Cách làm món lẩu lòng lợn

Lẩu luôn là sự lựa chọn tuyệt nhất trong những ngày mưa lạnh. Nếu bạn đã chán những món lẩu thông thường như lẩu thập cẩm, lẩu gà vịt, lẩu hải sản,…thì tại sao không tham khảo hướng dẫn cách làm lẩu lòng heo ngon, giòn, lạ miệng và ấm bụng để cùng gia đình và bạn bè nhâm nhi trong ngày mưa lạnh nhỉ?

Cách làm món lẩu lòng lợn

Hướng dẫn cách làm lẩu lòng heo ngon

Nguyên liệu làm lẩu lòng heo ngon

Những nguyên liệu làm lẩu lòng heo thơm ngon, hấp dẫn tại nhà cần chuẩn bị rất đơn giản và dễ dàng mua tại chợ hoặc siêu thị:

  • Nguyên liệu nấu nước dùng cho lẩu lòng heo
    • Xương heo, xương gà và xương ống bò: Mỗi loại 0,5kg.
    • Sá sùng: 5 con.
    • Xu hào, cà rốt, khoai tây, khoai lang, dứa, cà chua: Mỗi loại 2 củ/quả.
    • Quế và hoa hồi: Mỗi loại 10g.
    • Hành khô và gừng: Mỗi loại 2 củ.
    • Gia vị: Dầu mè, mắm, muối, rượu trắng, dấm, gói thuốc bắc, gia vị lẩu, bộ canh mì tôm hảo hảo, sa tế.

Cách làm món lẩu lòng lợn

Nguyên liệu làm lẩu lòng heo ngon giòn, hấp dẫn tại nhà cần chuẩn bị

  • Nguyên liệu ăn lẩu lòng heo cần chuẩn bị
    • Lòng heo ngon: 1kg.
    • Thịt ba chỉ heo, sườn non, ngao, dạ dày và dạ sách heo: Mỗi loại 0,5kg.
    • Lưỡi heo: 1 cái.
    • Cật heo: 2 bộ.
    • Măng tươi: 2 cái.
    • Đậu phụ: 5 bìa.
    • Trứng gà hoặc trứng cút, trứng vịt lộn: 5 quả.
    • Bún: 1kg
    • Mì tôm: 4 gói.
    • Các loại rau ăn lẩu: Nấm, rau muốn, ngải cứu, rau cải,…

Hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu lòng heo ngon tại nhà

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm lẩu lòng heo thơm ngon, giòn hấp dẫn tại nhà

  • Sơ chế lòng heo: Tham khảo “cách chọn và chế biến lòng heo ngon, sạch, giòn“. Tuy nhiên, sau khi sơ chế xong bạn để lòng sống vào một cái rổ cho ráo nước rồi để riêng vào một đĩa to sâu lòng sạch nhé. Dạ dày và dạ sách heo sơ chế tương tự lòng heo nhé.
  • Xương heo, xương gà và xương ống bò: Rửa sạch, chặt khúc to để hầm nước lẩu.

Cách làm món lẩu lòng lợn

Sơ chế nguyên liệu làm lẩu lòng heo thơm ngon hơn ngoài hàng tại nhà

  • Thịt ba chỉ, sườn non, lưỡi và cật heo: Rửa sạch và thái mỏng vừa ăn.
  • Sá sùng, hành khô, gừng: Rửa sạch và nướng thơm. Riêng gừng thì sau khi nướng hãy đập dập.
  • Quế, hoa hồi, măng tươi và các loại rau ăn lẩu rửa sạch và để ráo nước.

Bước 2: Hướng dẫn cách nấu nước lẩu lòng heo thơm ngon, hấp dẫn

Tham khảo: Cách nấu nước lẩu ngon hơn ngoài hàng tại nhà

Bước 3: Hướng dẫn cách chuẩn bị lẩu lòng heo ngon, giòn và đẹp mắt

Bạn đặt nồi nước lẩu ra giữa mâm, sau đó lần lượt xếp các nguyên liệu nhúng lẩu xung quanh là có thể thưởng thức thành phẩm của hướng dẫn cách làm lẩu lòng heo ngon giòn, ấm bụng ngày mưa lạnh tại nhà rồi.

Nấu lẩu lòng lợn với xương heo là cách chế biến đơn giản nhất. Đồng thời đây cũng là cách nấu lẩu truyền thống được áp dụng cho hầu hết các món lẩu hiện nay. Cách chế biến lẩu lòng lợn xương heo vô cùng đơn giản.

1.1. Nguyên liệu để làm món lẩu lòng lợn

Trước hết về nguyên liệu, để làm lẩu lòng lợn bạn cần chuẩn bị:

Cách làm món lẩu lòng lợn
Cách làm lẩu lòng heo thơm ngon chuẩn vị Hà Thành

Xương heo: 500g
2 quả cà chua
Lòng lợn: 500g
Gan lợn: 1 lá
Tim lợn: 1 quả
Cật lợn: 2 quả
Ngoài ra là các loại rau và nấm để ăn lẩu lòng lợn.
Thêm vào đó là các gia vị không thể thiếu như nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu,...

1.2. Sơ chế lòng lợn để nấu lẩu như thế nào?

Các bước cần thực hiện để sơ chế lòng heo trong cách làm lẩu lòng lợn là:

Bước 1: rửa sạch xương heo và chặt thành từng miếng nhỏ.

Bước 2: Trần qua xương heo với nước cho bớt hôi.

Bước 3: rửa sạch lòng lợn dưới vòi nước cùng với giấm hoặc chanh. Sau đó bạn cắt lòng lợn thành từng miếng vừa ăn.

Bước 4: bạn trần qua lòng lợn với nước sôi sau đó ngâm vào nước đá lạnh cho lòng giòn.

Bước 5: gan lợn mua về rửa sạch sau đó chúng ta thái thành từng miếng nhỏ và cũng trần qua  nước nóng.

1.3. Cách làm lẩu lòng lợn thơm ngon

Để làm lẩu lòng lợn, bạn chỉ cần thực hiện thêm 2 bước sau đây:

Bước 1: phi thơm hành khô trên bếp cùng với dầu ăn sau đó cho xương heo vào đảo qua.

Bước 2: chúng ta thêm khoảng 2 lít nước lọc vào nồi xương và ninh khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ cho ngọt nước.

Cách làm món lẩu lòng lợn
Cách làm lòng lợn siêu ngon

Như vậy là giờ đây bạn chỉ cần bày biện các nguyên liệu ra đĩa sau đó nhúng vào nồi lẩu là có thể thưởng thức lẩu lòng lợn rồi.

2. Cách làm lẩu lòng lợn nước đặc biệt

Ngoài cách làm lẩu lòng lợn với nước "truyền thống", bạn cũng có thể chế biến nước nhúng lẩu đặc biệt. Vị nước lẩu này sẽ có hương vị đặc trưng của sá sùng vô cùng hấp dẫn. Và các bước thực hiện cũng không có quá nhiều khác biệt so với việc nấu lẩu theo phương pháp truyền thống.

Cách làm món lẩu lòng lợn
Cách làm lẩu lòng lợn nước đặc biệt

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Trước hết về các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu này gồm có:

  • Sá sùng: 5 con
  • Xương heo, xương bò, xương gà
  • Sa tế
  • Quế chi
  • Hoa hồi
  • Gừng 
  • Hành khô
  • Gia vị: Dầu mè, muối, mắm, rượu trắng, gói thuốc bắc, dấm.
  • Các loại rau củ quả để ăn lẩu gồm có: su hào, khoai tây, cà rốt, khoai lang, cà chua, dứa.
  • Sườn heo
  • Lòng lợn: 1kg
  • Cật lợn: 4 quả
  • Lưỡi lợn: 1 cái
  • Đậu phụ
  • Măng chua
  • Bún, mì tôm
  • Các loại rau ăn lẩu: rau cải, rau muống, ngải cứu
  • Nấm các loại: nấm kim châm, nấm hải sản
  • Trứng vịt lộn, trứng cút lộn ăn lẩu.

2.2. Sơ chế lẩu lòng lợn

Các bước để tiến hành sơ chế lòng lợn cũng tương tự như cách sơ chế lẩu lòng lợn nấu lẩu theo phương pháp truyền thống. Bạn cũng tiến hành rửa sạch các loại xương, sau đó chặt nhỏ rồi trần sơ với nước để loại bỏ mùi hôi. Còn các loại nguyên liệu khác như lưỡi, sườn non, cật lợn, rau, nấm ăn lẩu,... bạn cũng sơ chế như cách 1. Bên cạnh đó, đối với các nguyên liệu còn lại thì chúng ta sơ chế như sau:

Rửa sạch gừng, hành khô, sá sùng rồi nướng cho thơm.  
Đập dập gừng sau khi đã nướng.
Thêm tất cả vào nồi nước lẩu.

2.3. Chế biến lẩu lòng bò với sá sùng như thế nào?

Các bước để chế biến lẩu lòng bò  đặc biệt này là:

  • Bước 1: Phi thơm hành khô với dầu ăn.
  • Bước 2: Đảo qua xương heo, xương bò với xương gà cùng hành khô.
  • Bước 3: Thêm khoảng 1 lít nước vào nồi xương và ninh trong vòng 30 phút.
  • Bước 4: Thêm các gia vị cho nước lẩu vừa miệng cùng sá sùng và đun thêm khoảng 10 phút.
  • Bước 5: Nhúng lẩu và thưởng thức.

Cách làm món lẩu lòng lợn
Quây quần bên nồi lẩu lòng lợn ngày đông còn gì tuyệt hơn

3. Mách bạn cách làm lẩu lòng lợn ngon hơn

Để món lẩu lòng lợn hấp dẫn hơn, bạn nên lưu ý một vài vấn đề:

Khi chế biến bạn nên thêm vào nồi lẩu một chút hành lá. Bởi hành lá có thể loại bỏ mùi hôi của, gan lợn. 
Bên cạnh đó, với lẩu lòng lợn, bạn có thể ăn cùng với tiết canh. Tuy nhiên, tiết canh này chúng ta nên hấp lên cho chín chứ không ăn theo kiểu truyền thống. Vì cách ăn này không đảm bảo an toàn.
Với lẩu lòng lợn, bạn nên pha nước chấm là nước mắm chanh tỏi ớt là phù hợp nhất. Bởi vị đậm đà của nước mắm kết hợp với vị chua nhẹ của chanh, vị cay cay của ớt hòa cùng hương vị hấp dẫn của lòng lợn sẽ khiến bạn quên sầu.

Trên đây là chia sẻ của Food Review về cách làm lẩu lòng lợn cực kỳ hấp dẫn cho mọi người tham khảo. Hi vọng những chia sẻ này của Food.com.vn sẽ giúp cho mọi người có thể chế biến một nồi lẩu hấp dẫn để lai rai cho những ngày mưa lạnh.