Cách phòng ngừa tai biến đột quỵ

Để tìm ra cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là gì để kiểm soát chúng. Theo các nghiên cứu y khoa, đột quỵ có thể xuất phát từ những nguyên nhân như tuổi tác, di truyền, các bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh… Hầu hết những nguyên nhân đột quỵ đều bắt nguồn và liên quan mật thiết đến lối sống mà chúng ta có thể thay đổi dễ dàng. Dưới đây là những gợi ý phòng ngừa đột quỵ ai cũng nên biết.

Xuất huyết não là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ

Cách phòng ngừa tai biến đột quỵ do tăng huyết áp

Huyết áp là áp lực bên trong các động mạch, chỉ số huyết áp của người bình thường khoảng 120/80mmHg. Huyết áp cao [tăng huyết áp] xảy ra khi huyết áp ở mức 140mmHg/90mmHg trở lên. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ phổ biến nhất. Huyết áp cao gây áp lực mạnh lên thành mạch trong thời gian dài khiến thành mạch bị mỏng dần, suy yếu và vỡ ra gây xuất huyết não. Do đó, kiểm soát huyết áp ổn định vô cùng quan trọng trong phòng ngừa đột quỵ.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để kiểm soát huyết áp hiệu quả, người bệnh cao huyết áp cần dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi liều, ngừng uống thuốc. Đặc biệt, không nên tự ý mua thuốc uống theo đơn của người khác có bệnh tương tự bởi liều lượng thuốc đã được kê đơn theo mức độ bệnh, tuổi tác và tiền sử bệnh lý. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra huyết áp, nếu tăng hoặc giảm bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, hạn chế các thói quen xấu, thường xuyên rèn luyện cơ thể thông qua các bài tập luyện nhẹ nhàng.

Kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là cách tốt nhất để chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ vai trò của khám sức khỏe định kỳ. Thông qua việc thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn, nhất là các căn bệnh mãn tính diễn tiến âm thầm như tiểu đường, tăng mỡ máu, tim mạch…

Khám sức khỏe định kỳ là cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất

Cách phòng ngừa đột quỵ do rung nhĩ

Rung nhĩ hay còn gọi là rối loạn nhịp tim là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Xảy ra khi tâm nhĩ bơm máu không hiệu quả khiến dòng máu bị trì trệ tạo thành cục máu đông [huyết khối] trong tâm nhĩ. Cục máu đông này có thể vỡ ra, di chuyển đến não và gây tắc mạch máu não. Vì thế, với những người có bệnh rung nhĩ việc điều trị hiệu quả căn bệnh này sẽ giảm nguy cơ đột quỵ đến 90%.

Kiểm soát đường huyết và mỡ máu

Người bị tiểu đường và mỡ máu có nguy cơ đột quỵ cao gấp đôi so với người không mắc bệnh ở cùng độ tuổi và giới tính. Để phòng ngừa hiệu quả, cơ thể chúng ta cần duy trì HbA1c 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

9. Phòng ngừa đột quỵ

Chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần giảm nguy cơ bị đột quỵ.

9.1 Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Nguyên nhân gây đột quỵ đến nhiều từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

9.2 Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.

9.3 Giữ ấm cơ thể

Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa. Khi trời lạnh cần giữa ấm, không ra ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn khi trời còn lạnh. Nếu muốn tập thể dục có thể tập trong nhà vào thời gian muộn hơn.

9.4 Không hút thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2 - 5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.

9.5 Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.

Những người mắc các bệnh lý đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây ra đột quỵ.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách nhận biết sớm và phòng tránh bệnh nhất là đối với những bệnh nhân có tiền sử bị đột quỵ, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu.

5 cách tự đánh giá để dự báo nguy cơ đột quỵ

Xem thêm video đang được quan tâm:

Kỹ năng cứu đuối nước an toàn từ trên bờ mùa mưa bão

ThS. Vũ Hồng Anh

Bệnh viện Trường ĐH Y Dược Thái Nguyến

Video liên quan

Chủ Đề