Cách sử dụng thục địa

Theo biến chứng luận trị trong Đông y, Thục địa là một vị thuốc quý với đa dạng tác dụng như bổ tinh, bổ máu, bổ can thận… Thục địa xuất phát từ cây Sinh địa, tuy nhiên do có phương pháp chế biến vô cùng đặc biệt nên đặc điểm dược tính và tác dụng của 2 vị thuốc cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng của Thục địa, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

——————————————————————————–

Nội dung chính

  • 1. Thục địa là gì?              
    • 1.1. Tên gọi, nguồn gốc, phân bố Thục địa
    • 1.2. Đặc điểm thực vật cây Sinh địa
    • 1.3. Quá trình thu hái Sinh địa
  • 2. Thục địa công dụng             
    • Thục địa có vị gì
    • Quy kinh
    • Công dụng thục địa
    • Chủ trị
  •  3. Vị thuốc Thục địa chứa các thành phần nào?    
  • 4. Thục địa có tác dụng gì
    • Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
    • Theo Y học cổ truyền
  • 5. Vị thuốc Thục địa dùng cho ai?   
  • 6. Cách dùng Thục địa khô
    • 6.1. Bài thuốc Hoàng liên viên
    • 6.2. Bài thuốc trị tiểu đường
    • 6.3. Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn
    • 6.4. Bài thuốc trị chảy máu cam nhiều lần
    • 6.5. Bài thuốc trị tiểu ra máu, trường phong tạng độc
  • 7. Ai không nên dùng vị thuốc Thục địa? 
  • 8. Một số cách sử dụng Thục địa khác 
    • 8.1 Thục Địa ngâm rượu
    • 8.2 Thục Địa nấu Sâm Bí đao [Thục địa nấu Sâm]
  • 9. Thục địa có tốt không? Tư vấn của dược sĩ Mypharma về dược liệu Thục địa
  • 10. Sản phẩm viên bổ khí huyết MPSAMQUY chứa Thục địa

1. Thục địa là gì?              

1.1. Tên gọi, nguồn gốc, phân bố Thục địa

Dược liệu Thục địa chính là phần rễ củ của cây Sinh địa [Địa hoàng]. Đây là loại thực vật thuộc họ hoa Mõm sói [Scrophulariaceae], có tên khoa học là Radix Rehmanniae glutinosae praeparata. 

Sinh địa vốn là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc ở thời điểm trước những năm 1958, tuy nhiên sau khoảng thời gian đó chúng đã di thực về Việt Nam và được trồng ở nhiều nơi. Cây phát triển ở vùng có đất tơi xốp như đồng bằng và trung du với năng suất 2 vụ/năm. Ở khu vực vùng núi cao, cây chỉ phát triển được vào 1 vụ hạ thu.

Sinh địa và Thục địa

1.2. Đặc điểm thực vật cây Sinh địa

Cây Sinh địa là cây thân thảo có chiều cao từ 10 – 30cm, quanh thân có lông bài tiết. Ban đầu cây mọc thẳng, sau đó đâm ngang, phần thân rễ mẫm thành củ có đường kính từ 0,4 – 2,3 cm.   

Lá cây mọc vòng ở gốc, đầu lá hơi tròn, cuống hẹp, phiến có nhiều gân ở mặt dưới. Chùm hoa mọc ở đầu cành màu tím đỏ với 4 nhị: 2 nhị lớn và 2 nhị nhỏ.    

1.3. Quá trình thu hái Sinh địa

Ở khu vực đồng bằng và trung du có thể tiến hành trồng 2 vụ: 1 vụ vào khoảng tháng 1 – 2 và 1 vụ khoảng tháng 7 – 8. Trung bình khoảng 6,5 tháng có thể thu hoạch để lấy Thục địa dược liệu, năng suất thường từ 3 – 7 tấn/ ha.

Quy trình chế biến từ Sinh địa thành Thục địa khá công phu, có thể thực hiện bằng 2 cách:

  • Theo Lôi Công Bào Chích Luận: Ngâm củ Sinh địa với rượu [tỷ lệ 700g Sinh địa : 10 lít rượu] rồi ngâm 1 đêm, sau đó mang đi đồ trong 1 ngày đêm tiếp theo rồi phơi nắng. Thực hiện các bước trên 9 lần để có dược liệu Thục địa.
  • Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược: Dùng 300g bột sa nhân nấu cùng 5 lít nước đến khi còn khoảng 4,5 lít thì mang đi tẩm cùng 10kg Sinh địa và nấu trực tiếp. Khi đã mềm thì mang đi phơi cho ráo nước, tẩm bóp với rượu và tiếp tục phơi. Thực hiện các bước trên 9 lần.    
Thục địa được chế biến từ Sinh địa

2. Thục địa công dụng             

Trong các tài liệu cổ để lại, thông tin về tính vị và quy kinh của vị thuốc Thục địa có một số khác biệt.

Thục địa có vị gì

  • Theo Biệt Lục: Vị đắng, không có độc.
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Vị ngọt, tính hơi ôn.
  • Theo Bản Kinh: Vị ngọt, tính hàn.
  • Theo Thực Liệu Bản Thảo: Tính hơi hàn.

Quy kinh

  • Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Quy vào kinh Can, Phế, Tâm, Tỳ.
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Quy vào kinh Thận, Can.
  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: Quy vào kinh túc thiếu âm Thận, túc Quyết âm Can, thiếu âm Tâm, thủ Quyết âm Tâm bào.
  • Theo Bản Thảo Tùng Tân: Quy vào Thận, Tỳ, Can.       

Công dụng thục địa

Thục địa có công dụng bổ thận, sinh tinh, bổ máu, tiêu khát, dưỡng âm….  

Chủ trị

Các trường hợp được chỉ định sử dụng Thục địa có thể kể đến:

  • Can, thận hư yếu gây đau mỏi xương
  • Đổ mồ hôi trộm, hồi hội, ù tai, chóng mặt
  • Di tinh, thận yếu
  • Rong kinh, kinh nguyệt không đều…      
Thục địa chữa can, thận hư yếu gây đau mỏi xương

 3. Vị thuốc Thục địa chứa các thành phần nào?    

Hiện đã có khá nhiều nghiên cứu về thành phần và cơ chế tác dụng của Thục địa, kết quả cho thấy dược liệu chứa các thành phần hóa học như:

  • Ajugol, Catapult, Leonurine, Aucubin, Melittoside [theo Sinh Dược Học Tạp Chí].
  • Iso Acteoside.
  • Mannitol, Campesterol, Catalpol, Glucose, b-Sitosterol, Stigmasterol,… [theo Chinese Herbal Medicine].
  • Glutinoside và Monometittoside.
  • Acteoside và Rehmaglutin A, B, C, D.  

4. Thục địa có tác dụng gì

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Hạ đường huyết: Nghiên cứu sử dụng Thục địa trên chuột cho thấy vị thuốc này có khả năng làm hạ đường huyết, tuy nhiên tác dụng này không thấy ở thỏ [Trích tài liệu Trung Dược Học].
  • Tăng cường miễn dịch: Nước sắc Thục địa có khả năng ức chế miễn dịch mà không gây tổn thương đến vỏ thượng thận [Trung Dược Học].
  • Kháng viêm: Thực hiện trên chuột cống được gây viêm bằng Formalin ở vùng chân đùi cho thấy nước sắc từ địa hoàng có tác dụng kháng viêm [theo Trung Dược Học].
  • Ngoài ra nước sắc từ Thục địa cũng được chứng minh có tác dụng hạ áp, giúp cầm máu, lợi tiểu, bảo vệ gan.
  • Thục địa là một vị thuốc có độc tính nhẹ, một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp là đau bụng, hồi hộp, tiêu chảy, chóng mặt… [Chinese Herbal Medicine].
Thục địa hạ đường huyết

Theo Y học cổ truyền

Rất nhiều tài liệu y học cổ đã ghi chép lại về công dụng của Thục địa:

  • Theo Bản Kinh: Nước Thục địa giúp trừ hàn nhiệt, giúp cơ thể nhẹ nhàng.
  • Theo Trân Châu nang: Lưu thông huyết mạch, bổ huyết, ích khí.
  • Theo Bản Thảo Tùng Tân: Điều kinh, lợi đại tiểu tiện, trị suyễn, huyết hư có sốt, an thai.
  • Theo Dược Phẩm Vậng Yếu: Bổ thận, dưỡng âm
  • Theo Dược Tính Luận: Thông huyết mạch, trị hậu sản, bổ hư tổn,…
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Chủ trị âm hư, di tinh, kinh nguyệt không đều, gầy ốm.

5. Vị thuốc Thục địa dùng cho ai?   

Theo biện chứng luận trị của Đông y thì từ xa xưa vị thuốc Thục địa đã được sử dụng cho những người bị tiểu đường, thiếu máu hay mắc các chứng suy nhược cơ thể, chảy máu. Ngoài ra đây là một vị thuốc có thể dùng cho nam giới trong việc hỗ trợ bổ thận tráng dương, sinh tinh hoặc mắc hội chứng thận hư…            

6. Cách dùng Thục địa khô

6.1. Bài thuốc Hoàng liên viên

Chuẩn bị

  • Thục địa 800g
  • Hoàng liên 600g

Cách dùng

  • Vắt lấy nước Thục địa tẩm vào Hoàng liên, sau đó phơi khô Hoàng liên và làm lại vào lần tới khi tẩm hết Thục địa.
  • Tán bột Hoàng liên đã phơi, tẩm thêm mật ong và hoàn thành viên cỡ hạt ngô dùng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 viên. Sử dụng liên tục 7 – 10 ngày.

Công dụng

  • Chữa gầy yếu, tiểu đường.

6.2. Bài thuốc trị tiểu đường

Chuẩn bị

  • Thục địa 12g
  • Thái tử sâm 16g
  • Sơn dược 20g
  • Ngũ vị tử 8g

Cách làm

  • Sắc thang thuốc cùng khoảng 600ml nước, đun tới khi cạn còn 1 nửa.
  • Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày.

6.3. Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn

Chuẩn bị

  • Thục địa 320g
  • Sơn thù, Sơn dược mỗi vị 160g
  • Mẫu đơn bì, bạch phục linh, Trạch tả mỗi vị 120g

Cách dùng

  • Tán nhỏ, đều các dược liệu, sau đó trọn đều với mật ong để hoàn viên cỡ hạt ngô.
  • Mỗi ngày dùng khoảng 20 viên trước bữa ăn 15 phút. Duy trì sử dụng tới khi hết bệnh.

Công dụng

  • Chữa đau đầu, chóng mặt, đau mỏi lưng gối, đổ mồ hôi trộm, mộng tinh,…

6.4. Bài thuốc trị chảy máu cam nhiều lần

Chuẩn bị: Lượng bằng nhau mỗi dược liệu.

  • Thục địa
  • Địa cốt bì
  • Sinh địa
  • Câu kỷ tử

Cách dùng

  • Sắc 8g các vị thuốc trên uống với mật ong.
  • Sử dụng hàng ngày, mỗi ngày 3 lần.

6.5. Bài thuốc trị tiểu ra máu, trường phong tạng độc

Chuẩn bị

  • Hoàng bá 1kg
  • Thục địa 1kg

Cách dùng

  • Tán bột mịn dược liệu, sau đó trộn cùng mật ong và hoàn tạo viên cỡ bằng hạt ngô.
  • Uống khi đói hoặc trước ăn, mỗi lần sử dụng 80 – 90 viên.

7. Ai không nên dùng vị thuốc Thục địa? 

Dù là một thảo dược từ thiên nhiên, tuy nhiên việc sử dụng vị thuốc Thục địa để cho hiệu quả tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đặc biệt nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, người bệnh nên thận trọng khi sử dụng vị thuốc này.

  • Người có dương khí suy, hư hàn vị khí, dương khí thiếu [trích Đắc Phối Bản Thảo]
  • Trong cơ thể có hàn, có dịch tích tụ [trích Y Học Nhập Môn]
  • Người có hệ tiêu hoá kém, hay đau lạnh bụng, tiêu chảy phân sống do Thục địa kỵ sắt.
  • Không sử dụng chung Thục địa cùng Thông bạch, Cửu bạch, La bặc, Phỉ bạch [trích Dược Phẩm Tinh Yếu]
  • Thục địa kỵ Tam bạch [trích Dược Tính Luận]
Người đau lạnh bụng không nên dùng Thục địa

8. Một số cách sử dụng Thục địa khác 

8.1 Thục Địa ngâm rượu

Chuẩn bị

  • Thục địa, Xuyên khung, Bạch thược, Đương quy: Mỗi vị 100 gam.
  • Rượu: 3 lít.

Công dụng:

  • Bổ huyết, tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe, nâng cao đề kháng.

Cách dùng

  • Dược liệu rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình ngâm cùng rượu trong 1 tháng.

8.2 Thục Địa nấu Sâm Bí đao [Thục địa nấu Sâm]

Chuẩn bị

  • Thục địa 5 gam
  • Bí đao 1,5 kg
  • Lá dứa 1 bó
  • Đường phèn 100 gam
  • La hán 1 quả

Công dụng

  • Thanh nhiệt, giải khát, mát gan.

Cách dùng

  • Rửa sạch các nguyên liệu, bí đao bỏ vỏ và cắt khúc, la hán tách miếng nhỏ, lá dứa cuộn thành bó.
  • Nấu sôi 3 lít nước, cho thêm bí đao, la hán, thục địa và nấu tiếp tới sôi. Sau đó cho thêm lá dứa và đường phèn, đun nhỏ lửa tới khi bí chín nhừ.
  • Bỏ bã, lấy nước uống trong ngày. 

9. Thục địa có tốt không? Tư vấn của dược sĩ Mypharma về dược liệu Thục địa

Không thể phủ nhận lợi ích về sức khỏe mà dược liệu Thục địa mang lại như: Bổ huyết, bổ máu, bổ thận sinh tinh, dưỡng âm, lợi tiểu,…Hiệu quả của việc điều trị bệnh bằng Thục địa cũng đã được chứng minh cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cho thấy đây là một vị thuốc quý từ thiên nhiên.

Nhược điểm của vị thuốc Thục địa chính là việc chế biến tương đối phức tạp, do đó người dùng thường mua sẵn Thục địa đã được chế biến. Hãy lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín, rõ nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo chất lượng của vị thuốc cũng như hiệu quả điều trị được tốt nhất.

Ngoài ra người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ trong việc sử dụng Thục địa sao cho phù hợp nhất.

10. Sản phẩm viên bổ khí huyết MPSAMQUY chứa Thục địa

Viên bổ khí huyết MPSamquy được phát triển từ bài thuốc cổ phương Bát trân thang của danh y nổi tiếng thời Minh Trung Quốc. Đây là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, được hợp lại từ hai bài thuốc: Tứ quân bổ khí và Tứ vật bổ huyết. “Bát trân thang” được Y học hiện đại chứng minh có tác dụng tăng huyết sắc tố, cải thiện tình trạng thiếu máu. Đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm mệt mỏi và nâng cao thể trạng của cơ thể.

Viên bổ khí huyết MPSamquy chứa dược liệu thục địa

MPSamquy là viên bổ khí huyết chứa Thục địa, bổ sung hàm lượng cao Nhân sâm châu Á, kết hợp cùng 3 vị thuốc bổ khí hàng đầu [Phục linh, Cam thảo, Hoàng kỳ] và 3 vị thuốc bổ huyết đầu bảng [Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung], giúp bổ cả khí và huyết. Sản phẩm đem lại công dụng hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu, huyết áp thấp hiệu quả và an toàn.

Sản phẩm Viên bổ khí huyết MPsamquy chính hãng đang được phân phối trên hệ thống website mypharma.vn và Siêu thị thuốc MPG. Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline 094.294.6633 hoặc tổng đài miễn cước 1800.2004.

Những thông tin nêu trên đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức chi tiết và tổng quan về vị thuốc Thục địa. Đây là vị thuốc bổ huyết rất tốt, có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp cùng các dược liệu khác để gia tăng công dụng.

Chủ Đề