Cách may áo thủy thủ

Trang chủDIY tự mayMay váy dáng A cổ thủy thủ cho bé theo mẫu rập Ohmother DIY

Mẫu cổ thủy thủ luôn được lòng các bé bởi thiết kế dễ thương. Và thật tuyệt vời, Ohmother DIY đã thiết kế và chia sẻ rập mẫu cổ này với phiên bản dành cho bé gái từ 9 tháng đến 7 tuổi. - lứa tuổi hoàn hảo với mẫu cổ áo này. Con gái mình đã 3 tuổi rưỡi, mình chọn may size 3-4 , vừa in [ cắt không chừa đường may]

Link Nguồn và hướng dẫn may kèm rập miễn phí : TẠI ĐÂY


Mặt sau


Phần cổ áo trên thân trước


Thân trước

 Mình rất thích may các mẫu của Ohmother DIY vì mẫu đơn giản - rập ít trang và hướng dẫn may rất chi tiết. Chúc các mẹ có nhiều sản phẩm đẹp hơn mình nhé

Hotline

0978 555 283 Địa chỉ: SỐ 15 ĐƯỜNG HOÀNG HOA THÁM BA ĐÌNH HÀ NỘI

Váy thủy thủ là một trong những item đi biển phù hợp nhất với các bé gái. Cách cắt may mẫu váy này cũng khá đơn giản và dễ dàng để thực hiện. Còn gì thú vị hơn khi được ngắm nhìn cô công chúa nhỏ của mình trong bộ váy xinh yêu do chính tay mẹ may đang nô đùa cùng sóng nước?

Các mẹ hãy cùng tham khảo hướng dẫn cắt may váy thủy thủ ngay sau đây của chúng tôi và thử bắt tay vào làm xem sao nhé!


 


Hướng dẫn cắt may váy thủy thủ

Để cắt may váy thủy thủ cho bé, mẹ cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau đây: Kéo, kim, chỉ, kim ghim, cúc [hai cỡ lớn nhỏ], máy khâu; Vải: trắng và kẻ xanh dương.
 

Trước tiên bạn tiến hành in mẫu bên và phóng to hoặc nhỏ tùy ý sao cho vừa vặn với cơ thể của bé, để bé cử động dễ dàng và thoải mái, x = 1/2 vòng ngực + 1 cm đến 2 cm. Tiếp theo bạn cắt mẫu giấy và áp giấy ngay ngắn lên vải để cắt theo. Có thể chỉ cần cắt một nửa theo chiều dọc đối với phần chân váy để tiết kiệm giấy bìa, sau đó dóng lên vải gập đôi. Bạn cần cắt 4 miếng ngực trắng, 2 miếng quai trắng, 3 miếng chân váy kẻ và 2 miếng eo kẻ.

Lưu ý khi cắt: Cần đặt vải kẻ sọc ngang đối với 2 miếng ngực vải kẻ.


 


Hướng dẫn cắt may váy thủy thủ

Cắt miếng chân váy cần đặt vải kẻ dọc, bạn cần gập đôi vải và đặt phần cạnh thẳng dài trùng với mép gập nếu mẫu giấy chỉ là nửa dọc váy. Nếu mẫu giấy của bạn to rộng đầy đủ, để cắt trên vải dễ cân xứng hơn và nhanh hơn bạn vẫn nên gập đôi mẫu giấy. Bạn cẩn thận gập đôi miếng quai và miết lấy nếp dọc giữa. Gập mép vải trùng vào nếp gập giữa vải sau khi đã mở rộng miếng quai. Tương tự như vậy bạn thực hiện gập nốt mép vải còn lại. Sau cùng gập đôi vải lại theo nếp miết ban đầu, dọc hai bên mép may nổi hai đường chỉ để tạo thành quai.

Đặt hai miếng ngực sao cho trùng khít với nhau và mặt phải của chúng áp vào nhau. Chèn vào giữa hai lớp vải hai miếng quai, đặt cách mép vải ngoài cùng chừng 2 cm đến 3 cm, ở vị trí cân đối hai bên. Ghim lại cho chắc chắn và ổn định.          


 


Hướng dẫn cắt may váy thủy thủ

                                                                     
Trừ một cạnh dài nhất không may, còn lại bạn tiến hành may viền quanh miếng ngực. Để khi lộn vải thì đường may cong không bị co kéo bạn dùng mũi kéo bấm vào cạnh cong của mép vải. Lộn phải vải, sau đó là chết nếp các mép vải vừa may.

 

Bạn đặt lên trên một miếng ngực khác hai đầu quai còn lại. Úp phần vải may ngực váy còn lại với miếng đã đặt quai trùng khít nhau. Thực hiện dóng các vị trí cân đối 2 bên và cân đối với miếng ngực đã may liền quai. Cũng may viền bao quanh khi ghim ổn định, trừ cạnh dài nhất không may để còn lộn vải.

Đánh dấu vị trí giữa ngực, từ mép ngực trên xuống gần mép ngực dưới chỉ cách 1 cm - 2 cm bạn kẻ một đường thẳng dài. Sử dụng mũi chỉ ngắn để may một đường bao quanh và sát mép đường kẻ. Bạn cắt theo đường kẻ giữa ngực sau khi may, tới gần sát mũi may thì dừng. Lộn phải vải, các đường may là chết nếp. Lúc này bạn đã có thêm được một miếng lưng có sẵn khe nới rộng để tiện cài cúc về sau.   


 


Hướng dẫn cắt may váy thủy thủ

                                                                                Úp hai mặt phải miếng eo vào cạnh dưới chưa may của miếng ngực sao cho trùng khít rồi ghim ổn định. May ghép hai miếng ngực và lưng và hai miếng eo với nhau, lật xuôi vải rồi là phẳng bằng bàn là. Một miếng chân váy được cắt giảm thêm chút phần cạnh chéo. Phần cắt bỏ này sẽ giúp bạn tạo nổi hình miệng túi giả ở chân váy phía trước. Gập thật nhỏ và đều mép cạnh chéo vừa cắt. May thành nẹp liền sau khi đã gập thêm lần nữa mép vải vừa gập. Tiếp đó bạn tiến hành đính cúc to sát hai bên mép túi giả.

Đặt miếng chân váy có túi giả này vừa khít lên miếng chân váy khác và ổn định bằng kim ghim. 2 miếng này tạo thành phần chân váy phía trước.Nếu thích tạo một đường kín giữa hai lớp vải thành chiếc túi thật bạn cũng có thể may đường cong nối hai đầu mép túi.


 


Hướng dẫn cắt may váy thủy thủ

May ráp phần chân váy phía trước và phần ngực phía trước [không có khe hở cài cúc] vào với nhau. Ráp nốt vào miếng chân váy sau phần lưng. 2  mặt phải vải của hai nửa váy úp khít nhau, may đường sườn váy sau khi ghim ổn định. Lộn phải vải và may viền ở gấu váy với hai nếp gập nhỏ liên tục, khi đó bạn sẽ dần thấy rõ hình váy thủy thủ đấy!

Bạn cần đính cúc ngay trên đầu khe hở vải chính giữa lưng. Khâu một khuy nhỏ bằng sợi, ruy băng hay vải gập nếp nhỏ bên đối diện. Vậy là bạn đã hoàn thành việc cắt may váy thủy thủ rồi đấy! Vừa nhanh chóng, dễ dàng mà thành phẩm lại rất đáng yêu phải không nào?

Các bạn có thể xem thêm các công thức mới nhất tại đây


 

Thợ may - lamtho.vn

Khi tiến hành cắt may áo tay ráp bâu lính thủy, các phần: Cách đo; Ni mẫu; Cách tính vải; Cách vẽ và cắt bạn bạn áp dụng tương tự như Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó. Các phần còn lại bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây của chúng tôi.

Khi tiến hành cắt may áo tay ráp bâu lính thủy, các phần: Cách đo; Ni mẫu; Cách tính vải; Cách vẽ và cắt bạn bạn áp dụng tương tự như Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp mà chúng tôi đã giới thiệu trước đó. Các phần còn lại bạn thực hiện theo hướng dẫn sau đây của chúng tôi.

A – Thân sau [Vải gấp đôi]

Lai áo = BB1 = 3 cm; Dài áo = AB = 57 cm; Hạ nách = AI = 1/4 vòng ngực + 1 cm = 22 cm.

1. Vẽ vòng cổ

Hạ cổ = AD = 3 cm; Vào cổ = AC = 1/5 vòng cổ = 6.4 cm

2. Vẽ nách áo

  • Hạ vai = C1C2 = 1/10 ngang vai + 1 cm = 4.5 cm; Ngang vai = AC1 = Một nửa số đo ngang vai = 17.5 cm
  • Ta được đường sườn vai khi nối CC2. Từ điểm C trên đường sườn vai ta đo qua V sao cho CV = 1 cm.
  • Ngang ngực = IK = 1/4 vòng ngực + 1 cm = 22 cm.
  • Bạn thực hiện vẽ vòng nách giống như lý thuyết căn bản.

3. Vẽ đường sườn áo

  • Ngang mông = BB2 = 1/4 vòng mông + 1 cm = 23 cm.
  • Nối đoạn KB2. Vẽ cong vào một khoảng chừng 2 cm tại khoảng giữa KB2.

4. Vẽ lai áo

B2B3 = giảm sườn 1 cm. Phần lai áo bạn cũng vẽ tương tự như lý thuyết căn bản.

B – Thân trước [Vải gấp đôi]

BB1 = Lai áo = 3 cm; Dài áo = AB = 57 cm = Số đo; Hạ nách = AI = Số đo hạ nách sau – 3 cm = 19 cm.

1. Vẽ cổ áo

  • Hạ cổ = AP = Hạ banh ngực = 23 cm; Vào cổ = AC = 1/5 vòng cổ – 3 ly = 6.1 cm
  • Từ điểm C trên đường sườn vai CC2 bạn đo qua V sao cho số đo CV = 1 cm. Tiến hành nối thẳng VP.

2. Vẽ nách áo

Tham khảo: Lý thuyết căn bản các kiểu áo tay ráp

3. Vẽ đường sườn áo

  • Ngang mông = BB2 = 1/4 vòng mông + 2 cm = 24 cm.
  • Nối đoạn KB2 và vẽ cong vào 2 cm tại khoảng giữa KB2.

4. Vẽ lai áo và vẽ banh ngực

  • B2B3 = Giảm sườn 1 cm.
  • Công đoạn vẽ lai áo và vẽ banh ngực bạn thực hiện giống như lý thuyết căn bản.

5. Vẽ miếng che cổ

  • Số đo AP1 bằng 1/5 vòng cổ cộng thêm 3 cm -> AP1 = 9.4 cm.
  • Với P2 nằm trên đường VP, bạn tiến hành kẻ P1P2. Khi đó PP1P2 sẽ là miếng che cổ. Để áo dễ mở ra và chui đầu vào bạn may và để bên trong thân trước áo, ngay phần cổ rồi khâu nút bấm.
  • Khi cắt thân áo bạn chừa đường may giống như lý thuyết căn bản.

C – Tay áo

Thực hiện vẽ như lý thuyết căn bản.

D – Bâu áo

  • Bạn đặt ngay ngắn hai thân áo sao cho đường vai của thân sau và đường vai của thân trước trùng khớp nhau phía cổ, phía đầu vai chồm qua 2 cm.
  • Đo xuống D1 từ điểm D hạ cổ thân sau một khoảng bằng 12 cm. Kẻ D1D2C2H1 và D1D2 thẳng góc với nhau.
  • Từ điểm C2 của thân trước bạn nối thẳng đến điểm hạ cổ P.
  • Bâu áo thu được sẽ đi qua các điểm DVPC2H1D1. Đường ráp với vòng cổ thân áo sẽ là DVP.

Cách cắt:

  • Bâu áo: Bạn cắt hai miếng vải, chừa đều 5 ly đường may xung quanh. Trường hợp vải mỏng quá thì bạn cắt thêm một miếng vải lót.
  • Tay áo: Thực hiện tương tự như lý thuyết căn bản
  • Vải che cổ: Áo này cần có miếng vải che bớt phần hạ cổ thân trước PP1P2 do hạ cổ thân trước rất sâu và không có gài nút. Trong đó: P1P2 chừa 2 cm đường may; PP1 là đường vải gấp đôi và PP2 chừa 2 cm may 1 cm gài nút.
  • Vải viền: Cắt một miếng vải xéo với chiều rộng là 2.5 cm, chiều dài dài hơn 3 cm so với vòng cổ đo trong áo.

Cách ráp [theo quy trình của áo căn bản bâu lá sen]

  • Bâu áo: Mặt trái may theo đường PC2H1D1 và tiếp theo 1/2 bâu còn lại [tương tự như cách may bâu lá sen], lộn sang mặt phải.
  • Thân áo: Ráp bình thường
  • Đặt vải viền lên trên bâu áo và đặt bâu áo lên mặt phải thân áo, theo đường vòng cổ PVD bạn tiến hành may dính vải viền, bâu áo và thân áo.
  • Để nguyên thân áo và bâu áo, vải viền kéo ra và vạch sát đường may.
  • Vải viền gấp vào mặt trong thân áo, may dính lại hoặc vắt.
  • Vải che cổ: Xung quanh đường PP2P1 bạn bẻ nếp gấp vào 2 cm, may hoặc vắt, theo đường PP2 kết 3 nút bấm.

Lưu ý: Ráp đúng đường sườn vai thân sau và đường sườn vai thân trước theo đường VC2.

Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn xong cho bạn công thức cắt may áo tay ráp bâu lính thủy rồi. Chúc các bạn may được những chiếc áo bâu lính thủy đẹp và hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi để cập nhật những bài viết hay về kỹ thuật may mặc nhé!

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề