Cách nướng bánh trung thu bằng nồi com điện

Có thể làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện không?

Chắc chắn có rất nhiều bạn muốn làm bánh, thích làm bánh nhưng lại e ngại rằng nhà mình không có lò nướng. Đừng lo vì chiếc lò nướng đó có thể được thay thế bằng nồi cơm điện.

Hiện nay thì hầu như mọi nhà đều sẽ có nồi cơm điện nên đây sẽ là tin vui dành cho những ai muốn thử làm bánh hay bánh trung thu tại nhà cho những người thân yêu của mình.

Có thể làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện

Làm bánh trung thu nướng bằng nồi cơm điện vừa đảm bảo bánh trung thu vẫn chín đều, màu sắc đẹp. Bạn cũng không phải lo lắng về việc cài đặt nhiệt độ nướng bánh. Đồng thời chúng ta cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian từ việc làm bánh bằng nồi cơm điện đấy.

Không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua lò nướng để phục vụ cho việc nướng bánh. Nhưng chỉ với nồi cơm điện, chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo với những món bánh ngon cho gia đình. Cùng học cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện theo hướng dẫn dưới đây.

Hướng dẫn cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện siêu đơn giản

Sau khi chắc chắn được thông tin rằng có thể làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện thì mọi người sẽ thắc mắc về cách làm. Làm bánh trung thu tại nhà bằng nồi cơm điện có gì khác biệt so với việc chúng ta sử dụng lò nướng?

Để có được những chiếc bánh trung thu bằng nồi cơm điện thành công thì bạn hãy thực hiện theo quy trình sau đây nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

Để bắt đầu làm bánh thì chắc chắn chúng ta sẽ phải chuẩn bị nguyên liệu. Cho dù là bạn nướng bánh bằng lò nướng hay nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện thì những nguyên liệu chúng ta cần chuẩn bị cho món bánh này cũng không thay đổi.

Nguyên liệu để làm nước đường làm bánh trung thu bao gồm:

Nguyên liệu làm phần vỏ bánh gồm có:

  • 1 gói bột làm bánh trung thu

  • 300 ml nước đường làm bánh nướng [từ những nguyên liệu ở trên, chúng ta sẽ làm nước đường làm bánh nướng]

  • 50 ml dầu dừa hoặc dầu ăn

  • 1 nửa thìa rượu mai quế lộ hoặc ngũ vị hương.

Nguyên liệu làm nhân bánh gồm có:

  • 250 gam đậu xanh200 gam đường

Sau khi đã có đầy đủ các nguyên liệu để làm bánh trung thu thì chúng ta sẽ tiến hành làm bánh ngay thôi. Quy trình để làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện cũng không có nhiều sự khác biệt so với việc làm bánh bằng lò nướng. Bạn hãy tham khảo và làm theo các bước hướng dẫn sau nhé.

Tiến hành làm bánh

Bước 1: Làm nước đường làm bánh trung thu

Nước đường để làm bánh rất quan trọng vì đây là phần sẽ quyết định rất lớn đến màu sắc cũng như hương vị của phần vỏ bánh trung thu của bạn. Nước đường khi để càng lâu thì bánh trung thu khi chín sẽ lên màu càng đẹp.

Đặc biệt chúng ta sẽ nướng bánh bằng nồi cơm điện nên phải làm phần nước đường này thật kỹ để cho chiếc bánh của chúng ta có màu sắc hấp dẫn hơn.

Bạn có thể nấu nước đường làm bánh nướng rồi cho vào lọ để sử dụng dần. Mỗi lần muốn làm bánh trung thu thì không cần phải nấu nước đường nữa. Đồng thời bảo quản càng lâu thì bánh sẽ lên màu càng đẹp.

Trước tiên, bạn vắt lấy nước cốt chanh, bỏ hạt. Sau đó pha loãng nước tro tàu với nước lọc. Cho đường và nước vào nồi, khuấy đều cho đường tan hết và tiếp tục đun sôi hỗn hợp đường, nước trong thời gian 20 phút. Lưu ý trong lúc này, nếu như nước đường có nổi bọt trắng thì chúng ta nên hớt phần bọt này giúp cho nước đường trong hơn.

Hết 20 phút thì bạn cần vặn nhỏ lửa và cho tiếp phần nước cốt chanh vào. Đun tiếp hỗn hợp trong khoảng 30 - 40 phút. Cho mạch nha và nước tro tàu đã pha loãng vào, tiếp tục đun thêm 20 phút rồi tắt bếp. Đợi nước đường thật nguội rồi cho vào lọ sạch để bảo quản.

Bước 2: Làm phần vỏ bánh trung thu

Trộn đều hỗn hợp nước đường làm bánh trung thu, lòng đỏ trứng gà, rượu mai quế lộ và dầu ăn trong một chiếc bát to. Sau khi hỗn hợp đã hòa quyện vào nhau thì chúng ta sẽ dùng rây để rây bột làm bánh trung thu vào bát.

Làm phần vỏ bánh trung thu

Nhào bột thật kỹ đến khi nào thu được một khối bột đều màu, mịn và không còn bị dính tay. Sau đó bạn bọc khối bột này lại bằng màng bọc thực phẩm để giữ độ ẩm cho bột và để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.

Bước 3: Làm phần nhân bánh

Để làm nhân bánh thì bạn nên ngâm đậu xanh trước đó từ 2 - 3 tiếng để hạt đậu mềm hơn. Nếu bạn mua đậu xanh chưa tách vỏ thì hãy đãi thật sạch vỏ để phần nhân bánh của mình sẽ có được màu vàng đều và đẹp mắt, khi ăn cũng không bị chát.

Vớt đậu xanh đã ngâm ra và cho vào nồi, đổ một lượng nước ngập hết số đậu. Thêm một chút muối rồi đun đến khi cạn nước và kiểm tra cho phần đậu của chúng ta được chín nhừ.

Ngay khi đậu xanh còn nóng thì bạn phải nghiền thật nhuyễn chúng. Nếu như muốn nhanh hơn và đỡ tốn công sức hơn thì bạn cũng có thể tận dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn phần đậu xanh này.

Trộn phần đậu đã nghiền nhuyễn với đường, nước cốt dừa, dầu ăn, bột bánh dẻo. Cho tất cả hỗn hợp này vào chảo và sên với lửa nhỏ. Khi nào bạn thấy nước trong hỗn hợp nhân bánh bay hơi hết và tạo thành một khối dẻo, quánh, mịn và ngấm hết dầu ăn là được.

Bước 4: Nặn bánh trung thu

Bạn nên chia phần nhân bánh và phần vỏ bánh thành những viên tròn bằng nhau. Tỷ lệ trọng lượng giữa nhân bánh với vỏ bánh là 2 : 1.

Ấn dẹt phần vỏ bánh rồi cho phần nhân vào giữa. Khéo léo gói kín toàn bộ nhân đậu xanh vào bên trong, không để hở nhân để bánh được đẹp hơn. Rắc một lớp bột thật mỏng vào khuôn và cho bánh đã nặn vào trong khuôn, ấn đều tay để tạo hình cho bánh. Gõ nhẹ để lấy bánh ra khỏi khuôn. Bạn cứ làm lần lượt như vậy cho đến khi hết số vỏ và nhân bánh đã chuẩn bị.

Bước 5: Nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện

Đây sẽ là điểm khác biệt giữa làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện và làm bánh bằng lò nướng. Trước khi nướng thì chúng ta cần phết đều lên mặt bánh hỗn hợp gồm có dầu ăn, nước tro tàu và lòng đỏ trứng gà. Mục đích là để giúp bánh khi hoàn thành sẽ có được lớp áo đẹp và bắt mắt hơn.

Nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện

Nếu như gia đình bạn sử dụng loại nồi cơm điện thông minh, có tích hợp thêm chức năng nướng thì chỉ cần cho toàn bộ số bánh vào và bật chế độ nướng như bình thường.

Còn nếu là nồi cơm điện thông thường thì cũng không cần quá lo lắng. Trước khi nướng khoảng 15 phút thì bạn hãy bật nút nấu để cho nồi cơm nóng lên trước. Phết một lớp dầu ăn hoặc sử dụng giấy bạc, giấy nến ở dưới đáy nồi để bánh không bị dính nồi.

Cho bánh vào nồi cơm điện và nhấn lại nút nấu. Khi hết thời gian cài đặt thì nồi cơm sẽ tự động nhảy sang nút ủ. Bạn hãy chờ sau khoảng 15 phút rồi nhấn lại nút nấu. Lặp lại động tác này khoảng 2 - 3 lần cho đến khi bánh trung thu của chúng ta chín vàng đều.

Chờ sau khoảng 15 phút rồi nhấn lại nút nấu

Như vậy là chúng ta đã có thể hoàn thành những chiếc bánh trung thu thơm ngon, đạt chuẩn chỉ với nồi cơm điện rồi.

Lưu ý trong quá trình thực hiện

Trong quá trình nấu nước đường làm bánh trung thu trên bếp, bạn không nên dùng đũa hoặc thìa để khuấy. Vì làm như vậy sẽ tạo ra những hạt đường nhỏ li ti, khiến cho vỏ bánh bị mềm, nếu như để lâu thì bề mặt sẽ có nước.

Nếu muốn kiểm tra chất lượng của phần nước đường thì bạn cần chú ý đến những tiêu chí là nước đường sánh, có màu nâu vàng. Khi thả thử một giọt nước đường này vào bát nước thì bạn sẽ thấy nó rơi xuống đáy rồi lan từ từ ra xung quanh. Như vậy là đạt chuẩn.

Phần nhân bánh muốn ngon thì bạn cần trộn đều hỗn hợp đường, nước cốt dừa, dầu ăn, bột bánh dẻo với đậu xanh nghiền nhuyễn. Có như vậy thì khi ăn mới không thấy bị lợn cợn.

Sên nhân đậu xanh với lửa thật nhỏ và phải thật khéo để không bị cháy hay nhân bánh quá khô hoặc quá ướt.

Cũng với cách làm như vậy nhưng bạn có thể thay đậu xanh bằng nhiều loại nhân khác nhau từ trộn thêm trà xanh, nhân đậu đỏ, khoai môn,... phù hợp với sở thích của gia đình mình.

Bánh có nhiều loại nhân khác nhau

Vỏ bánh cũng phải được làm với tỷ lệ cân đối, nếu không thì phần vỏ cũng dễ bị khô làm ảnh hưởng đến chất lượng của món bánh trung thu.

Trong khi nướng bánh trung thu bằng nồi cơm điện, bạn cần phải thường xuyên lật mặt bánh để cho bánh chín vàng đều. Bởi vì nhiệt độ của nồi cơm sẽ không đều, nóng hơn ở phần đáy nên nếu không lật thì bánh rất dễ bị cháy ở đáy mà phần trên lại không chín vàng.

Kiểm tra xem bánh đã chín chưa bằng cách dùng tăm đâm vào phần nhân bánh. Nếu như nhân bánh không bị ướt thì có nghĩa là bánh trung thu của chúng ta đã chín. Cách thử bánh này chúng ta có thể áp dụng cho việc làm nhiều loại bánh khác nhau bằng nồi cơm điện như bánh bông lan, bánh mì,...

Hy vọng rằng qua những chia sẻ vừa rồi, mọi người đã biết cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện. Hãy bắt tay vào làm và khoe thành quả của mình với chúng tôi nhé. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề gì, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề