét tuyển nhà trường áp dụng  và cách tính điểm của từng phương thức xét tuyển trường đại học Sư phạm Hà Nội 2

Xem thêm: Review Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [HPU2] có tốt không?

Xét tuyển thẳng vào trường

Đối tượng tuyển thẳng theo quy định khoản 2, điều 7 của quy chế tuyển sinh Đại học. Trong đó bao gồm thí sinh học THPT chuyên, thí sinh có chứng chỉ quốc tế, trong nước. Và các điều kiện xét tuyển được ghi trong đề án tuyển sinh của nhà trường. Đối tượng ưu tiên tuyển thẳng

  • Thí sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Đạt giả trong cuộc thi khoa học, kỹ thuật đã tốt nghiệp THPT Quốc gia.
  • Thí sinh đạt giải huy chương vàng, bạc, đồng các giải quốc gia được tổ chức 1 lần trong năm. Thí sinh tham gia kỳ thi Tốt nghiệp THPT Quốc gia và không có môn nào dưới 1.0 điểm. Tổng cục TDTT công nhận thí sinh là kiện tướng quốc gia được cộng 10 điểm các môn năng khiếu trong tổ hợp môn xét tuyển. Và sẽ được ưu tiên xét tuyển vào ngành giáo dục thể chất. 
  • Các thí sinh đoạt giải trong các ngành TDTT thời gian được tính ưu tiên xét tuyển không quá 4 năm kể từ ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.

 Xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 

  • Thí sinh phải tốt nghiệp THPT, không có môn nào bị điểm liệt
  • Có điểm xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT và theo quy định điểm được công bố của ĐH Sư phạm Hà Nội 2
  • Các ngành đào tạo giáo viên yêu cầu thí sinh phải có hạnh kiểm Khá trở lên ở lớp 10,11 và 12
  • Nhà trường không tuyển các thí sinh bị dị hình, dị tật nói ngọng và nói lắp
  • Đối với ngành giáo dục thể chất: tuyển thí sinh có cơ thể cân đối. Nam cao tối thiểu 1.65m nặng 45kg trở lên và Nữ cao tối thiểu 1.55 m nặng 40kg trở lên

Xét tuyển bằng học bạ – Cách tính điểm đại học sư phạm hà nội 2

Điều kiện xét tuyển bằng học bạ

  • Đối với các ngành giáo viên trừ giáo dục thể chất: Điểm bài thi hoặc điểm trung bình cộng các môn thi phải lớn hơn hoặc bằng 8.0+ học lực loại giỏi năm lớp 12
  • Đối với các ngành sư phạm phải có điểm trung bình cộng của từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển phải lớn hơn bằng 5.0. Chưa cộng điểm ưu tiên đối tượng và điểm ưu tiên khu vực
  • Đối với ngành giáo dục thể chất điểm bài thi xét tuyển hoặc điểm trung bình cộng bài thi xét tuyển phải lớn hơn hoặc bằng 6.5. Đối với các thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế. Hoặc trong các cuộc thi năng khiếu do trường tổ chức chức từ 9.0 trở lên. Thì ưu tiên điểm trung bình cộng xét tuyển kết quả học tập THPT tối thiểu 5.0 trở lên. 

Cách tính điểm xét học bạ vào trường Đại học sư phạm Hà nội 2

  • Xét tuyển theo tổ hợp khối theo yêu cầu cụ thể của nhà trường đối với từng ngành. Điểm xét tuyển học bạ được tính theo công thức sau: 
  • Điểm xét tuyển = [Điểm TB môn 1 + Điểm TB môn thứ 2+ Điểm TB môn chính x 2] + Điểm ưu tiên nếu có
  • Điểm TB môn =[ Điểm HK1+ Điểm HK2]/2
  • Điểm TB môn chính=[ Điểm HK1+ Điểm HK2]/2
  • Đối tượng thuộc diện ưu tiên

Thí sinh thuộc các trường hợp sau sẽ ưu tiên cộng 1.0 điểm vào xét tuyển học bạ

  • Thí sinh là học sinh thuộc trường THPT chuyên cấp Tỉnh/ Thành phố
  • Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba [ môn đạt giải phải có trong khối tổ hợp xét tuyển] trong các kỳ thi học sinh giới cấp Tỉnh/thành phố
  • Thí sinh có học lực giỏi trong các năm 10,11, 12

Xét tuyển kết hợp – Cách tính điểm đại học sư phạm hà nội 2

Áp dụng đối với các ngành như giáo dục mầm non, giáo dục thể chất. Bằng cách thí sinh có thể lựa chọn tổ hợp một hoặc 2 môn thi năng khiếu. 

Ngành giáo dục mầm non

 Gồm có 4 tổ hợp: 

  • Môn ngữ văn, Môn năng khiếu 2, Môn năng khiếu 3
  • Toán, môn năng khiếu 2, Môn năng khiếu 3
  • Ngữ Văn, Tiếng Anh, môn năng khiếu 1
  • Ngữ Văn, GDCD, Lịch sử, Môn năng khiếu 2

Trong đó môn năng khiếu 1 gồm nội dung kể chuyện và hát

Môn năng khiếu 2 kể chuyện, năng khiếu 3 thi hát

Ngành giáo dục thể chất

Gồm 4 tổ hợp

  • Ngữ Văn, môn năng khiếu 5, môn năng khiếu 6
  • Toán, Năng khiếu 5, môn năng khiếu 6
  • Toán, Sinh học, Năng khiếu 4
  • Ngữ văn, GDCD, năng khiếu 4

Trong đó môn năng khiếu 4 gồm:

  • Bật xa tại chỗ và chạy cự ly 100m
  • Môn năng khiếu 5 thi bật xa tại chỗ
  • Môn năng khiếu 6 chạy cự ly 100m

Ngoài ra có một số lưu ý khi xét tuyển kết hợp khi bạn đăng ký vào trường sẽ được phổ biến cụ thể. 

Xét tuyển bằng kết quả đánh giá năng lực

  • Thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực do đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2022
  • Đối với nhóm ngành giáo viên:  Thí sinh phải tốt nghiệp THPT Quốc gia có hạnh kiểm khá ở năm lớp 10, 11, 12
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển phải không bị dị hình, dị tật, nói ngọng và nói lắp
  • Đối với ngành thể chất: Chỉ xét tuyển đối với các thí sinh có cơ thể cân đối, nam cao từ 1m65 nặng 45kg và nữ cao từ 1m55 nặng 40kg

Xem thêm: Học phí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 [HPU2] năm 2022 – 2023 là bao nhiêu

Những điểm lưu ý trong cách tính điểm đại học sư phạm Hà Nội 2

Để công nhận xét tốt nghiệp thí sinh phải cần làm đủ bài thi bắt buộc và bài thi tự chọn. Thí sinh cần lưu ý một số yếu tố là điều kiện cần để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển Đại học. 

  • Thí sinh đủ điều kiện dự thi THPT Quốc gia, không bị kỷ luật, gian lận hay hủy kết quả bài thi
  • Thí sinh phải đảm bảo tất cả các bài thi của từng môn thi kể các phần thi chung và tổ hợp. Kết quả bài thì phải đều đạt trên 1.0 theo thang điểm 10 mới đủ xét công nghiệp tốt nghiệp
  • Thí sinh phải đảm bảo có điểm xét tốt nghiệp từ 5.0 trở lên. 
  • Thí sinh Đậu tốt nghiệp THPT mới được xét tuyển vào trường Đại học

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên của Reviewedu  đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách tính điểm đại học sư phạm Hà Nội 2. Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong kỳ thi THPT và đậu vào ngôi trường Đại học mình mong muốn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề