Cách thêu tranh chữ thập cho người mới bắt đầu

Mặc dù có nhiều cách thêu tranh chữ thập được “sáng tạo”. Tuy nhiên, hầu hết mọi người chỉ cần biết đến 6 kỹ thuật thêu tranh sau đây:

#1. Thêu Full stitch [X-stitch]

Thêu full stitch [X-stitch] là kiểu thêu nguyên mũi, tạo ra các dấu “X” liền nhau.

  1. Đầu tiên, bạn xác định vị trí ô vuông cần thêu mũi X.
  2. Lên kim tại góc dưới bên trái ô [vị trí số 1],
  3. xuống kim tại góc trên bên phải ô [vị trí số 2],
  4. tiếp tục lên kim tại góc dưới bên phải ô [vị trí số 3],
  5. xuống kim tại góc trên bên trái ô [vị trí số 4].

Nói tóm lại: lên 1 – xuống 2 – lên 3 – xuống 4. Như vậy, bạn vừa hoàn thành xong mũi thêu chữ X.

Tuy nhiên, cách thêu này chỉ áp dụng khi thêu chữ X đơn lẻ hoặc tranh thêu kích thước nhỏ. Đối với tranh khổ lớn, để tiết kiệm thời gian thêu, nên thêu theo từng hàng hoặc từng cột để hoàn thiện các mũi thêu chữ X. Các mũi để hoàn thiện chữ X nên theo cùng một hướng \ hoặc / hoặc . Ví dụ, mũi full stitch bắt đầu là mũi 1/2 hướng \ thì sau đó sẽ là mũi 1/2 hướng / hoặc ngược lại.

Ưu điểm của cách thêu mũi chữ X theo cách này giúp tiết kiệm thời gian, lên tranh đẹp hơn, mặt trái tranh rất gọn và đặc biệt nếu trong quá trình thêu bị nhầm màu chỉ thì việc tháo gỡ rất dễ dàng.

#2. Cách thêu half stitch [1/2 mũi]

Thêu half stitch là thêu nửa mũi, tạo ra các dấu / hoặc \

Nếu bạn đã biết thêu full stitch thì mũi half stitch khá đơn giản.

  1. Lên kim từ góc trái phía dưới của ô vải nơi bạn định thêu mũi 1/2 [vị trí số 1 trên hình],
  2. xuống kim ở góc phải bên trên – vị trí đối diện vị trí bạn vừa lên kim [vị trí số 2 trên hình].
  3. Tiếp tục lặp lại thao tác này, bạn sẽ có một dãy mũi thêu 1/2 như ý muốn.

#3. Cách thêu quarter stitch [1/4 mũi]

Với mũi thêu 1/4 bạn làm như sau:

  1. Lên kim ở góc ô vuông [ví dụ ô vuông số 1].
  2. Xuống kim đúng tâm ô vuông đó – tức một nửa đường chéo ô vuông bạn đang thêu. Đơn giản vậy thôi.

#4. Cách thêu 3/4 mũi [three-quarters stitch]

  1. Sau khi bạn đã có mũi 1/4 như hướng dẫn phía trên.
  2. Bạn tiếp tục lên kim ở góc khác của ô vuông [chẳng hạn ô vuông số 3],
  3. xuống kim ở góc đối diện của ô vuông [chẳng hạn ô vuông số 4].

Vậy là bạn đã hoàn thành xong mũi 3/4 rồi đó.

#5. Cách thêu French-knot [mũi con bọ]

Thêu French – knot là kiểu thêu con bọ, thêu thắt nút trên vải. Kiểu thêu này hay dùng để thêu nhụy hoa nổi, mắt của động vật hay các chi tiết hình tròn cần nổi bật trên tranh.

Cách thêu mũi con bọ như sau:

  1. Lên kim từ 1 lỗ của 1 ô stitch, một tay bạn tỳ kim nằm ngang trên mặt vải, tay còn lại cuốn chỉ quanh đầu kim [số lượng vòng cuốn là 2-3 hoặc 4 tùy thuộc vào độ to, nhỏ của mũi con bọ bạn muốn thêu].
  2. Tiếp theo, bạn kéo các vòng chỉ xuống sát tay bạn đang giữ kim và rút kim từ từ. Khi đã tạo một gút trên sợi chỉ, bạn đâm kim xuống mặt trái của vải và kéo từ từ để lại gút vừa tạo nằm lại trên mặt vải.

Lưu ý: thao tác kéo kim phải từ từ, bạn không nên kéo kim quá mạnh sẽ làm gút trên chỉ theo kim xuống mặt sau của vải

#6. Cách thêu backstitch [mũi viền]

Back stitch là kiểu thêu mũi viền, đi nét, giống như khâu đột. Mũi thêu viền giúp cho mẫu thêu sắc nét hơn, thể hiện sự tinh tế của hình thêu.

Thêu mũi đột giống như may quần áo ta hay gặp. Đi mũi viền từng ô một để đường chỉ được sát với mặt vải hơn. Với các đường cong uốn lượn trên hình, có thể kéo chỉ tạo thành đường chéo qua 1, 2 hoặc 3 ô. Nếu mũi viền chéo ô thì nên thêu ô đó với mũi 3/4, như thế sẽ đẹp và nhìn sắc sảo hơn thêu nguyên mũi.

Nhận xét

Tùy tranh mà có thể vận dụng cách thêu khác nhau một cách linh hoạt. Miễn sao bạn thấy nó đẹp nhất.

Các bộ kit tranh thêu chữ thập thường có chart hướng dẫn. Bạn chỉ cần tuân thủ theo là đã có thể thêu rất đẹp.

Nguồn tham khảo: //tranhlavender.com/huong-dan-cach-theu-tranh-chu-thap-don-gian-nhat/

Hiện nay, tranh thêu chữ thập là một trong những loại tranh trang trí rất phổ biến. Mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, hơn hết là cách thực hiện rất đơn giản. Chỉ cần nắm được các bước làm cơ bản là bất cứ ai cũng có thể tự làm ra một bức tranh cho riêng mình. Bạn là người mới tập thêu và còn nhiều bỡ ngỡ? Hãy tham khảo Hướng dẫn các bước làm một bức tranh thêu chữ thập hoàn chỉnh của Tranh Monalisa nhé.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thêu

Trước khi vào phần hướng dẫn làm tranh chữ thập, ta cần chuẩn bị dụng cụ. Các dụng cụ cần thiết để làm nên một bức tranh thêu chữ thập bao gồm: vải thêu, chỉ thêu, kim thêu và kéo. Những vật dụng này thường được nhà cung cấp đóng gói kèm theo đơn hàng nên bạn không cần thiết phải tìm mua riêng. Hoặc bạn có thể tự chuẩn bị cho mình những dụng cụ nhỏ xinh mang dấu ấn cá nhân. Vậy sẽ càng giúp bạn có nhiều hứng thú hơn trong việc thực hiện tác phẩm của mình nhé.

Bước 2: Định hình và kiểm tra

  1. Kiểm tra các màu chỉ, định hình bức tranh theo bảng màu: Trên mỗi tờ chart đều có những ký hiệu hoặc in màu khác nhau để biểu thị cho các code chỉ, mỗi một ký hiệu hoặc mỗi màu biểu thị cho một code chỉ. Hãy định hình và kiểm tra màu chỉ trước khi bắt đầu.
  2. Chọn cách tiếp cận và điểm bắt đầu: Bạn nên tiếp cận theo bố cục tranh, chọn ra các chi tiết thêu trước. Thêu chi tiết nào xong chi tiết đó, phần nền có thể thêu sau. Như vậy khi thực hiện 1 bức tranh lớn, bạn thêu sẽ không bị sót, tranh không bị vò nhàu nát như cách thêu theo từng màu chỉ.
  3. Về chỉ thêu: Đối với mỗi loại vải thì số lượng sợi chỉ thêu yêu cầu là khác nhau. Vải Aida 12ct và 14ct cần 2 sợi chỉ, Aida 11ct cần 3 sợi, nhưng vải 9ct lại cần đến 4 sợi… Trước khi bắt đầu, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc hỏi người bán hàng để biết cỡ vải và số chỉ cần thêu. Tranh chữ thập 11ct là phổ biến hiện nay, sử dụng 3 sợi chỉ khi thêu.

Bước 3: Hướng dẫn thực hiện thêu

 1. Tách chỉ:

Thông thường mỗi con chỉ gồm 6 sợi. Dùng 2 đầu ngón tay cầm một đầu con chỉ, sau đó rút thẳng tay từng sợi chỉ để tách chỉ ra. Chỉ sẽ không bị xoắn rối. Lấy 3 sợi chỉ luồn vào kim, 2 đầu chỉ cách nhau khoảng 5 cm. Lưu ý là thêu 3 sợi không gập đôi, vì gập đôi sẽ thành 6 sợi.

2. Thêu tranh:

Lưu ý: Bên cạnh mỗi một code chỉ đều có chú thích dùng code chỉ này để mũi thêu X [Xstitch], hay nửa mũi X [haftstitch], mũi viền hay mũi con bọ, cần phải thực hiện đúng yêu cầu mới được một tác phẩm đẹp như mẫu.

Cách thực hiện 4 loại mũi thêu cơ bản như sau:

Mũi thêu đầy đủ [Full-stitch]

Đây là mũi chữ thập đầy đủ và thường dùng nhất.

Hình 1: Cách thêu mũi X đơn

Đối với tranh lớn, để tiết kiệm thời gian, bạn nên thêu theo từng hàng hoặc từng cột. Hãy nhớ các chữ X phải được thêu theo cách giống hệt nhau. Bạn có thể thêu sắc [/] trước, hoặc huyền [\] trước, miễn tất cả đều cùng 1 chiều là được.

Hình 2: Cách thêu nhiều mũi X theo hàng

Lưu ý: Bạn nên thả lỏng tay, rút chỉ vừa đủ, không quá mạnh, và phải thật đều tay.  Như vậy các mũi thêu sẽ đều, vải không bị co lại nhăn nhúm, tổng thể cả bức tranh sẽ đẹp hơn. 

Mũi thêu ½ X, ¼ X và ¾X
Hình 3: Cách thêu các mũi thêu: ½ X, ¼ X và ¾XMũi thêu viền

Mũi thêu viền là kiểu đi nét giống như khâu đột. Mũi thêu viền giúp cho mẫu thêu sắc nét hơn, thực hơn.

Hình 4: Cách thêu mũi viền

Khi thêu mũi viền theo từng ô, đường chỉ sẽ sát mặt vải, nét thẳng.

Khi thêu mũi viền theo đường chéo qua 1,2 hoặc 3 ô, mũi thêu sẽ tạo thành đường cong, mềm mại hơn . Với các mũi viền chéo ô, bạn có thể thêu ô đó với mũi ¾ . Như vậy mũi thêu nhìn sẽ sắc sảo hơn so với mũi X đầy đủ.

Mũi thêu con bọ

Mũi thêu con bọ là kiểu thêu thắt nút trên vải. Kiểu thêu này hay dùng để thêu nhụy hoa nổi, mắt của động vật hay các chi tiết hình tròn cần nổi bật trên tranh.

Cách thêu: bạn lên kim tại vị trí A cần thêu mũi con bọ, 1 tay tỳ kim đặt nằm ngang trên mặt vải, tay còn lại cuốn chỉ quanh đầu kim. Tùy vào độ to của mũi thêu bạn muốn thực hiện, bạn có thể cuốn 3-4 vòng. Sau đó, kéo vòng chỉ xuống sát tay giữ kim. Rút từ từ tới khi tạo thành 1 gút chỉ trên mặt vải. Xuống kim tại B và kéo từ từ để gút chỉ nằm lại trên mặt vải.

Hình 5: Cách thêu mũi thêu con bọ

Chìa khóa của mũi thêu này chính là giữ gút chỉ chặt và lực kéo kim để gút chỉ không bị kéo cả về phía sau mặt vải.

Cách giấu mối chỉ:

Việc giấu mối chỉ sẽ giúp bức tranh gọn gàng, đẹp đẽ hơn. Tiêu chí của việc giấu mối chỉ là khiến bức tranh không bị gồ ghề. Tốt nhất bạn nên luồn đoạn chỉ giấu qua 3-4 mũi thêu ở mặt trái để chỉ thêu được giữ chắc chắn

Hình 6: Cách giấu mối chỉ khi thêu tranh chữ thập

Có thể bạn quan tâm: Cách thêu 6 mũi thêu chữ thập

Bước 4: Hoàn thiện tranh

Để đảm bảo tác phẩm của bạn hoàn thiên, sạch sẽ và phẳng phiu, sau khi thêu xong bạn hãy giặt bức tranh với bột giặt trung tính. Lưu ý không giặt khô, không vò, ép, chà xát mạnh vào mặt vải, không giặt chung với các món đồ khác. Sau khi xả sạch nước, hãy trải phẳng phơi tranh tại nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Cuối cùng là ủi phẳng tranh. Khi ủi, bạn hãy ủi ở phía mặt trái, như vậy sẽ không ảnh hưởng đến mũi thêu.

Hình 7: Tranh mới thêu chưa đóng khung

Đó là các bước cơ bản hướng dẫn làm tranh thêu chữ thập. Sau khi hoàn thành, bạn có thể thêm phụ kiện, đóng khung và bảo quản tranh cho tốt. Vậy là bạn đã làm được một món quà ý nghĩ tặng cho bạn bè người thân. Hoặc một món đồ trang trí tuyệt vời cho chính ngôi nhà của mình rồi.

Hy vọng những chia sẻ trên của Tranh Monalisa có thể giúp các bạn thực hành cũng như thêu tranh được dễ dàng hơn.

Hãy bắt tay thực hiện tác phẩm tuyệt vời của bạn đi nào.

Và hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Tranh Monalisa để biết thêm những mẹo hữu ích cho quá trình thêu tranh của bạn nhé.

Chúc bạn sẽ thêu được những bức tranh thật đẹp!

Có thể hữu ích: Cách làm tranh đính đá

Video liên quan

Chủ Đề