Cách kiểm tra đèn cao áp

Với những người không phải dân chuyên làm sao để biết chất lượng bóng đèn cao áp mình sử dụng? Hiện tượng bóng đèn cao áp hỏng là do đâu? Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn 7 cách kiểm tra bóng đèn cao áp hiệu quả nhất.

1. Cách kiểm tra chấn lưu có hỏng hay không?

1.1 Chấn lưu đèn cao áp là gì?

  • Chấn lưu hay còn được biết đến là tăng phô hay tên Tiếng Anh là ballast là một thiết bị không thể thiếu đối với bóng đèn cao áp truyền thống.
Chấn lưu đèn cao áp là gì?
  • Vai trò của chấn lưu đối với bóng đèn là cung cấp và điều chỉnh dòng điện để đèn hoạt động ổn định từ đó nâng cao tuổi thọ của bóng.
  • Có hai hoạt chấn lưu: Chấn lưu điện cảm và chấn lưu điện tử.

1.2 Cách kiểm tra chấn lưu đèn cao áp

Phương pháp thủ công dùng khứu giác

  • Đây là phương pháp đơn giản nhất để kiểm tra chấn lưu có bị cháy hỏng hay không.
  • Khi chấn lưu hoặc ballast bị cháy, chập mạch, bạn ngửi bằng mũi sẽ thấy ballast có mùi khét. Điều này có nghĩa là chấn lưu đã bị cháy hỏng và bạn nên thay cái mới.

Cho chấn lưu tiếp xúc với điện

  • Cách kiểm tra chấn lưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sửa chữa bóng đèn cao áp. Điều này quyết định rất nhiều ảnh hưởng chất lượng ánh sáng của đèn. Do vậy việc kiểm tra chấn lưu vô cùng quan trọng.

Nếu như chấn lưu không có mùi, bạn có thể kiểm tra bằng cách:

  • Đầu tiên, cắm 2 đầu dây ballast vào ổ điện 1 cách an toàn nhất khi đó nó sẽ xảy ra 2 trường hợp:
    • Nếu phát hiện thấy tia lửa nhỏ phát ra hoặc chì bị đứt tức chấn lưu đã bị cháy nối tắt. Tiếp tục sử dụng sẽ dẫn đến ánh sáng màu đỏ rực hoặc nổ cháy ngay lập tức.
    • Nếu không thấy hiện tượng trên thì tăng phô bị cháy đứt dẫn đến đèn cao áp không sáng [ do không có dòng điện chạy qua].
Kiểm tra chấn lưu bằng bút thử bóng đèn
  • Tiếp đó, dùng bút thử bóng đèn để kiểm tra, lấy 2 đầu của Ballast nối với 2 đầu bút thử bóng đèn.
    • Nếu bút thử sáng thì chấn lưu không bị hỏng, hoạt động bình thường và ngược lại.
    • Có thể dùng bút thử điện kiểm tra tắc te.

2. Cách kiểm tra bóng đèn lúc sáng lúc tắt

2.1 Hiện tượng ánh sáng lúc sáng lúc tắt

  • Đèn có hiện tượng lúc sáng lúc tắt có thể có 2 nguyên nhân:
    • Nguồn điện áp đầu vào không ổn định, chấn lưu bất thường.
    • Chưa có sự tương thích giữa đèn và điện áp chuẩn của tăng phô cao áp.
    • Do bóng đèn không phù hợp hoặc không đủ công suất điện áp
  • Hiện tượng này xảy ra thường xuyên và không được khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hỏng bóng.
Bóng đèn lúc sáng lúc tắt do nguồn điện không ổn định

2.2 Cách kiểm tra

Để kiểm tra nguyên nhân đèn lúc sáng lúc tắt có thể tiến hành bằng cách:

  • Kiểm tra lại cách đấu nối dây dẫn của đèn xem đã đúng chưa.
  • Kiểm tra công suất bóng đèn với công suất thực của nó có phù hợp không.
  • Kiểm tra lại quá trình lắp đặt có đúng với yêu cầu kỹ thuật. Lắp đặt sai cách cũng có thể khiến ánh sáng không ổn định.

3. Cách kiểm tra kích đèn cao áp

3.1 Kích đèn cao áp là gì?

  • Kích đèn cao áp là 1 trong 4 bộ phận cấu tạo chính của đèn cao áp. Giúp đèn chiếu sáng ngay mà không cần chờ đợi.

3.2 3 bước kiểm tra kích đèn cao áp

  • Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ vặn năng hoặc thiết bị kiểm tra điện cao áp
  • Bước 2: Phân tích các chỉ số tụ kích đèn cao áp có tương thích với bóng đèn cao áp không? Nếu không tương thích cần phải thay tụ kích đèn.

4. Cách kiểm tra bóng đèn cao áp không sáng khi bật

4.1 Hiện tượng đèn không sáng khi bật

  • Bóng đèn cao áp không sáng khi đã bật là hiện tượng phổ biến thường gặp.
Kiểm tra mạch điện nếu bóng đèn không sáng

4.2 Cách kiểm tra nguyên nhân đèn không sáng

  • Đèn không sáng do hở mạch. Kiểm tra lại vị trí nối dây dẫn điện.
  • Lắp đặt sai cách. Kiểm tra lại lắp đặt của bóng.
  • Cầu chì trong chấn lưu bị đứt do quá tải nguồn điện áp. Kiểm tra điện áp nguồn xem có phù hợp với dải điện áp ghi trên nhãn chấn lưu không.
  • Đèn không sáng có thể do sử dụng ở những nơi ẩm ướt. Kiểm tra lại tiêu chuẩn IP với vị trí lắp đặt xem có phù hợp không.
  • Ngoài ra, đèn không sáng có thể do bóng đã bị cháy hỏng. Yêu cầu kiểm tra chất lượng của bóng

4.3 Cách làm đèn sáng

Kiểm tra chấn lưu

  • Một trong những cách đơn giản, hiệu quả để làm đèn sáng đó là kiểm tra chấn lưu.
  • Kiểm tra chấn lưu có bị cháy hỏng hoặc cháy đứt bằng cách ngửi thấy mùi khét hoặc dùng bút thử bóng đèn.
  • Trong trường hợp chấn lưu hỏng, cách làm đèn sáng duy nhất đó là thay chân lưu mới.

Thay bóng đèn

  • Nếu đã tiến hành các bước mà đèn vẫn không sáng có thể do bóng đã bị hỏng.
  • Cách tốt nhất là bạn nên tìm mua bóng mới và kiểm tra chất lượng kỹ càng, đảm bảo bóng hoạt động bình thường.

5. Cách kiểm tra đèn cao áp ánh sáng liên tục

5.1 Nguyên nhân ánh sáng đèn nhấp nháy

Bóng đèn cao áp xảy ra hiện tượng nhấp nháy gây nhức mắt bởi:

  • Lắp đặt sai cách, các đấu nối dây dẫn không phù hợp.
  • Bóng đèn cao áp truyền thống sau một thời gian hoạt động sẽ dẫn đến hiện tượng này.
  • Nguyên nhân có thể đến từ việc chấn lưu bị hỏng. Chấn lưu cung cấp và điều chỉnh dòng điện cho bóng. Chấn lưu hỏng, dòng điện không ổn định, đèn bị nhấp nháy liên tục.
  • Sử dụng không đúng loại bóng đèn hay không đủ công suất điện áp cũng có thể khiến đèn bị nhấp nháy.
Bóng đèn cao áp nhấp nháy do chấn lưu hỏng

5.2 Cách kiểm tra

Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể thực hiện như sau:

  • Kiểm tra lại cách lắp đặt bóng, các đấu nối dây dẫn.
  • Kiểm tra lại thông số kỹ thuật bóng và các thiết bị để thay thế phù hợp để bóng hoạt động bình thường.
  • Thay bóng mới hoặc đổi sang các loại bóng đèn LED có tuổi thọ dài, sử dụng lâu không có hiện tượng nhấp nháy.
  • Kiểm tra hoặc thay mới chấn lưu nếu hỏng.

6. Cách kiểm tra chất lượng ánh sáng TOP 3 bóng đèn chiếu sáng thông dụng nhất 2020

6.1 Cách kiểm tra đèn LED sống hay chết

Có 3 cách để bạn kiểm tra chất lượng ánh sáng bóng đèn LED:

Cách 1: Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra đèn LED còn sống hay chết

  • Bước 1: Chuẩn bị đồng hồ vạn năng. Loại đồng hồ cí khả năng đo được điện áp, cường độ dòng điện, điện trở
  • Bước 2: Cắm hai dầy dây dẫn vào đồng hồ vạn năng. Dây màu đèn và dây đỏ sẽ được cắm vào 2 ổ cắm ở mặt đồng hồ.
Sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra đèn LED còn sống hay chết
  • Bước 3: Xuay công tắc theo chiều kim đồng hồ ra khỏi vị trí off và thiết lập vị trí diode.
  • Bước 4: Sử dụng hai đầy dây còn loại kết nối với 2 cực của đèn LED.
  • Bước 4: Nhìn lên mặt đồng hồ vạn năng để đọc kết quả. Nếu đèn không chết thì điện áp sẽ hiển thị ở khoảng 1600 mV còn nếu đèn LED chết thì sẽ không thể hiện con số nào.

Cách 2: Sử dụng Pin đồng xu kiểm tra chất lượng ánh sáng đèn LED

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 vài viên pin di động hình tròn CR2032 hoặc CR2025.
  • Bước 2: Chuẩn bị giá đỡ pin. Chú ý loại có 2 dây màu đỏ và đen.
  • Bước 3: Nối 1 đầu dây màu đen với cực âm, dây đỏ với cực dương.
  • Bước 4: Kiểm tra đèn LED còn sống hay sống hay không bằng cách cho đầu dây đèn LED vào 2 đầu dây còn lại của giá pin.
  • Bước 5: Kiểm tra đèn có sáng hay không? Nếu đèn không sáng ta sẽ kiểm tra lại các mấu nối và làm lại tất cả các bước bên trên một lần nữa. Nếu đèn vẫn không sáng thì bắt buộc chúng ta phải thay bóng đèn LED mới.

Cách 3: Kiểm tra thông số kỹ thuật đèn LED

  • Kiểm tra bóng bằng các thông số kỹ thuật. Một số thông tin quan trong bạn cần biết về đèn LED như: tuổi thọ, chip LED, nguồn LED, hiệu suất phát quang, chỉ số hoàn màu, tiêu chuẩn IP, công suất, Những thông tin này được thể hiện ở trên đèn hoặc thông số kỹ thuật nhà sản xuất đưa ra.

6.2 Cách kiểm tra bóng đèn LED 1m2

  • Kiểm tra chất lượng chip LED. Chip LED ảnh hưởng đến tuổi thọ bóng, chất lượng ánh sáng. Xem xét thương hiệu sản xuất chip để đánh giá chất lượng chip.
Cách kiểm tra bóng đèn cao áp LED 1m2
  • Kiểm tra nguồn LED. Trước tiên, quan sát xem bộ nguồn có được thiết kế và lắp đặt chắc chắn không. Tiếp đến, sử dụng camera của điện thoại, khi bật đèn lên nhìn qua camera thấy đèn tuýp led nhấp nháy liên tục thì có nghĩa là nguồn này không ổn định, chất lượng đèn không tốt.
  • Kiểm tra hệ thống tản nhiệt. Kiểm tra đế tản nhiệt bằng nhôm trên đèn có dày dặn và chắc chắn hay không. Kế đến kiểm tra chỗ tiếp xúc của bảng mạch và đế nhôm có khít nhau không, và có keo tản nhiệt hay không. Sau đó bật đèn lên cho chạy một lúc kiểm tra đế nhôm tản nhiệt. Nếu nóng lên nhanh chóng tức là hệ thống tản nhiệt hoạt động tốt. Nếu không thấy nóng thì hệ thống tản nhiệt không tốt do đó chất lượng đèn kém.

6.3 Cách kiểm tra bóng đèn huỳnh quang

Cấu tạo bóng đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang được cấu tạo từ:

  • Chấn lưu
  • Tắc te
  • Một bóng đèn huỳnh quang
  • Một máng đèn huỳnh quang

Cách kiểm tra bóng đèn huỳnh quang còn sống hay chết

Người dùng có thể kiểm tra chất lượng bóng đèn huỳnh quang bằng cách sử dụng đồng thông mạch. Các bước để tiến hành như sau:

  • Bước 1: Chuyển đồng hồ đến vị trí đo thông mạch
  • Bước 2: Dùng đồng hồ thông mạch kiểm tra dây tóc bóng đèn bằng cách cắm 2 đầu dây đo vào hai đầu dây tóc bóng đèn.
Cách kiểm tra bóng đèn huỳnh quang bằng đồng hồ thông mạch
  • Bước 3: Xem kết quả. Nếu có tiếng bíp kéo dài tức dây tóc bình thường. Nếu không có tiếng tức dây tóc đã bị hỏng.

Trên đây chúng tôi đã chỉ ra cho các bạn các cách kiểm tra bóng đèn cao áp. Bạn có thể tiến hành kiểm tra ngay với các loại bóng đèn mình đang dùng để biết đèn có hoạt động tốt hay không. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0332599699 để được tư vấn.

> > Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề