Cách làm mứt mận miền tây

Ngoài các loại mứt thường có mặt trong những ngày Tết cổ truyền như: bí đao, mứt me, mứt dừa thì năm nay, tại thị trường Tết Sóc Trăng còn có sự góp mặt của một loại mứt, tuy mới lạ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn đó là mứt mận.

To view this video please enable JavaScript, and consider upgrading to a web browser that supports HTML5 video

Chị Huỳnh Thị Ngọc Hạnh ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú bén duyên với nghề làm mứt mận cũng chỉ mấy năm gần đây. Khi đó trái mận của địa phương nhiều nhưng bán không được giá, vậy là chị Hạnh lấy hột mận ra cho sạch rồi ngâm qua nước muối, sau đó rữa lại và tiếp tục được nấu với nước muối lợ, rồi đem đi sên với đường... vậy là mứt mận do chính tay chị làm đã ra đời.

Để cho mứt mận được nhiều người biết đến như hiện nay chị Hạnh phải tích lũy dần kinh nghiệm. Trước tiên mận được chọn làm mứt phải là mận trắng, sơ chế tách bỏ mầu từng trái, rữa sạch, luộc sơ qua nhằm giữ độ tươi giòn. Trước khi sên phải ướp đường đúng tỉ lệ 3:1 [tức là 3kg mận với 1kg đường cát trắng], để đạt độ ngọt vừa phải và mứt sẽ đảm bảo độ dẻo. Chị Hạnh cho biết thêm: Sau khi mận được ướp đường đúng tỉ lệ thì được để cách đêm nhằm đảm bảo đường thấm vào mận, đến sáng hôm sau mới bắt đầu sên. Sau khi sên xong, đem mứt mận ra phơi đủ nắng.

Theo chị Hạnh, mứt mận ngon là phải giữ được màu sắc, hình dáng ban đầu, muốn vậy nguyên liệu đầu vào phải thật tươi, khi sên cần cho lửa nhỏ để đường thấm dần. Bí quyết nhỏ trong công đoạn sên mứt là trước lúc sên cho một ít nước cốt chanh để tạo được vị chua ngọt cho mứt và khi sên sẽ không bị lợi đường.

Khi sên xong, mứt được đổ ra cho ráo và tiếp tục phơi tầm 20 ngày, nếu phơi chưa đủ nắng mứt sẽ bị ẩm, khó đóng gói, màu sắc kém bắt mắt. Người giỏi nghề sẽ biết cách làm thế nào để mứt mận giòn, dẻo có vị ngọt vừa phải và vị chua vốn có của mận. Có lẽ nhờ điều này mà mứt mận của chị Hạnh luôn giữ được sức hút trên thị trường.

Mứt không chỉ là món ăn ngon mà còn là nét đẹp truyền thống của người Việt. Dịp tết đến xuân về, mứt lại càng không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên của các gia đình. Trên bàn trà gia đình, gia chủ luôn bày sẵn khay mứt để mời khách. Uống chung trà, ăn miếng mứt, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới sung túc, an vui... tình thân thêm gắn kết, chan hòa, hạnh phúc suốt năm.

Xem thêm:Món bánh Phục linh: Bánh toàn bột nhưng vẫn hấp dẫn lạ kì với những đứa trẻ 9x ngày xưa

Video liên quan

Chủ Đề