Cách làm thức an dặm cho be 5 tháng

Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì, thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi như thế nào… là những thắc mắc thường gặp của không ít bậc cha mẹ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Hãy đồng hành cùng Hello Bacsi trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé qua bài viết dưới đây!

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, trẻ nhỏ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, thời điểm từ 4-5 tháng tuổi, nhiều bé đã có thể bắt đầu tập ăn dặm. Ăn dặm được xem là bữa phụ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ bên cạnh sữa mẹ hay sữa công thức. Mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh khi bắt đầu cho bé ăn dặm là nên chọn những nhóm thực phẩm nào để cung cấp dưỡng chất tối ưu cho sự phát triển của con và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Bé 5 tháng tuổi: Cột mốc đầu tiên cho hành trình ăn dặm

Khi nào bé con của bạn sẵn sàng cho việc ăn thức ăn ngoài sữa mẹ? Thường bé 4 tháng tuổi đã có thể bắt đầu làm quen với thức ăn loãng và đến tháng thứ 5 là cột mốc cho bé chuyển sang thức ăn đặc hơn xíu. Trường hợp, mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện sau ở bé thì đây là thời điểm có thể tập cho bé ăn dặm:

  • Có thể giữ thẳng đầu, cổ khi ngồi vào ghế ăn
  • Mở miệng khi mẹ đưa thức ăn đến
  • Có phản xạ dùng lưỡi tém thức ăn từ thìa vào trong miệng
  • Cân nặng gấp đôi lúc mới sinh

Các mẹ có thể tham khảo nhiều phương pháp ăn dặm cho con khác nhau phù hợp với sinh hoạt của gia đình như ăn dặm truyền thống hay ăn dặm bé tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật. Trong bài viết này, thực đơn sẽ phù hợp hơn với các mẹ đang cho bé ăn theo phương pháp ăn dặm truyền thống.

Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?

Trước 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa mẹ hay sữa công thức. Các bữa ăn dặm trong ngày chỉ nhằm mục đích cho bé tập làm quen với thức ăn ngoài sữa và hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho bé. Do đó, khi bé 4-5 tháng tuổi, mẹ luôn nhớ phải đảm bảo cho bé bú từ 6-8 cữ bú mỗi ngày và có thể thêm 1-2 bữa ăn dặm.

Bé 5 tháng tuổi nếu đã được mẹ tập ăn dặm từ tháng thứ 4 thì đã có thể bắt đầu thử nhiều loại thực phẩm hơn. Vậy bé 5 tháng tuổi ăn được những gì? Câu trả lời sẽ có ngay dưới đây:

1. Nhóm ngũ cốc

Nhóm này là nhóm đầu tiên trong danh sách tập ăn dặm cho các bé vì mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh độ loãng hay đặc của món ăn. Nếu bé đã quen với việc ăn cháo loãng thì đến 5 tháng tuổi mẹ có thể nấu cháo đặc hơn hay chuyển sang các món ăn dặm nhóm ngũ cốc khác như yến mạch, khoai lang hay bắp xay nhuyễn. Trong đó, nhóm ngũ cốc giàu sắt được khuyến khích bổ sung trong khẩu phần ăn dặm của bé trong giai đoạn này.

Khi mới bắt đầu, bạn nên cho trẻ thử từng loại thức ăn riêng lẻ, không nên trộn thành hỗn hợp để bố mẹ có thể biết được khẩu vị và những món ăn trẻ bị dị ứng. Khoảng cách thích hợp để thử các loại thức ăn khác nhau là 3-5 ngày.

2. Bé 5 tháng tuổi ăn được những loại rau, trái cây gì?

Việc tiêu thụ các loại rau và trái cây có thể giúp bé bổ sung nhiều vitamin cần thiết. Đồng thời, tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé từ những buổi đầu ăn dặm cũng tạo nên nền tảng ăn uống lành mạnh sau này. Nhưng không phải mẹ có thể cho bé ăn thử bất kỳ loại rau củ quả nào. Vậy nhiều mẹ thắc mắc rằng bé 5 tháng tuổi ăn được những loại rau củ quả gì? Câu trả lời là các loại rau củ quả cung cấp nhiều sắt, kẽm và các vitamin khác như: cà rốt, bí đỏ, cải bó xôi, bơ, bông cải xanh..

Các loại rau củ quả đều cần được làm sạch và nấu chín kỹ, nghiền hay xay nhuyễn cho bé. Hay mẹ cũng có thể chọn các loại trái cây mềm như bơ và chuối chín, vừa giàu vitamin vừa tiện lợi vì chỉ cần nạo hay nghiền nhuyễn là mẹ đã có ngay món ăn dặm bổ dưỡng cho bé.

3. Bé 5 tháng tuổi ăn được các loại thực phẩm bổ sung protein gì?

Thịt, các loại đậu, trứng, tôm, cá là những loại thực phẩm cung cấp protein rất tốt cho trẻ. Trong đó, thịt cũng như các loại đậu rất giàu sắt và kẽm nên được khuyến khích đưa vào thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, với kết cấu theo từng thớ và độ dai của các loại thịt mà các mẹ nên cho bé tập ăn dặm với thịt sau khi bé đã có thể ăn được các loại ngũ cốc hay rau củ nghiền.

Thịt gà, thịt lợn, thịt bò xay nhỏ làm thành viên cho bé, hay mẹ cũng có thể kết hợp chúng với một số nguyên liệu mà bé đã quen thuộc như khoai lang, bí đỏ, đậu Hà Lan… để bé dễ làm quen hơn.

4. Bé 5 tháng tuổi không ăn được những gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất cho bé thông qua thực đơn ăn dặm phù hợp, các mẹ cũng quan tâm những món ăn không nên cho trẻ ăn trong quá trình tập ăn dặm ban đầu. Dưới đây là một số thực phẩm không cho bé ăn hay uống khi chưa đủ 1 năm tuổi theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa:

  • Sữa bò tươi và mật ong
  • Nước trái cây
  • Các loại thức ăn cứng có thể gây sặc, nghẹn như: các loại hạt, kẹo, quả hạch, xúc xích, thịt miếng
  • Sử dụng muối và đường trong món ăn cho trẻ cũng là điều không nên khi bé con của bạn chưa được 1 tuổi.

Các loại thức ăn có thể gây dị ứng như:

  • Đậu phộng
  • Trứng
  • Sản phẩm từ sữa bò
  • Lúa mì
  • Động vật có vỏ giáp xác
  • Đậu nành

Theo trang Mayo Clinic, bé không ăn những thực phẩm này thì vẫn có nguy cơ dị ứng với chúng. Theo khuyến cáo của trang này đưa ra, các mẹ nên cho bé ăn thử thức ăn có thể gây dị ứng sau khi bé đã tập ăn dặm hoàn thiện và quan sát các dấu hiệu phản ứng dị ứng [nếu có]. Từ đó, các mẹ cũng có thể biết được bé con của mình dị ứng với những loại thức ăn nào.

Mách mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi từ các chuyên gia

Nếu các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi bé 5 tháng tuổi ăn được những gì, mà còn băn khoăn về thực đơn ăn dặm mỗi ngày cho bé thì có thể tham khảo thực đơn được đề xuất từ các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa dưới đây:

Thực đơn 1

Sáng sớm: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa sáng: 1-4 thìa ngũ cốc [gạo tẻ, bắp] nấu chín thành cháo, xay hoặc nghiền nhuyễn

Bữa trưa: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa xế: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều muộn: 1-4 thìa khoai lang nghiền trộn sữa

Thực đơn 2

Sáng sớm: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa sáng: 1-4 thìa chuối nghiền trộn sữa

Bữa trưa: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa xế: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều: Sữa mẹ hay sữa công thức

Bữa chiều muộn: 1-4 thìa đậu Hà Lan nghiền trộn sữa

Hy vọng bài viết này có thể phần nào giải đáp được thắc mắc bé 5 tháng tuổi ăn được những gì và giúp ích cho các mẹ trong hành trình tập cho ăn dặm thật suôn sẻ!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng nên sử dụng những loại thực phẩm nào, cách nấu ra sao để đảm bảo dinh dưỡng… Có rất nhiều câu hỏi khiến mẹ lo lắng khi chăm sóc con trong giai đoạn này. Bài viết sau sẽ giúp mẹ sưu tầm các kiểu thực đơn ăn dặm phù hợp để đa dạng bữa ăn cho con yêu.

