Cách làm bột nếp bằng máy xay sinh tố

[Hi]

    • Chuẩn bị8 giờ
    • Chế biến15 phút
    • Mức độ khóDễ dàng

2 cách làm bột nếp tươi và bột nếp khô chỉ với 3 bước đơn giản và nhanh chóng. Vào bếp cùng Cơm Cháy Chà Bông [comchaychabong.net] để xem công thức ngay nhé!

Gạo nếp 300 gr

    • Chọn mua những hạt nếp có kích thước đồng đều, màu trắng đục, bên ngoài bóng và không bị vỡ hạt.
    • Không nên chọn những hạt cơm cháy nếp bị nhão, có lông hoặc có màu vàng.
    • Ngoài ra, gạo nếp ngon sẽ có mùi thơm tự nhiên và đặc trưng của gạo. Còn gạo nếp thường mất mùi và khi nấu sẽ không giữ được độ thơm ngon.
    • Bạn có thể nếm thử cơm cháy nếp vừa miệng, nếu có vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ là cơm cháy nếp sẽ rất ngon.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại cơm cháy nếp ngon như cơm cháy nếp cái hoa vàng, cơm cháy nếp Tú Lệ, cơm cháy nếp Điện Biên, cơm cháy nếp ngỗng, cơm cháy nếp nhung.

Gạo nếp vo sạch rồi ngâm nước 6 – 8 tiếng cho nếp mềm.

Sau khi ngâm, bạn vo gạo nếp một lần nữa cho thật sạch.

Ghi chú: Không rửa quá kỹ sẽ khiến gạo nếp mất đi chất dinh dưỡng.

Cho gạo nếp vào máy xay, đổ nước xăm xắp mặt gạo rồi xay cho đến khi nhuyễn.

Đặt một chiếc rây có khăn mỏng lên một cái bát lớn, sau đó đổ nước gạo vừa xay vào.

Tiếp theo, bạn đậy nắp rây thật chặt và đợi nước rút hết xuống bát bột, để lại bột trên khăn.

Véo mép khăn và vắt càng nhiều càng tốt để bột khô, lúc này bạn sẽ được bột gạo tươi.

Để làm bột nếp khô, bạn chỉ cần phơi bột nếp tươi 1-2 nắng cho đến khi khô.

Bột nếp sau khi làm xong có màu trắng, có mùi thơm đặc trưng, ​​sờ vào thấy mịn.

    • Nếu bạn muốn dùng bột nếp để làm bánh mochi hay bánh trung thu dẻo thì cần phải nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Bột nếp chín bảo quản sử dụng trong 1,5 – 2 tháng.
    • Đối với bột nếp tươi: bạn cho vào hộp kín, để ngăn mát khoảng 1 tuần và ngăn đá 1 tháng.
    • Đối với bột nếp khô: cho vào hộp đậy kín, bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 tháng. 

Hi vọng với công thức trên bạn có thể làm thành công 2 loại bột nếp tươi và bột nếp khô cho gia đình sử dụng nhé!

* Nguồn tham khảo công thức và hình ảnh từ kênh YouTube Nga Cao

[ad_1]
[ad_2]

Bột nếp có màu trắng và hạt nhỏ mịn. Ảnh: Internet

1. Cách làm bột nếp tại nhà

Nguyên liệu

  • 1 kg gạo nếp ngon [ chọn gạo nếp loại mới thì bột mới dẻo và mềm mịn, gạo cũ ra bột kém chất lượng hơn].
  • Lượng nước vừa ngập khỏi mặt gạo.
  • 1 túi vải [dùng vải kate là tốt nhất].
  • Máy xay bột nước: chọn máy xay đậu nành hay có thể dùng máy xay sinh tố nhưng chất lượng bột ra sẽ kém hơn.
  • Lò sấy hoặc lò nướng.
  • Máy xay bột khô.

Cách làm

Bước 1

Ngâm gạo nếp từ 12-16 tiếng. Ảnh: Internet

Đổ nước ngập gạo, ngâm từ 12- 16 tiếng cho gạo nếp thật mềm. Xả hết nước ngâm, cho gạo vào máy xay cùng với lượng nước mới vừa đủ ngập mặt gạo. Ấn nút xay để tạo hỗn hợp bột nước.

Bước 2

Khối bột nếp sau khi trải qua giai đoạn bồng bột. Ảnh: Esheep Kitchen

Sau đó cho hỗn hợp bột nước vào bao vải, treo lên cho nước thoát từ từ xuống [giai đoạn này gọi là bồng bột]. Khoảng 12 tiếng thì phần nước thoát ra hết và tạo thành khối bột.

Bước 3

Tiếp theo mang khối bột đã được bồng bột rải đều ra khay, sau đó đi phơi 2 nắng đến khi bột thật khô là được. Nếu nơi bạn ở không có nắng, có thể mang bột đi sấy khô bằng máy sấy thực phẩm hoặc cho vào lò nướng rồi bật nhiệt độ thấp của lò, sấy từ từ đến khi khô.

Bước 4

Bột nếp mềm mịn sau khi xay. Ảnh: Internet

Khi bột thật sự khô thì cho vào máy xay khô xay lại 1 hoặc 2 lần để bột thật mịn. Mang ra rây lần nữa để lọc bỏ phần bột thô chưa được xay nhuyễn. Phần bột được lọc mang vào máy xay thêm lần cuối, nếu vẫn không mịn có nghĩa là gạo nếp sượng nên bỏ đi. Nếu cho vào bột nếp sẽ không đủ chất lượng.

Bạn đã có bột nếp rất chất lượng rồi, nào chúng ta hãy cùng thử làm một số món bánh phổ biến với thành phẩm bột nếp mới có được nhé. 

2. Các món ăn chế biến với bột nếp

2.1. Bánh nếp chay

Bánh nếp chay thơm ngon nhìn là muốn ăn ngay. Ảnh: Internet

Nguyên liệu

  • Bột nếp: 300g
  • Đường: 3 muỗng
  • 1 lít nước
  • Một ít lạc, vừng rang sẵn.

Cách làm

Bước 1:  Cho bột gạo nếp vào bát rồi từ từ đổ thêm nước nóng, vừa đổ vừa nhồi bột đến khi tạo thành hỗn hợp dẻo mịn, kết dính. Nếu bột vẫn còn khô thì thêm một chút nước, tiếp tục nhào. Đặc biệt không nên cho nước nhiều để tránh bột bị nhão.

Sau đó vò bột thành các viên tròn nhỏ, rồi dùng tay ấn nhẹ ở giữa tạo thành lõm tròn.

Bước 2:  Bắc một cái nồi lên bếp, cho nước vào, bật lửa đun sôi. Sau đó thêm đường, nêm có vị ngọt thanh là được. Tiếp theo thả các viên bánh vào luộc cho đến khi bánh nổi lên, có màu vàng nhạt hơi trong thì vớt ra.

Nấu nước sôi để luộc bánh. Ảnh: Internet

Bước 3:  Lạc rang sẵn bỏ vỏ cối giã nhuyễn. Sau đó cho ra bát, thêm ít vừng, trộn đều.

Bước 4:  Cho bánh đã vớt ra một cái bát, thoa 1 ít dầu thực vật lên bánh để không bết dính.

Bước 5:  Cuối cùng bạn rắc hỗn hợp lạc rang với vừng lên bánh và thưởng thức.

2.2. Cách làm bánh quy từ bột nếp đơn giản

Bánh quy làm từ bột nếp hấp dẫn các bé. Ảnh: Internet

Nguyên vật liệu

  • Bột nếp: 160g
  • Bột năng: 10g
  • Lá dứa: 5 lá
  • Dừa nạo: 100g
  • Muối: 1/4 muỗng cà phê
  • Dầu ăn: 1/2 muỗng súp dầu ăn
  • Nước: 100ml
  • Màu thực phẩm xanh lá: vài giọt
  • Đậu xanh đã hấp chín: 100g
  • Bột bánh dẻo: 30g
  • Đường cát: 1 muỗng cà phê
  • 1 ống vani
  • Khuôn bánh quy size nhỏ
  • Màu xanh, đỏ [màu thực phẩm ]
  • Xửng hấp bánh
  • Máy xay sinh tố 
  • Rây lọc, muỗng, thìa

Dùng đậu xanh làm nhân bánh quy. Ảnh: Internet

Cách làm

Bước 1:  Bắt nồi lên bếp, cho 30ml nước cùng 60gr đường và dừa nạo vào đun với lửa vừa. Xào dừa khoảng 10 phút cho thấm đường thì cho tiếp đậu xanh và vài giọt vani trộn thêm 2-3 phút rồi tắt bếp.

Bước 2:  Tiếp theo thêm bột bánh dẻo vào đảo với phần dừa và đậu, cho nguyên liệu hòa trộn với nhau rồi để nguội.

Bước 3:  Với công đoạn là vỏ bánh, bạn lấy một bát lớn cho bột năng, bột nếp, muối và dầu ăn vào cùng rồi trộn đều tay để hỗn hợp hòa lẫn nguyên liệu với nhau.

Cho tất cả bột vào tô để làm vỏ bánh. Ảnh: Internet

Bước 4:  Lá dứa rửa lại cho thật sạch, cắt nhỏ rồi cho vào máy xay với khoảng 100ml nước, xay nhuyễn hỗn hợp rồi dùng rây lọc lại để lấy phần nước cốt. Sau đó cho vào một cái nồi đun sôi lên, thêm vài giọt màu xanh thực phẩm để tạo màu cho bánh đẹp mắt hơn.

Bước 5:  Đổ phần nước lá dứa vừa nấu sôi từ từ vào hỗn hợp bột làm vỏ bánh, vừa đổ vừa trộn đều tay để bột dẻo, không còn bết dính.

Tuy nhiên nên đợi bột thật khô mới cho thêm nước. Nếu bột có dấu hiệu nhão thì cho thêm bột khô.

Bước 6:  Thoa 1 ít dầu ăn vào tay sau đó phân hỗn hợp thành 8 phần bằng nhau. Vo phần bột thành từng viên rồi dùng tay dàn cho miếng bột mỏng ra, múc nhân bánh vào rồi gói kín miệng bánh lại cho đẹp.

Cho nhân vào và gói bánh lại. Ảnh: Internet

Bước 7:  Đặt các viên bánh vào các khuôn đã được thoa 1 lớp dầu mỏng, rồi ép chặt  bánh lại sau đó gỡ khuôn lấy bánh ra. Tiếp đến đặt bánh lên lá chuối đã cắt tròn theo kích cỡ rồi xếp lên khay.

Bước 8:  Cuối cùng nấu 1 nồi nước sôi rồi cho khay bánh vào hấp khoảng 10 phút ở lửa trung bình [không nên hấp quá giờ, bánh để lâu sẽ bị xẹp không còn nét nữa].

Đậy kín nồi để bánh hấp nhanh chín và ngon hơn. Ảnh: Internet

Bước 9:  Bánh chín đem ra ngoài để nguội, dùng đầu đũa chấm tí màu đỏ lên để trang trí bánh rồi cho chút dầu xung quanh mặt bánh để bánh không bị khô.

Với cách làm bột nếp ngay tại nhà, bạn không chỉ đảm bảo chất lượng thực phẩm nguyên liệu, mà các món bánh làm ra vừa đảm bảo độ ngon lại vừa hấp dẫn. Thêm vào đó, cẩm nang ẩm thực của bạn chắc chắn sẽ có thêm cách chuẩn bị nguyên liệu rất chủ động và yên tâm, cũng như thêm một cách làm món ăn thú vị. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Thùy Ngân- Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề