Cách tính chỉ số giá xây dựng liên hoàn

Ảnh minh họa [Nguồn Internet]

Theo đó, quy định phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng như sau:

- Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức độ biến động giá [chỉ số giá xây dựng] của các yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyền số tương ứng. Việc tính toán các chỉ số giá xây dựng được thực hiện theo hướng dẫn nêu tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư 14/2019/TT-BXD.

- Căn cứ đặc điểm thị trường xây dựng của địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc tính toán chỉ số giá xây dựng chung toàn tỉnh, thành phố hoặc tính toán chỉ số giá xây dựng cho từng khu vực thuộc địa bàn tỉnh, thành phố và tổng hợp lại để có chỉ số giá xây dựng chung. Việc phân chia khu vực để tính chỉ số giá xây dựng do các tỉnh, thành phố quyết định theo đặc điểm về địa giới hành chính và đặc điểm thị trường xây dựng tại địa phương hoặc theo quy định phân vùng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

- Chỉ số giá xây dựng vùng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng với quyền số tương ứng.

- Chỉ số giá xây dựng quốc gia được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng vùng với quyền số tương ứng.

- Chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể được xác định trên cơ sở cơ cấu chi phí của công trình đó, giá cả [hoặc chỉ số giá] các yếu tố đầu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc và khu vực xây dựng công trình.

- Cơ cấu chi phí để xác định chỉ số giá làm cơ sở điều chỉnh giá hợp đồng được căn cứ theo cơ cấu giá trong hợp đồng. Trường hợp chưa đủ chi tiết để xác định cơ cấu chi phí theo giá trong hợp đồng thì xác định theo dự toán gói thầu hoặc dự toán công trình được duyệt.

Thông tư 14/2019/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2020 và bãi bỏ các nội dung quy định liên quan đến chỉ số giá xây dựng tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 của Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016.

Châu Thanh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Mình có câu hỏi về cách tính chỉ số trượt giá Ixdctbq, rất mong diễn đàn giúp đỡ, như sau: Thông tư 04/2010 hướng dẫn cách tính giá dự phòng và phần xác định mức độ trượt giá bình quân được chỉ như sau:

Ixdctbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán [không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng];


Công trình dân dụng được xây dựng tại Hà Nội, cách tính IXDCTbq được tính như sau: Chỉ số liên hoàn các năm:

Stt

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

Chỉ số giá Xd hàng năm

144

149

175

254

232

162,54

2

Chỉ số trượt giá liên hoàn

1,03

1,17

1,45

0,91

1,1337

Nhìn vào bảng trên ta thấy năm 2008 có sự biến động bất thường về giá [ năm 2007 là 175, năm 2008 là 254]. Theo cách tính của mình thì mình bỏ trượt giá liên hoàn của năm 2008 thôi và vẫn tính chỉ số trượt giá như bình thường, như sau:

1,064

Stt

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

Chỉ số giá XD hang năm

144

149

175

254

232

162,54

2

Chỉ số trượt giá liên hoàn

1,03

1,17

1,45

0,91

1,13

3

Chỉ số trượt giá bình quân

[TD="colspan: 5"]

[/TD]

Chỉ số trượt giá là 6,4 %/ năm Nhưng mà bạn của mình lại có ý kiến như sau: Năm 2008 có biến động và chỉ số trượt giá liên hoàn của 2008/2007 và 2009/2008 đều bị ảnh hưởng bởi chỉ số giá năm 2008. Vậy tại sao lại chỉ bỏ năm 2008 vào mà không bỏ năm 2009. Mình giải thích là do chỉ số liên hoàn chỉ là thương chỉ số giá của 2 năm gần nhau mà chỉ số giá năm 2009 so với năm 2008 là không mấy biến động nên không đưa vào tính toán. Theo diễn đàn thì cách tính nào là đúng??? Và nếu cả 2 đều sai thì mong diễn đàn hướng dẫn cách tính giúp mình.

Cảm ơn diễn đàn nhìu!

Mình vẫn có thắc mắc như người bạn của bạn. Tuy nhiên trong tỉnh của mình vẫn có cách tính như sau: Bỏ chỉ số giá xây dựng năm 2008 đi. Như trong trường hợp của bạn đưa ra thì tính như sau:

1,165

Stt

Chỉ tiêu

2005

2006

2007

2008

2009

2010

1

Chỉ số giá XD hang năm

144

149

175

 

232

162,54

2

Chỉ số trượt giá liên hoàn

 

1,03

1,17

 

1,33

1,13

3

Chỉ số trượt giá bình quân

 

[TD="colspan: 5"]

[/TD]

Như vậy chỉ số trượt giá liên hoàn bạn chỉ lấy năm 2009/năm 2007 [bạn bỏ năm 2008 có biến động bất thường đi]. Trong bảng chỉ số giá XD năm 2010 [số 162,54] là so với năm 2006 còn các chỉ số giá xây dựng từ năm 2009 trở về trước là so với năm 2000. vì vậy bạn phải lấy chỉ số trượt giá liên hoàn theo quyết định của Bộ Xây dựng Quý 4/2010.

Không biết có cao thủ nào cho ý kiến khác hay không?

Mình có ý kiến như sau: - Theo hướng dẫn về tính dự phòng trượt giá của thông tư 04/2010/TT-BXD [tại trang 24] có đưa ra: chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá được tính trên mức độ trượt giá bình quân [Ixdctbq]. Trong đó Ixdctbq được tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán. - Tại sao lại phải dựa trên mức độ trượt giá bình quân của các năm gần nhất? Lí do là: đây là khoản chi phí được dự phòng trước cho thời điểm tương lai [thời gian thi công]. Mà để tính được khoản chi phí dự phòng tương lai này, chúng ta chỉ có chi phí dự trù tại thời điểm hiện tại. Trong khi, mỗi năm sẽ có biến động giá cả làm chi phí thực tế bỏ ra sẽ có thể vượt chi phí dự trù hiện tại. Nhưng sự biến động đấy là bao nhiêu thì không thể tính được cụ thể. Do đó, phải dùng trượt giá của các năm trước [lấy số liệu quá khứ] để dự trù cho tương lai. Tuy nhiên, mỗi năm lại có 1 mức biến động khác nhau nên để đảm bảo tính khách quan của kết quả, phải lấy giá trị trung bình của các mức biến động đó. - Theo hướng dẫn thì sẽ lấy bình quân của tối thiểu 3 năm gần nhất nhưng thực tế chúng ta có thể lấy 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm...Nhưng cần lấy các năm kế tiếp nhau thì mới cho được kết quả trượt giá giữa năm kế hoạch so với năm thi công liền ngay sau được.

- Trong bảng tính này, việc loại đi năm 2008 là hợp lí. Tuy nhiên, lấy chỉ số giá năm 2009/chỉ số giá năm 2007 thì lại không hợp lí. Theo mình thì sẽ loại năm 2008 đi và tính 3 năm liên tiếp là năm 2005, 2006, 2007

Khai gi?ng l?p ?o b?c kh?i l??ng, l?p d? to?n

Mình có ý kiến như sau:
- Trong bảng tính này, việc loại đi năm 2008 là hợp lí. Tuy nhiên, lấy chỉ số giá năm 2009/chỉ số giá năm 2007 thì lại không hợp lí. Theo mình thì sẽ loại năm 2008 đi và tính 3 năm liên tiếp là năm 2005, 2006, 2007

Vậy thì dự án trong năm 2011 và có thể 2012. mà không xét tới năm 2009 và 2010 thì có được không? Vì trong thông tư 04/TT-BXD đã nói rõ:Ixdctbq: là mức đọ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán [không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng] Do vậy phải tính bình quân tối thiểu 3 năm gần nhất: Ý này là bạn có thể tính nhiều hơn 3 năm gần nhất có thể là 5 năm, 7 năm, 10 năm. Ý thứ 2 mình thắc mắc là: Năm 2008 so với năm 2007 là tăng đột biến, năm 2009 so với năm 2008 là giảm đi. Vậy nếu mình lấy luôn năm 2008 thì có nghĩa là giai đoạn năm 2008-2009 mức độ trượt giá là âm. Vì vậy khi bạn lấy trung bình cộng thì sẽ giảm đi giá trị trượt giá. Theo mình bỏ đi năm 2008 là hợp lý rồi, nhưng cách tính thì như thế nào.

Còn 1 vấn đề nữa mà mình đề cập trong chuyên mục này //www.giaxaydung.vn/diendan/f1...gia-xay-dung-ve-nam-goc-63124.html#post276216


Bạn cho ý kiến giúp mọi người.

Mọi người có thể tính giúp dự phòng yếu tố trượt giá giúp em dự án này được không?
Công trình: Chung cư
Tổng chi phí tính cho yếu tố trượt giá là: 656.268.358.425 đồng
Công trình dự kiến xây dựng trong 3 năm: 2012-2014,
Tiến độ phân bổ vốn theo tỷ lệ các năm như sau: 23,814%; 49,906%; 26,280%

Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người. Em tính sao mà nó lên tới 266.249.033.215. Hic hic dự phòng phí trượt giá 40%.


Em xin gửi file Excel dự phòng phí tính trượt giá theo module của phần mềm dự toán GXD để mọi người xem thử em có đúng không nhé?

Vậy thì dự án trong năm 2011 và có thể 2012. mà không xét tới năm 2009 và 2010 thì có được không? Theo mình hiểu thì khi tính dự phòng do trượt giá thì cái mà mình quan tâm tới không phải là chỉ số giá của các năm bằng bao nhiêu mà mình quan tâm tới mức độ trượt giá của từng năm bằng bao nhiêu. Mức độ trượt giá này là mức độ biến động của năm sau so với năm liền kề trước. Do đó, việc mình lấy 3 năm liền kề nhau và tính mức độ trượt giá trung bình thì sẽ đảm bảo tính khách quan cho kết quả hơn.

Nếu trong các năm lựa chọn có 1 năm có chỉ số giá thấp hơn năm trước [như bạn nói là mức độ trượt giá âm] thì cần căn cứ vào tình hình biến động giá cả các năm tới để quyết định. Giả sử trong các năm tới nguồn cung lớn làm giá vật tư giảm đi thì mức độ biến động của các năm đó cũng sẽ giảm đi. Lúc đấy thì mình có thể đưa mức độ trượt giá âm như bạn nói vào để tính. Tất nhiên trong thời kỳ này thì chuyện đó sẽ khó xảy ra được.


Nói chung đây cũng chỉ là dự phòng cho dự toán. 2 lần dự nên không thể đòi hỏi tuyệt đối chính xác được, chỉ là tính sao cho sau này không thiếu kinh phí thôi. Hơn nữa các chỉ số giá xây dựng kia cũng chỉ là để tham khảo thôi. Bạn thấy là trong công thức còn +/- thêm 1 khoản delta Ixdct nữa cơ mà. Mình nghĩ cái khó và cái quyết định là ở cái +/- này

Last edited by a moderator: 5/10/11

Khai gi?ng l?p ?o b?c kh?i l??ng, l?p d? to?n

Cho em hỏi chút: chỉ số giá Xây dựng từ Q4/2009 trở về trước lấy trên cơ sở giá năm 2000, còn từ Q1/2010 lại lấy dựa trên gốc năm 2006=100. Khi tính I như các anh nói thì theo em nên quy đổi về cùng một gốc.

xin chào các bạn Tôi đang làm tại dự án ADB4 Ninh Thuận hiện nay tôi đang chuẩn bị làm thanh toán nhưng vân chưa hiêu rõ cách tinh trược giá theo công thức Pn = A + B * Imc/Ioc Xin các bạn hưỡng dẫn họ mình với

Minh cảm ơn rất nhiều

Video liên quan

Chủ Đề