Cách sử dụng tivi để dạy học



Giáo viên sử dụng tivi trong dạy học
 

“Ước gì, khi mình dạy học bằng giáo án điện tử mà không cần phải đăng ký mượn máy chiếu, không cần phải nhờ người theo hỗ trợ kỹ thuật nữa!” đó là câu nói của thầy Hồ Tiến Gặp, một giáo viên rất tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] vào trong dạy học. Câu nói đó là động lực và cũng là thách thức cho nhà trường trong việc thúc đẩy giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường ứng dụng CNTT trong các tiết dạy. Năm học 2013-2014, trường chỉ có 3 cái máy chiếu, nên không đáp ứng được nhu cầu dạy học cho giáo viên, thầy cô nào muốn dạy học bằng giáo án điện tử thì phải đăng ký trước một tuần để nhân viên quản lý máy chiếu xếp lịch dạy, mỗi lần dạy phải có cán bộ kỹ thuật theo hỗ trợ gắn máy chiếu, gắn hệ thống âm thanh, dạy xong tiết cán bộ kỹ thuật lại đến hỗ trợ di dời sang lớp khác, có khi giáo viên bị trùng lịch thì phải kéo cả lớp xuống hội trường A [có sẵn máy chiếu và hệ thống âm thanh] để học, vào những dịp thi giáo viên dạy giỏi cấp trường thì không đủ máy chiếu để dạy, nhà trường phải đi mượn các trường bạn về cho thầy cô sử dụng.Thấy được nhu cầu của giáo viên là thiết thực, nhà trường đã xây dựng kế hoạch xã hội hóa trang bị tivi cho tất cả các lớp học. Sau 3 năm thực hiện đến nay nhà trường đã trang bị được 24 tivi/24 lớp học, tất cả các tivi đều có màn hình LED từ 48-55inch, có thể kết nối wifi. Trên 95% giáo viên đều có laptop để kết nối với tivi phục vụ cho việc giảng dạy của mình.Hiện nay, trung bình mỗi học kỳ giáo viên của trường thực hiện khoảng 1.800 tiết dạy có sử dụng tivi, tất cả các tiết thi giáo viên dạy giỏi, các tiết có dự giờ, thao giảng, hội giảng giáo viên đều sử dụng tivi như một thiết bị hỗ trợ giảng dạy không thể thiếu của mình.Bên cạnh đó, nhà trường đã tổ chức nhiều tiết hội giảng, để góp ý cho giáo viên về cách sử dụng tivi sao cho hiệu quả, tránh tình trạng “chiếu chép”, đến nay hầu hết thầy cô sử dụng một cách linh hoạt, đưa nhiều hình ảnh, đoạn video, âm thanh, tổ chức dạy học dưới dạng các game show ….  tăng cường hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì tốt các tiêu chí của trường đạt chuẩn quốc gia.

Thiết nghĩ, trong giai đoạn ngành giáo dục đang thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thì việc trang bị thêm các thiết bị hỗ trợ cho dạy học là rất cần thiết.

Ti vi được coi là tác nhân xấu trong môi trường giáo dục hiện nay

Với một số người, ti vi được xem là thủ phạm gây mất tập trung, suy giảm trí tuệ và lệch lạc trong giới trẻ ngày nay. Nhưng đối với học sinh ESL [English as a Second Language: Tiếng Anh như là ngôn ngữ thứ hai], ti vi không phải là kẻ thù. Thực tế là, ti vi có rất nhiều ứng dụng trong lớp học ESL. Bên cạnh việc giúp học sinh giải lao mỗi ngày, ti vi có thể hỗ trợ dạy tiếng Anh bằng vô số cách khác nhau. Sau đây là những lý do bạn nên có một chiếc ti vi trong lớp học Anh văn.

Đây là những cách sử dụng ti vi hiệu quả trong lớp học:

1. Tiếp cận với ngôn ngữ thực tế

Tiêu đề này có hơi phóng đại. Thực tế, các diễn viên không nói thô và lộn xộn như người bình thường, nhưng ít ra cũng gần như thế. Không nhận ra điều đó, giáo viên dạy tiếng Anh thường điều chỉnh những gì chúng ta nói. Chúng ta thường nói chậm và rõ cũng như sử dụng từ vựng đơn giản hơn. Khi chúng ta để học sinh xem ti vi như một phần của bài học, chúng sẽ làm quen với ngôn ngữ hằng ngày qua nhiều khía cạnh như phát âm, tốc độ nói, sử dụng từ vựng và phương ngữ địa phương.