Dinh dưỡng cho bé 5-6 tháng tuổi

Để thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi chuẩn, mẹ cần hiểu nhu cầu dinh dưỡng của con trong giai đoạn này. Trước hết, ăn dặm là một bước ngoặt, đánh giá sự trưởng thành của trẻ. Đây cũng là “bữa ăn đầu tiên” thực sự của trẻ sau sữa mẹ. Trẻ sẽ được tiếp xúc và thưởng thức những thực phẩm mới ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng và có sự chuẩn bị chu đáo cho con trong bước ngoặt này.

Có thể mẹ quan tâm: Cách cho bé ăn dặm lần đầu

Dinh dưỡng cho bé 5-6 tháng tuổi cần tuân thủ nguyên tắc gì?

Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bé 5-6 tháng tuổi mà mẹ cần nắm vững:

  • Ăn dặm là bữa ăn phụ trong ngày của bé. Nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ ở độ tuổi 5-6 tháng vẫn là sữa mẹ. Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm thay hoàn toàn sữa mẹ.
  • Mẹ nên cho bé tập ăn ít. Nếu bé tỏ ra không thích thú thì mẹ nên thử lại trong lần sau, không nên ép con. Không ép bé ăn quá nhiều!
  • Món ăn dặm đầu tiên nên cho bé 5-6 tháng tuổi nên bắt đầu bằng thực phẩm được chế biến loãng. Sau khi trẻ đã quen với món ăn thì có thể nấu đặc hơn.

Các món cháo ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi

Thông thường, khi bắt đầu ăn dặm, cháo là một trong những món ăn dặm cho bé 5-6 tháng mà mẹ nghĩ tới đầu tiên. Vậy cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 5-6 tháng tuổi như thế nào và mẹ nên lựa chọn thực phẩm gì?

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm 5-6 tháng

Khi bé bước sang 5 tháng tuổi, mẹ bắt đầu cho con ăn dặm. Ở thời gian đầu, mẹ nên cho bé ăn bột loãng theo tỷ lệ 1 bột: 10 nước. Lượng bột sử dụng chỉ tương đương ½ thìa cà phê. Hoặc mẹ có thể nấu cháo trắng cho trẻ tập ăn.

Sau đây là cách nấu cháo cho trẻ 5-6 tháng tuổi: Mẹ lấy gạo và nước theo tỷ lệ 1:10. Khi cháo chín thì đem rây nhuyễn để lấy phần hỗn hợp sền sệt [10-15ml].

Cách nấu cháo cho trẻ 5-6 tháng tuổi

Trong tuần đầu tiên khi bước sang 5 tháng tuổi, lượng cháo mẹ cho con ăn mỗi lần chỉ 5-10ml. Đến tuần thứ 2, lượng cháo trắng có thể tăng lên 15-25ml và bổ sung thêm các loại thực phẩm khác [5ml]. Sang tuần thứ 3, mẹ có thể tăng lượng cháo ăn mỗi ngày cho con lên 30-40ml và kết hợp rau củ [10ml]. Ở tuần thứ 4 của 5 tháng tuổi và bước sang thứ 6, mẹ có thể tăng số lượng bữa ăn dặm lên 2-3 bữa/ngày và nấu đặc dần.

Cách nấu cháo cho bé 5-6 tháng sẽ thay đổi linh hoạt theo từng tuần, phụ thuộc vào sự thích nghi và phối hợp của trẻ. Bởi vậy, có thể nói là không có 1 công thức chung về cách nấu cháo ăn dặm cho bé 5-6 tháng nào cho tất cả các trẻ. Mẹ cần chăm sóc tỉ mỉ và hiểu rõ nhu cầu của con để có sự thay đổi hợp lý.

Một số loại cháo ăn dặm cho bé 5-6 tháng

Để nấu cháo ăn dặm cho bé 5-6 tháng ngon miệng và đủ chất, mẹ nên xây dựng thực đơn hàng tuần cho con. Sau đây là một số món cháo ăn dặm cho bé 5-6 tháng theo phương pháp truyền thống mà mẹ có thể tham khảo để nấu.

Bước sang tuần thứ 2-3 của 5 tháng tuổi, mẹ sẽ bắt đầu nấu cháo và rau củ cho trẻ ăn. Mẹ có thể lựa chọn một số món cháo sau:

1. Cháo cà rốt

  • Lấy 20 g cà rốt rửa sạch, thái mỏng rồi hấp chín nhừ. Sau đó, cho cà rốt vào nghiền và rây lọc lấy phần mịn.
  • Cháo trắng rây mịn rồi trộn đều cùng bột cà rốt và nấu chín.

Cháo cà rốt

2. Cháo cà chua

  • Cà chua rửa sạch, bỏ núm rồi luộc sơ đi. Sau đó, bóc vỏ, bỏ hạt và thái nhỏ. Cho cà chua vào bát để hấp chín nhừ. Khi cà chua đã chín thì đem rây nhuyễn để lấy lại khoảng 10ml.
  • Cháo nấu chín, đem rây nhuyễn để lọc lấy 30ml.
  • Trộn đều cháo loãng và cà chua tạo thành hỗn hợp sền sệt, đun chín lại lần nữa để bé ăn.

3. Cháo khoai tây

Cháo khoai tây

  • Lấy ½ củ khoai tây tươi [không mọc mầm hoặc bị thâm đen] rửa sạch, gọt vỏ. Thái mỏng và hấp chín rồi dầm hoặc xay nhuyễn.
  • Lấy 30-40ml cháo trắng đã rây rồi trộn đều cùng khoai tây. Đun sôi lại lần nữa rồi cho ra bát để bé ăn.

4. Cháo bí đỏ

  • Dùng 20g bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột và rửa sạch. Thái bí đỏ thành các miếng nhỏ, hấp chín rồi rây nhuyễn được 10ml.
  • Cháo trắng nấu chín, rây nhuyễn, lọc được khoảng 30-40ml.
  • Trộn đều cháo và bí đỏ thành hỗn hợp sền sệt. Đun sôi rồi cho ra bát.

5. Cháo khoai lang và táo

  • Lấy 20g khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi thái nhỏ, hấp chín và nghiền nhuyễn
  • Dùng 30g táo tươi [nên chọn loại táo hữu cơ] thái nhỏ, xay nhuyễn rồi ép lấy nước.
  • Trộn khoai lang và nước táo tạo thành hỗn hợp sánh mịn cho bé ăn.

Bước sang tuần thứ 4, mẹ có thể thêm chất đạm động vật trong món ăn dặm của bé từ thịt lợn, thịt gà, thịt bò, trứng gà…

Thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi phù hợp. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi của viện dinh dưỡng; thực đơn ăn dặm kiểu Nhật; thực đơn ăn dặm BLW… Mỗi chế độ ăn dặm cho trẻ 5-6 tháng tuổi sẽ có những gợi ý về số bữa, số lượng và loại thực phẩm sử dụng khác nhau. Do đó, mẹ cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu và thích hợp nhất với con mình.

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng

1. Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5-6 tháng khuyến khích trẻ tập ăn thô theo nhu cầu và tự lập sớm. Thời điểm mà trẻ có thể tập ăn dặm kiểu Nhật

Thời điểm nào thích hợp cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật là khi trẻ đủ 5 tháng tuổi hoặc sớm hơn nếu bé có các biểu hiện như thèm ăn, đòi thức ăn, ngậm thìa…

Những thực phẩm mà trẻ nên bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật đầu tiên đó là sinh tố hoa quả [táo, lê, bơ, chuối…]; bột ăn liền, bột sữa; nước ép cà rốt… Đối với thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5-6 tháng, mẹ cần lưu ý:

– Trong thời gian đầu, cháo nấu với tỷ lệ 1 gạo: 10 nước. Độ đặc của cháo sẽ tăng dần theo độ tuổi.

– Thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 5-6 tháng tuổi cần cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất.

– Không thêm gia vị vào món ăn khi nấu

– Không ép trẻ ăn. Nếu giới thiệu món ăn mới thì nên để trẻ thử trong 3-4 ngày.

2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng

Trong tuần đầu tiên của tháng thứ 5, mẹ nên cho bé ăn cháo loãng với tỷ lệ 1 gạo: 10 nước. Lượng thức ăn cho trẻ trong tuần đầu sẽ là:

  • 2 ngày đầu tiên: 5 ml cháo
  • 3 ngày tiếp theo: 10 ml cháo
  • 3 ngày tiếp theo: 15 ml cháo

Sang tuần thứ 2, mẹ cho trẻ ăn thêm một số loại rau củ nhưng cần đảm bảo món ăn phải mịn, dễ nuốt. Đây là giai đoạn mở đầu, giúp trẻ tập quen với dạng thức ăn khác ngoài sữa và có phản xạ nuốt thức ăn. Các loại thực phẩm mà mẹ có thể dùng là cháo loãng, bánh mỳ, lòng đỏ trứng gà, phô mai, chuối, cà rốt, táo…

Tham khảo thêm: Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật dễ dàng

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 5-6 tháng

Phương pháp ăn dặm BLW còn được gọi là ăn dặm tự chỉ huy. Đây là phương pháp mà trẻ phải dùng tay để tự đút thức ăn cho mình, sau đó mới ăn bằng thìa.

Đồng thời, trong phương pháp này, mẹ sẽ chuẩn bị thức ăn cho con và chính trẻ sẽ là người quyết định muốn ăn gì với số lượng và tốc độ ra sao. Phương pháp ăn dặm BLW phổ biến tại các nước ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 5-6 tháng cần chuẩn bị gì?

Sau đây là một số nguyên tắc khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW mà mẹ cần tuân thủ:

  • Áp dụng khi trẻ trên 5 tháng tuổi. Khuyến khích mẹ cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm giàu sắt, dễ tiêu và các loại rau củ chứa nhiều vitamin, khoáng chất.
  • Thực phẩm được lựa chọn cần dễ cắt hoặc nặn thành hình que để trẻ cầm dễ dàng. Thực đơn cần đa dạng và cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.
  • Mẹ nên chuẩn bị ghế ăn dặm riêng và để cho bé tự lấy thức ăn.
  • Cố định thời gian mỗi bữa ăn và luôn chú ý tới phản ứng của trẻ. Không ép hoặc giục trẻ ăn nhanh.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm khiến trẻ dễ bị nghẹn như cà chua bi, nho, các loại hạt khô…

Một số món ăn dặm BLW cho bé 5-6 tháng

  • Bơ chín: Đây là món ăn thơm ngon, mềm, dễ nuốt và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của trẻ.
  • Bí đỏ hấp: Món ăn này có vị ngọt dễ ăn, chứa nhiều vitamin.
  • Bông cải xanh hấp: Hương bị lạ của nó khiến trẻ thích thú.
  • Cà rốt hấp: Màu sắc bắt mặt, vị ngọt dễ ăn, chứa nhiều vitamin và tăng cường hệ miễn dịch chính là ưu điểm mà mẹ nên bổ sung món cà rốt hấp hàng tuần cho trẻ.
  • Dưa chuột: Mềm và mát của miếng dưa chuột khiến trẻ rất hào hứng. Đặc biệt, nếu trẻ đang mọc răng thì dưa chuột sẽ giúp xoa dịu nướu sưng đau của con.

Tham khảo thêm: Ăn dặm BLW là gì? Thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu

Trên đây là những gợi ý giúp mẹ có thực đơn ăn dặm cho bé 5-6 tháng hoàn hảo nhất! Tùy theo từng hoàn cảnh, sở thích và tâm trạng của con mà mẹ lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp. Khi đó, mỗi bữa ăn sẽ chỉ là niềm vui và mẹ cũng cảm thấy nhàn hơn trong quá trình nuôi dạy con.

Bé nhà bạn đang gặp tình trạng biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu, chậm tăng cân, hay ốm vặt. Hãy để lại SỐ ĐIỆN THOẠI tại đây. Chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn ngay!

Video liên quan

Chủ Đề