Cách sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Tag: yếu tố miêu tả là gì

Văn nghị luận là thể loại mô tả diễn biến tâm lí nhân vật chi tiết nhất và hai yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, trong bài viết này thuvienhoidap sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Dưới đây sẽ làm rõ yếu tố miêu tả là gì ?

Video bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào ?

Khái niệm các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ các luận điểm được đưa ra hoặc chính minh cho các luận điểm đó và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Yếu tố miêu tả là gì :

  •  Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh… như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc [người nghe] như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
  • Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.

Yếu tố tự sự là gì :

Mặc dù là thể văn phổ biến được sử dụng hiện nay, nhưng không nhiều người nắm được khái niệm, định nghĩa văn tự sự là gì. Văn tự sự là gì cho ví dụ? Văn tự sự [còn gọi là văn kể chuyện] là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự vật, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa

Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào :

  • Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định [hay phủ định]
  • Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
  • Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là gì :

  • Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
  • Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
  • Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
  • Tất cả những bài ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.

Cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Các bạn cần lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả và đưa các thông tin này vào đúng vị trí trong bài văn nghị luận thì hiệu quả mang lại mới tối ưu nhất.

Cách đưa các yếu tố tự sự vào đoạn văn nghị luận

Chọn lọc các mẩu chuyện như các câu chuyện dân gian, truyện lịch sử, sử dụng các đoạn trích nổi bật trong các tác phẩm văn học, mẩu truyện hạt giống tâm hồn, quà tặng cuộc sống hay thậm chí là các câu chuyện đời thường…

Nên tóm lược, trích dẫn hay thuật kể các chi tiết chính, quan trọng và liên quan nhất đến vấn đề cần nghị luận.

Cách đưa các yếu tố miêu tả vào văn nghị luận

Chọn lọc chi tiết các tả phù hợp nhất.

Sử dụng các thể loại từ láy, tính từ đặc sắc và kết hợp các biện pháp tu từ, phép liên tưởng, tưởng tượng…

Tham khảo thêm: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Ví dụ cách đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận

Ví dụ 1 : Lựa chọn các yếu tố tự sự thích hợp trong bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo

Sử dụng các mẩu chuyện dân gian như: Chử Đồng Tử nhường chiếc khố duy nhất cho cha lúc cha mất.

Quà tặng cuộc sống: Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng chị mất sớm, con chị đang ở tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà hợp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “ Má ơi, má thèm gì để con nấu má ăn?” … Chưa tan tiệc, má xin về sớm vì mệt, ai cũng chặc lưỡi:” sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chỉ mang đến.

Ví dụ 2: Cách đưa yếu tố miêu tả trong văn nghị luận

“ Bạn có bao giờ tận hưởng không khí trong lành, dịu ngọt, tinh khôi của buổi sớm mai hay say đắm trong làn hương thoang thoảng của muôn hoa cỏ? Bạn có bao giờ nghe tiếng thì thầm ca hát của gió, tiếng xào xạc trò chuyện của lá cây, tiếng hót trong veo thánh thót của loài chim? Nếu dành cho mình những giây phút ấy, bạn sẽ có cảm giác thật thư thái, sảng khoái. Bởi thiên nhiên là người bạn nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi chúng ta.

Trong đoạn trích trên tác giả đã đưa các yếu tố miêu tả bằng những tính từ, từ láy, biện pháp tu từ liệt kê, nhân hóa để tăng sự biểu cảm.

Xem thêm: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Bài tập áp dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Đề bài tập 1 SGK trang 116 – ngữ văn 8

Hãy cho biết các yếu tố miêu tả, tự sự trong đoạn bình giảng bài thơ ngắm trăng – Hồ Chí Minh

Đáp án bài tập 1

Các yếu tố tự sự gồm:

  • Bác bị giam cầm trong tù.
  • Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
  • Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, chỉ là một xâu nhưng sự vật linh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét, của bộ mặt nhà giam…

= > Hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.

Các yếu tố miêu tả

  • Trời trong, trăng tròn và sáng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về bên cửa sổ, lồng bóng cây.
  • Tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn, bối rối, xao xuyến, ăm ắp, tình tứ, rạo rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, giải bày, bộc lộ…

= > Hiện lên khung cảnh đêm trăng và cảm xúc của người tù.

=>Cảm nhận rõ hơn chiều sâu tâm tư, tình cảm dạt dào của Bác trước vầng trăng.

=>Gợi sự đồng cảm, liên tưởng.

Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất cho câu hỏi các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?

Từ khóa tìm kiếm : 1 bài văn nghị luận phải có yếu tố nào,thế nào là yếu tố miêu tả,những yếu tố trong văn tự sự,một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ?,tự sự miêu tả là gì,tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả,vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản là gì,tự sự miêu tả,bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào

Tag: yếu tố miêu tả là gì

“Học sinh chỉ sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận với mục đích làm sáng tỏ luận điểm và khi kể, tả cần có sự chọn lọc các chi tiết” – Đó là những lưu ý mà thầy Nguyễn Phi Hùng [giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI] nhấn mạnh để bài nghị luận vừa sinh động, lại thuyết phục được người đọc, người nghe. 

Theo thầy Hùng, về bản chất văn nghị luận đòi hỏi người viết dùng các luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc, người nghe. Do đó, văn nghị luận vẫn là “đất diễn” của lý trí. Tuy nhiên, muốn bài văn thêm sinh động và thuyết phục, học sinh có thể thêm vào đó các yếu tố tự sự và miêu tả. Dưới đây là một số lưu ý thầy Hùng đưa ra giúp học sinh khéo léo đưa các yếu tố trên vào bài để không phá vỡ ý nghĩa của bài văn nghị luận. 

Lưu ý 1: Sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự để làm sáng tỏ luận điểm 

Trong đoạn văn nghị luận trích từ “Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh” [Lê Trí Viễn], tác giả có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả để giúp người đọc hiểu được khung cảnh của đêm trăng và tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên. 

Sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận cần đúng mục đích làm sáng tỏ luận điểm. Ảnh minh họa. 

Tác giả sử dụng các yếu tố tự sự qua các câu văn như: Sắp trung thu…Mười mấy ngày qua… của bộ mặt nhà giam. Bên cạnh đó, các yếu tố miêu tả [tả cảnh đêm trăng đẹp và cảm xúc của người trong tù] cũng được đưa vào để làm sáng tỏ luận điểm: Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ, lồng trong bóng cây. Nó ăm ắp, tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, muốn bộc lộ…

Có thể thấy, việc sử dụng yếu tố tự sự góp phần làm nổi bật hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, đồng thời thể hiện dòng tâm trạng của nhà thơ. Yếu tố miêu tả giúp người đọc hình dung sống động khung cảnh đêm trăng đẹp, từ đó có thể thấy tâm hồn tinh tế, nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên của Bác Hồ. Cả hai yếu tố tự sự và miêu tả đều cùng làm sáng tỏ nên luận điểm chung của bài văn nghị luận, bên cạnh đó làm nổi bật đặc điểm hoàn cảnh sáng tác ra bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh. 

Lưu ý 2: Kể, tả có chọn lọc 

Học sinh cần lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả phù hợp, có chọn lọc bởi lẽ kể và tả sự vật, sự việc không phải là mục đích của văn bản nghị luận. Hãy cùng theo dõi ví dụ trong sách giáo khoa trích trong tác phẩm “Người anh hùng làng Dóng” [Cao Huy Đỉnh]. Luận điểm bao trùm đoạn trích là các dân tộc anh em có những truyện rất giống với truyện Thánh Gióng của người Kinh. Theo đó, để làm rõ luận điểm, tác giả đã sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong bài viết. 

Cụ thể, tác giả kể lại [tóm tắt] chuyện chàng Trăng của người M’nông và huyện Nàng Han của dân tộc Thái. Trong quá trình kể chuyện, tác giả cũng sử dụng yếu tố miêu tả đan xen như mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực; chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao; cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc…

Thông qua việc sử dụng các yếu tố trên, tác giả giúp người đọc hình dung rõ nội dung của các câu truyện của các dân tộc anh em. Tác giả không kể đầy đủ mà chỉ vắn tắt hai câu chuyện nêu trên bởi luận điểm chỉ cần những chi tiết trong hai truyện có nét giống với truyện Thánh Gióng của người Kinh là đã có thêm dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm. Do vậy, nếu kể, tả tỉ mỉ các chi tiết trong hai câu chuyện khiến đoạn văn thêm rườm rà, thừa thãi. 

Sử dụng yếu tố kể, tả trong bài văn nghị luận cần có sự chọn lọc để tránh bài viết thêm rườm rà, thừa thãi. Ảnh minh họa. 

Trong quá trình làm văn, ngoài thường xuyên luyện tập viết bài để “quen tay” thì việc nắm những lưu ý, “bí kíp” để viết bài cuốn hút là điều học sinh không nên bỏ qua. Theo đó, học sinh có thể tham khảo khóa học online môn Ngữ văn thuộc chương trình Học Tốt 2019 – 2020 của HOCMAI do thầy Nguyễn Phi Hùng trực tiếp giảng dạy. Bên cạnh giúp học sinh “quét” toàn bộ kiến thức có trong học kì II, ở mỗi bài học, thầy cũng đưa ra các lưu ý nhỏ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, từ đó vận dụng để làm bài một cách tốt nhất. 

▶ Mọi thông tin về chương trình, phụ huynh, học sinh tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY.

▶ Liên hệ ngay hotline 0936 585 812 để được tư vấn cụ thể, miễn phí!

Video liên quan

Chủ Đề