2. Bắt đầu với từ vựng

Nếu bạn đã từng giảng dạy tiếng Anh một thời gian, bạn sẽ để ý rằng bạn thường tránh sử dụng tiếng lóng. Tôi cũng vậy, việc tránh sử dụng tiếng lóng đã thấm vào máu của tôi. Khi học sinh không hiểu tôi nói [vì tôi sử dụng từ thông tục], tôi sẽ dùng từ vựng khác để giải thích lại. Dần dà, lựa chọn từ vựng thứ hai lại được ưu tiên và tiếng lóng không được tôi sử dụng nữa. Sự chuyển đổi này là bình thường. Chúng ta luôn muốn học sinh hiểu tường tận, nhưng tránh sử dụng tiếng Anh không chuẩn sẽ ảnh hưởng đến học sinh về lâu dài. Khi bạn áp dụng TV trong lớp học, học sinh sẽ quen với nhiều loại tiếng Anh không chuẩn bao gồm tiếng lóng, từ ngữ thông tục và các từ vựng không thường gặp. Tất cả những trải nghiệm đó rất tốt cho việc trau dồi ngôn ngữ, đặc biệt là học sinh ở cấp độ trung và cao cấp. Để giúp học sinh luyện tập từ vựng, hãy cho chúng xem chương trình truyền hình yêu thích rồi ghi lại những từ chúng nghe được nhưng không nhận ra và xem xem chúng có thể đoán nghĩa từ dựa trên ngữ cảnh hay không. Sau đó, tạo tình huống sử dụng những từ đó trong lớp học và thưởng cho những học sinh vận dụng từ mới.

3. Tăng khả năng đọc hiểu

Bạn có biết rằng cho học sinh xem phim trước khi đọc tiểu thuyết nguyên tác là một ý tưởng không tồi? Phương pháp này không hề phản khoa học. Xét cho cùng, không phải chúng ta luôn muốn học sinh đọc đâu hiểu đó sao? Liệu có phải đọc những tài liệu không quen thuộc sẽ thể hiện được năng lực đọc hiểu của học sinh? Hoàn toàn không cần thiết. Khi học sinh học tiếng Anh đọc những tài liệu tiếng Anh có chủ đề lạ, chúng sẽ phải đối mặt với hai mức khó khăn của việc đọc hiểu. Đầu tiên là, chúng phải đối mặt với thử thách làm quen với ngôn ngữ thứ hai, có nghĩa là phải hiểu những đặc điểm ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ thứ hai đó. Nhưng khi đọc những tuyển tập như tài liệu thực tế [hay giả tưởng] không quen thuộc, học sinh sẽ đối mặt với một rào cản đọc hiểu khác. Chúng có thể hiểu được khía cạnh ngôn ngữ trong bài đọc nhưng không thể hiểu nội dung bài đọc và ngược lại. Khi bạn cung cấp cho học sinh các thông tin thực tế qua một bộ phim hoặc các đoạn clip, chúng sẽ có kiến thức nền và có thể tập trung vào khía cạnh ngôn ngữ của bài đọc hiểu. Để giúp học sinh của bạn trong việc đọc hiểu, bạn có thể cho chúng xem bản điện ảnh của cuốn tiểu thuyết sắp đọc, một bộ phim tài liệu về chủ đề mà chúng sắp đọc hay bất kì đoạn phim nào bao gồm các tài liệu thực tế trong bài đọc. Yêu cầu học sinh ghi chú trong khi xem và ôn tập các từ vựng lạ. Khi học sinh hoàn thành bài kiểm tra đọc, cho chúng xem chương trình đó lại một lần nữa và nhận thấy mức độ đọc hiểu của chúng trở nên tốt hơn như thế nào.

4. Nghiên cứu mà không cần đọc

Nếu bạn đang dạy một lớp hội thoại, nói, từ vựng hay nghe, đọc hiểu không nên là mục tiêu chính trong chương trình học của bạn. Dù bạn vẫn có thể muốn học sinh của bạn học về các chủ đề mới. Trong khi hầu hết các nguồn tài nguyên đầu tiên của giáo viên là sách báo về chủ đề mới, bạn cũng có thể có lựa chọn khác. Có rất nhiều nguồn tài nguyên phim ảnh [phim tài liệu, chương trình truyền hình,v.v] hữu ích cho việc nghiên cứu của học sinh. Khi bạn chọn cho lớp xem một trong những chương trình đó, học sinh vẫn học được nội dung mà bạn nhắm đến, đồng thời, việc xem TV thay vì đọc sách sẽ giúp thử thách các kĩ năng ngôn ngữ của chúng. Hãy thử cho học sinh xem một tập của chương trình How Stuff Works, How it Works hay các chương trình khác của kênh Discovery hay Science rồi yêu cầu chúng tóm tắt những gì xem được và xem xem chúng có thể tóm tắt toàn bộ quá trình với hai hay ba học sinh khác hay không.

5. Tăng thêm khả năng nghe hiểu

Nghe hiểu là một thử thách đối với các học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là khi tài liệu nghe của chúng chủ yếu là các đoạn ghi âm từ đĩa hay băng cassette. Hầu hết trong các tình huống ngôn ngữ thực tế, người bản ngữ nói nhiều ý nghĩa hơn là các đoạn ghi âm đơn giản. Họ cũng có những gợi ý trực quan như biểu cảm gương mặt, ngôn ngữ cơ thể và cả những cách phát âm trực quan cũng như ngữ cảnh rộng lớn hơn của cuộc hội thoại. Sử dụng ti vi trong lớp học giúp học sinh nâng cao khả năng nghe hiểu hiệu quả hơn là các đoạn ghi âm đơn giản cũng như vì cách nghe này sát với thực tế hơn. Nếu bạn muốn dùng ti vi trong giờ học nghe hiểu, hãy thử dùng một đoạn clip từ chương trình thời sự buổi tối. Những câu chuyện trong đó nói chung thường ngắn gọn, thường có hơn một phát thanh viên và các bài tường thuật trên website sẽ là gợi ý để hiểu. Bạn sẽ ngạc nhiên khi học sinh của bạn có thể hiểu rõ những gì chúng nghe và thấy.

6. Gợi ý về văn hóa

Văn hóa luôn hiện diện trong lớp học ngôn ngữ vì một người dù thông thạo tiếng Anh không có nghĩa là họ thông thạo văn hóa các nước nói tiếng Anh. Mỗi nhóm người sẽ có một bản sắc văn hóa riêng. Ti vi là một phương pháp tuyệt vời để giới thiệu về các chủ đề văn hóa cho học sinh. Khi xem các bộ phim hài kịch tình huống, bạn sẽ được chứng kiến một bức chân dung thực tế các xu hướng văn hóa mà có thể gây bất ngờ hoặc khó hiểu cho học sinh. Chiếu một đoạn phim trên lớp là cách tốt để bắt đầu cuộc thảo luận về các vấn đề văn hóa mà bạn muốn đề cập. Các vấn đề có thể bao gồm thái độ phù hợp nơi công sở, văn hóa hẹn hò, các mối quan hệ trong gia đình hay các phương tiện giải trí phổ biến. Khi sử dụng loại tài liệu này với học sinh ngoại ngữ, hãy bàn về những gì trong phim, chúng cảm thấy như thế nào hoặc nghĩ gì, các giá trị văn hóa và tập quán nước nhà và so sánh với nước ngoài. Bằng cách đó, học sinh có thể hiểu biết về văn hóa các nước nói tiếng Anh nhưng cũng có cơ hội để nói về văn hóa của nước mình và hi vọng chúng thấy được rằng khác biệt là bình thường

Nhiều người lớn có quan điểm rằng phải giữ trẻ em tránh xa ti vi, nhưng giáo viên dạy tiếng Anh thì không nên hùa theo quan điểm sai lầm này. Ti vi có rất nhiều ứng dụng trong lớp học tiếng Anh như giúp đọc hiểu, thu thập thông tin cũng như học từ vựng. Tất cả đều vô cùng hữu ích cho những học sinh mong muốn nói tiếng Anh thành thạo. Vì thế hãy thay đổi, thư giãn và công nhận ích lợi của ti vi trong lớp học.

HORIZON TESOL lược dịch

Nguồn: You the super teacher.

Tìm hiểu thêm khóa đào tạo kỹ năng giảng dạy tiếng Anh tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề