Cách kiểm tra phiên bản máy tính

Hướng dẫn 5 cách kiểm tra cấu hình máy tính hiệu quả, nhanh chóng

Thông tin cách kiểm tra cấu hình máy tính là một trong những thông tin được nhiều người dùng tìm kiếm trong quá trình sử dụng. Nếu đang sử dụng sản phẩm này mà bạn chưa biết cách thực hiện, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!

1. Lợi ích của việc xem cấu hình laptop

- Xem cấu hình máy tính là một phần quan trọng trong việc để bạn ra quyết định trong việc lựa chọn phiên bản Win phù hợp

- Nâng cấp phần cứng những gì để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Xem thêm:3 Cách kiểm tra phiên bản win 10 nhanh chóng, hiệu quả

2. Các cách kiểm tra cấu hình máy tính

Sau đây tổng hợp các cách giúp bạn kiểm tra cấu hình laptop nhanh chóng.

2.1. Dùng Computer Properties để xem cấu hình laptop, máy tính

- Đây là thao tác đơn giản nhất, được sử dụng rộng rãi trên các phiên bản Windows từ XP, Vista, 7,... tới Windows 10.

- Bạn vào "Start" > chuột phải vào "My Computer" hoặc nhấn chuột phải vào biểu tượng My Computer ngay trên desktop rồi chọn "Properties".

- Tại đây, chúng ta sẽ biết được thông tin về hệ điều hành, thông số CPU, RAM, tình trạng kích hoạt của Windows, tên người dùng, tên máy tính và một số thiết lập hệ thống khác bên phía tay trái.

2.2. Cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng System Properties

Bước 1: Bạn click chuột phải vào "My Computer" hoặc "This PC" > chọn "Properties".

Bước 2: Hộp thoại "System Properties" xuất hiện, đến đây là bạn có thể xem những thông tin của cấu hình máy tính như sau: Thông số CPU, RAM, hệ điều hành đang dùng [Win 7, Win 8 hay Win 10], trạng thái bản quyền Windows.

2.3. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng DirectX Diagnostic Tool

- Lệnh dxdiag sẽ hiển thị các thông tin tương tự như với Computer Properties, bên cạnh có còn có thông số về màn hình [trong phần Display], âm thanh - Sound và các thiết bị nhập liệu, hỗ trợ [trong phần Input, ở đây là chuột và bàn phím].

- Cách thực hiện như sau

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím "Windows + R" để mở hộp thoại RUN, sau đó bạn nhập "dxdiag" và nhấn "OK", bạn nhấn "Yes"khi có thông báo xuất hiện.

Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostic Tool hiện lên, bạn sẽ thấy những thông số về CPU, RAM, phiên bản Windows... ở tab System. Bạn chuyển sang tab Display để xem thông số card màn hình, dung lượng card.

2.4. Kiểm tra thông tin máy tính bằng lệnh msinfo32

- Để thực hiện cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh msinfo32, trên bàn phím bạn nhấn tổ hợp phím cửa "sổ + R", nhập vào msinfo32 để xem toàn bộ thông tin máy tính, không chỉ có cấu hình mà còn có cả các thông tin về phần cứng, phần mềm cùng các thành phần khác trên máy.

- Cửa sổ System Information hiện ra, cho phép bạn xem rất nhiều thông số của hệ thống như: Tên hệ điều hành kèm phiên bản Windows 32bit hay 64bit, tên hệ thống, nhà sản xuất máy tính, bộ vi xử lý, kéo xuống dưới một chút là các thông số của RAM,...

Nếu muốn biết chi tiết về phần cứng, phần mềm hay các thành phần khác có thể điều hướng trong menu bên trái.

2.5. Cách kiểm tra card màn hình bằng phần mềm CPU-Z

- Bạn tải phần mềm CPU-Z về và cài đặt. [Link tải: //www.cpuid.com/downloads/cpu-z/cpu-z_1.72-en.exe]

- Sau đó mở phần mềm lên bạn sẽ thấy có rất nhiều tab và mỗi tab sẽ cho bạn biết chi tiết thông số của máy tính.

- Bạn chỉ cần để ý đến tab CPU và bạn sẽ thấy được tên CPU, tốc độ chạy và đặc biệt bạn sẽ biết thông số Cores và Threads

- Ví dụ khi thực hiện cách kiểm tra cấu hình máy tính bằng phần mềm CPU-Z, nhìn vào khung đỏ ở hình dướita sẽ thấy Cores 4 Threads 8 biểu thị CPU có 4 nhân 8 luồng xử lý.

3. Cách nhận biết cấu hình máy tính mạnh hay yếu sau khi kiểm tra

- Việc kiểm tra cấu hình nhằm để xem máy tính của bạn đang dùng mạnh hay yếu, nếu yếu thì nên làm gì để cải thiện máy, việc kiểm tra này thường dành cho những bạn chưa biết về cấu hình máy tính đang dùng.

- Máy tính cấu hình mạnh thông thường có:

+ Ổ cứng SSD, RAM từ 4GB.

+ Chip xử lý intel Core từ i3, i5 trở lên.

+ Card màn hình onboard và card rời.

- Máy tính cấu hình yếu:

+ Sử dụng ổ cứng HDD, RAM dưới 4GB.

+ Chip xử lý intel Core dưới i3, Celeron hoặc Pentium

+ Chỉ có card màn hình on-board.

- Để giúp máy tính cấu hình yếu mạnh hơn thì bạn nên nâng cấp ổ cứng từ HDD thành SSD, sử dụng RAM khoảng 8GB hoặc có thể nâng cấp vi xử lý lên i3 hoặc cao hơn... Ngoài ra, bạn có thể giúp máy tính chạy nhanh bằng cách làm giảm dữ liệu được chứa trong ổ cứng.

Với cách kiểm tra cấu hình máy tính trên đây, chúc bạn thực hiện thành công, lựa chọn được một sản phẩm ưng ý và có những trải nghiệm hài lòng.

Siêu thị điện máy HC

Kiểm tra phiển bản version windows 10 được đánh giá là một thủ thuật khá khó thực hiện bởi Microsoft đã bỏ phần thể hiện phiên bản Windows 10 đang được cài đặt trên các thiết bị máy tính. Điều này khiến người dùng khá lo lắng khi nhiều người chưa hiểu và nắm được cách xem phiên bản win 10.

Trong nội dung bài viết hôm nay, Máy Tính Trạm sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách kiểm tra phiên bản win 10 nhanh chóng, đơn giản nhất. Mời bạn cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ trong bài để biết được cách cách kiểm tra version win 10.

Như chúng ta đã biết, Microsoft đã tiến hành thay đổi cách phát hành các tính năng cập nhật trên Windows 10. Ngay cả khi người dùng đã cập nhật trên Windows Update nhưng cũng không thể nắm được phiên bản cập nhật hiện tại như thế nào, ví dụ như Windows Service Pack 1 hay Windows 10.1. Điều này gây ra một số điều khó khăn trong việc cài đặt ứng dụng và các phần mềm trên máy tính của người dùng.

Đã có nhiều người dùng gửi câu hỏi đến với Máy Tính Trạm về cách kiểm tra phiên bản win 10 đã cài đặt. Vì điều này, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách xem kiểm tra phiên bản version windows 10 đang được cài đặt trên máy tính của bạn. Việc kiểm tra phiển bản version windows 10 được nhiều kỹ thuật viên đánh giá là một thủ thuật không mấy đơn giản bởi Microsoft đã bỏ mục thể hiện phiên bản Win 10 đang cài đặt trên chính thiết bị máy tính của mình.

Điều này đôi khí khiến người dùng có phần lo lắng khi chưa nắm được hết các thông tin về chính hệ điều hành mình đang sử dụng. Hiểu được nỗi lo lắng đó của các khách hàng mà ở bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách kiểm tra phiên bản win 10 một cách đơn giản, nhanh chóng nhất. Chúng tôi tin tưởng vơi gợi ý này thì người dùng nào cùng có thể thực hiện được.

Kiểm tra phiên bản version windows 10

Cách kiểm tra phiên bản win 10

Để kiểm tra cách xem phiên bản win 10 dễ dàng trên thiết bị bạn đang sử dụng, hay check phiên bản Windows 10 đã được cài đặt bạn có thể lựa chọn một trong 3 cách như sau:

Cách 1: Sử dụng lệnh để kiểm tra phiên bản win 10

Bước 1: Nhấn phím Windows hoặc chọn nhấn tổ hợp phím Windows + R để làm hiện , gõ winver.exe vào thanh tìm kiếm và bấm Enter.

Bước 2: Lúc này bạn sẽ thấy trên màn hình của mình xuất hiện cửa sổ chương trình About Windows. Tại đây, người dùng có thể nắm được toàn bộ các thông tin liên quan đến phiên bản Windows 10 hiện đang được cài đặt trên máy tình cùa mình, thậm chí cả các phiên bản đã cài trước đó.

Bước 3: Chương trình này sẽ đưa ra những liệt kê phiên bản và số hiệu build để người dùng có thể dễ dàng tìm hiểu nhiều hơn về phiên bản Windows hiện đang cài đặt trên máy.

Cách 2: Xem trong cài đặt để kiểm tra phiên bản win 10

Bước 1: Nhấn phím Windows – Chọn Settings.

Bước 2: Trong mục Settings này bạn hãy lựa chọn System.

Bước 3: Kéo xuống và bấm chọn vào mục About

Tại đây, người dùng có thể dễ dàng tìm được các thông tin liên quan đến phiên bản và mã build của Windows 10 trên chiếc máy tính của mình.

Cách 3: Xem trong System để kiểm tra phiên bản win 10 nhanh chóng nhất

Bước 1: Bạn nhấn chuột phải lên biểu tượng My Computer lựa chọn Properties.

Bước 2: Lúc này, người dùng chỉ thấy được phiên bản Windows[Edition] và system type thôi.

Cách kiểm tra phiên bản win 10 trong cài đặt

Tìm hiểu phiên bản Windows 10

Phiên bản hệ điều hành Windows 10 sử dụng 4 chữ số có liên quan đến thời điểm phát hành:

- 1507: phiên bản Windows 10 đầu tiên được phát hành vào tháng 7/2015.

- 1511: bản cập nhật lớn đầu tiên của Windows 10 vào tháng 11/2015.

- 1607: bản cập nhật lớn thứ hai của Windows 10 hoặc còn gọi với tên gọi khác là Anniversary Update for Windows 10 được tiến hành vào tháng 7/2016.

Tìm hiểu bản Build của hệ điều hành

Số hiệu bản build của hệ điều hành Windows 10 cung cấp thông tin tương tự như các phiên bản. Tuy nhiên ở đây vẫn sẽ có một chút khác biệt.

- 10240: bản buid đầu tiên được phát hành vào tháng 7/2015.

- 10586: bản build của phiên bản cập nhật lớn đầu tiên được thực hiện vào tháng 11/2015.

- 14393: bản build của phiên bản cập nhật lớn thứ hai được thực hiện vào 2/8/2016.

Kiểm tra phiên bản windows 10 để nhanh chóng cập nhật phiên bản mới

Trên đây, cửa hàng laptop Máy Tính Trạm đã hướng dẫn đến bạn các cách xem kiểm tra phiên bản version windows 10 hiện đang được cài đặt trên máy tính của bạn. Ngoài ra, người dùng cũng cần tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan đến các phiên bản Windows 10 và các bản build để có hướng cập nhật lên phiên bản mới với độ bảo mật được đánh giá cao hơn. Sau khi đã nắm được thông tin của phiên bản Windows 10 trên máy tính của mình, nếu phiên bản Windows 10 trên máy tính của bạn vẫn còn được hỗ trợ thì có thể yên tâm sử dụng.

Tuy nhiên, nếu thấy đây chưa phải là phiên bản mới nhất hoặc chúng sắp bị ngừng hỗ trợ từ Microsoft thì cần khẩn trương cập nhật [update] win 10 để sử dụng phiên bản mới cùng với nhiều tính năng hấp dẫn kèm theo. Máy Tính Trạm cũng khuyên bạn nên cập nhật Windows 10 lên phiên bản mới nhất ngay từ bây giờ.

Với những thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã nắm được cách kiểm tra version win 10 nhanh chóng nhất rồi. Hãy áp dụng ngay với thiết bị máy tính của mình nhé.

Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về hệ điều hành Windows 10! Nếu còn băn khoăn điều gì bạn có thể liên hệ ngay với cửa hàng Máy Tính Trạm chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình của đội ngũ chuyên viên nhé.

Nguồn: Maytinhtram.vn

Video liên quan

Chủ Đề