Cách phân biệt từ ghép và từ láy lớp 7

Từ láy là một trong 2 dạng của từ phức, từ còn lại là từ ghép. Cả hai loại từ này đều có cấu tạo từ 2 tiếng trở lên và thường được sử dụng trong văn bản, giao tiếp. Tuy nhiên có nhiều người chưa phân biệt được thế nào là từ ghép, từ láy là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại từ phức này.

Từ láy là gì?

Từ láy là dạng đặt biệt của từ phức, được cấu tạo từ 2 tiếng, trong đó phần nguyên âm hoặc phụ âm được láy giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm láy như nhau. Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy có thể chỉ 1 từ có nghĩa, có thể không từ nào có nghĩa khi đứng riêng một mình.

Từ láy thường đươc sử dụng nhiều trong thơ ca, tác phẩm văn học để mô tả, nhấn mạnh vẻ đẹp phong cảnh con người hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, âm thanh và nhiều hoạt động khác.

Các loại từ láy

Về cơ bản từ láy đươc chia thành 2 loại gồm từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo từ vựng Việt Nam phức tạp và rất khó để nhận biết 2 loại từ này, dưới đây là một vài đặc điểm giúp bạn xác định đâu là từ ghép và từ láy nhanh nhất.

Nghĩa của các từ tạo thành

Đối với từ ghép thì có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa cụ thể, còn từ láy thì có thể không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ: Hoa quả là từ ghép và từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, còn “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng. Vì vậy ngoài dấu hiệu giống nhau về âm hoặc vần thì nghĩa của từng từ sẽ quyết định đó là dạng từ nào.

Tiếng Việt có vốn từ đa dạng và phong phú, vì vậy trong thời gian ngắn có thể bạn sẽ không thể phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp túc thường xuyên khi đọc nhiều bài thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn thì trình độ của bạn sẽ được nâng cao nhiều.

Ngoài ra, để phân biệt từ láy và từ đơn đa âm tiết, cần chú ý: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.”.

Ví dụ: “tivi” là từ láy hay từ đơn? “ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, vì vậy đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất từ “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

Ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: ra-đa, ghi-đông…

Giữa 2 tiếng tạo thành từ, nếu không có liên quan về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy.

Ví dụ: Cây lá là từ ghép và không có âm hoặc vần giống nhay, còn chắc chắn thì phụ âm đầu giống nhau nên là từ láy.

Đảo vị trí các tiếng trong từ. Đối với từ ghép khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng thì vẫn có ý nghĩa cụ thể, còn từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ: Từ “đau đớn” khi đảo vị trí thành “đớn đau” thì có nghĩa nên đó là từ ghép. Từ “rạo rực” đổi lại thành “rực rạo” thì không có nghĩa gì, nên là từ láy.

Một trong 2 từ là từ Hán Việt. Nếu gặp từ có dấu hiệu như trên thì chắc chắn đó không phải là từ láy.

Ví dụ như từ “Tử tế” thì “tử” là từ Hán Việt, cho dù nó láy âm đầu nhưng vẫn được xếp vào dạng từ ghép.

Lưu ý: Những từ được Việt hóa như tivi, rada là từ đơn đa âm tiết, nó không được xếp là từ láy hoặc từ ghép.

Thông qua đặc điểm cấu tạo từ láy và từ ghép, cô Vân Anh – giáo viên Tiểu học thuộc Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ tháo gỡ vướng mắc về các bài tập liên quan.

Trong chương trình Tiếng Việt 4, học sinh được làm quen với các bài tập về cấu tạo từ , phân biệt từ đơn, từ phức và từ ghép, từ láy. Tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn bị nhầm lẫn giữa từ láy và từ ghép. Cô Trần Thị Vân Anh – giáo viên Tiếng Việt tại Hocmai.vn  đã đưa ra các khái niệm và đặc điểm tiêu biểu giúp học sinh phân biệt rạch ròi hai loại từ trên.

Lý thuyết về từ và cấu tạo từ

Để học sinh nắm được kiến thức tổng quát về cấu tạo từ, cô Vân Anh đã tổng hợp lại các bài học trước, liên kết và khái quát thành sơ đồ giúp học trò dễ theo dõi, ghi nhớ.

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Trong đó “từ” bao gồm từ đơn và từ phức. Mỗi từ mang đầy đủ một nghĩa nhất định.

Từ đơn là gì?

Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng tạo thành. Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt như từ mượn nước ngoài [ghi-đông, tivi, ra-đa,…] được xếp vào từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…

Từ phức là gì?

Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành.

Ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…

Trong từ phức bao gồm hai loại: Từ láy và từ ghép.

Tham khảo thêm: Phân biệt từ đơn – từ phức

Từ ghép là gì?

Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép những tiếng lại với nhau, các tiếng được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ về từ ghép:

Quần áo => quần, áo đều mang nghĩa về trang phục, ăn mặc.

Cha mẹ => cha, mẹ đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.

Cây cỏ => cây, cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

Từ láy là gì?

Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách láy lại [điệp lại] một phần phụ âm hoặc nguyên âm, hay toàn bộ tiếng ban đầu.

Có 3 loại từ láy:

  • Từ láy âm đầu
  • Từ láy vần
  • Từ láy toàn bộ

Ví dụ về từ láy:

Long lanh  => láy phụ âm đầu

Lấm tấm => láy vần “ấm”

Ầm ầm => láy toàn bộ.

Mẹo phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ rất phức tạp và dễ gây nhầm lẫn, để học sinh tháo gỡ những khúc mắc và có phương pháp nhận diện tiện ích, cô Vân Anh đã tổng hợp 4 đặc điểm thường gặp ở từ láy và từ ghép để phân biệt chúng:

Ngoài ra, để phân biệt từ láytừ đơn đa âm tiết, cô Vân Anh cũng nhấn mạnh: “Nếu hai hoặc nhiều tiếng không có nghĩa, có quan hệ âm vần nhưng tạo thành một từ chỉ sự vật thì từ đó là từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: “tivi” là từ láy hay từ đơn?

“ti” và “vi” khi tách riêng đều không mang nghĩa, giữa hai chữ lặp lại vần “i” nên rất giống các dấu hiệu của một từ láy. Tuy nhiên, tivi là danh từ chỉ sự vật, vì vậy đây là từ đơn đa âm tiết. Thực chất từ “tivi” là từ mượn nước ngoài để chỉ một hệ thống điện tử viễn thông.

Ta cũng có thể dựa vào một số đặc điểm hình thức viết như có dấu “-” nối giữa các từ thì từ đó là từ mượn nước ngoài – từ đơn đa âm tiết.

Ví dụ: ra-đa, ghi-đông,…

Bài tập luyện tập từ ghép và từ láy

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.

Hướng dẫn giải

Từ ghép: chung quanh, độc ác, vững chãi, thuần khiết, đơn giản, chí khí.

Từ láy: sừng sững, lủng củng, cứng cáp, dẻo dai, mộc mạc, nhũn nhặn

Bài 2: Hãy phân biệt từ ghép, từ láy trong các trường hợp sau

a. Những từ nào là từ láy

Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ

Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp

b. Những từ nào không phải từ ghép?

Chân thành, Chân thật, Chân tình

Thật thà, Thật sự, Thật tình

Hướng dẫn giải

a] Các từ là từ láy bao gồm: Ngay ngắn, Thẳng thắn

b] Các không phải là từ ghép gồm: Thật thà

Bài 3: Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng

a. da người

b. lá cây còn non

c. lá cây đã già

d. trời.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng: Đáp án a đây là từ chỉ màu sắc của đối tượng là da người

Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Hướng dẫn giải

  • Các từ là từ láy là: chậm chạp, mê mẩn, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn
  • Các từ là từ ghép là: châm chọc, mong ngóng, phương hướng

Bài 5: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng. Hãy sắp xếp các từ đó thành 2 nhóm từ ghép và từ láy

Hướng dẫn giải

Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, mong mỏi, mơ mộng.

Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng.

Thông qua video bài giảng, cô Vân Anh đã tổng quan kiến thức, gợi ý cách phân biệt các từ loại, giúp học sinh nắm vững kỹ năng nhận dạng và phân biệt từ láy, từ phức. Ngoài ra, cô cũng đưa ra các ví dụ và đi vào giải quyết các bài tập cụ thể giúp học sinh theo dõi, kiểm tra lại kiến thức đã học.

Qúy phụ huynh và học sinh có thể điền thông tin tại đây để nhận tư vấn và hướng dẫn học thử các bài giảng khác của cô Vân Anh, cũng như các môn học khác ở lớp 4 nói riêng và từ lớp 2-9 nói chung.

Video liên quan

Chủ Đề