Cách không run khi đứng trước đám đông

Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ được cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc. Những giải pháp dưới đây có thể giúp tất cả mọi người có thể nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong những tình huống khó khăn và hiểm nghèo nhất.

Giữ miệng được ẩm ướt

Khi chuyện xảy đến đột ngột quá sức chịu đựng, bạn bắt đầu cảm thấy bị bốc hỏa, từ tim lan dần lên khuôn mặt. Miệng rất nhanh sẽ cảm thấy khô khốc hoặc thậm chí đắng nghét. Đây là trạng thái tinh thần bị kích động dẫn đến biểu hiện bên ngoài, bạn cảm thấy dần mất tự chủ, hành động và lời nói mất ôn hòa và lý trí. Mẹo là, hãy thủ sẵn cho mình một chai nước lọc hay nhanh chóng đi tìm uống một cốc nước, sẽ giúp bạn nhanh chóng hạ hỏa ngay lập tức.

Những người đứng trên bục phát biểu thường chuẩn bị cho mình một chai hay cốc nước lọc, bạn có biết tại sao không? Không hẳn là người phát biểu bị khát nước do nói, mà nước có tác dụng giúp họ lấy lại tinh thần ôn hòa và lý trí trong lúc phát biển.

2/ Cần rèn luyện để có được sự bình tĩnh một cách tự nhiên

Nếu bạn biết khi nào mình sẽ nói [nói trước đám đông chẳng hạn] thì tốt hơn hết là hãy bắt tay vào lập một kế hoạch tập luyện. Thậm chí là chỉ vài phút ngắn ngủi cũng giúp bạn cảm thấy bĩnh tĩnh hơn trước khi nhập cuộc.

Theo các nhà nghiên cứu thuộc trung tâm sức khỏe Mayo, việc tập một vài động tác đơn giản có thể giảm bớt sự lo lắng bằng cách giải phóng endorphins khiên bạn cảm thấy tinh thần thoải mái hơn. Vận động giúp cơ thể nóng lên, làm giản sự căng thẳng và khiến bạn tự tin hơn hẳn. Hơi phi thực tế nhưng dù chỉ là một cái mỉm cười [vận động cơ miệng] cũng đủ để bạn xua tan căng thẳng, đánh bay sợ hãi.

3/ Cười và hình dung những điều tích cực trước khi nói

Thỉnh thoảng, chúng ta không nhận ra rằng mình đang mất bình tĩnh chi đến khi tới lượt mình mở miệng. Có thể mấy phút trước bạn còn nhởn nhơ đùa giỡn, tự tin thể hiện bản thân nhưng chỉ sau khi được gọi tên thì mọi sự sẽ thay đổi 180 độ.

Bằng cách này hay cách khác, hãy tự trấn an mình bằng những việc như: hít thở sâu, tự nghĩ ra một câu chuyện vui hay để mắt đến một thứ gì đó thú vị để xua tan khoảnh khắc đáng sợ ấy. Hình dung, hít thở sâu và mỉm cười, chỉ với 3 bí kíp đơn giản đó thôi

4/ Rèn luyện để nhanh chóng xả bỏ các cảm xúc tiêu cực

Bạn đã từng bao giờ bị đứng hình khi đang phát biểu hoặc trình diễn không? Chuyện này vô cùng quen thuộc. Đang thuyết trình, chân tôi run lên. Cơ mặt co giật và tất cả những gì tôi có thể làm là cáu giận và không thể kiểm soát bản thân. Và thế là tôi quyết định vượt qua chúng. Một cơn hoảng loạn có thể phá hủy những gì mà bạn đã cố gắng trước đó.

Đó sẽ là thời điểm vô cùng thích hợp để dừng lại một chút, hít thở sâu và mỉm cười nhẹ. Sẽ tốt hơn nếu bạn giành ra một vài giây để hệ thống lại những điều sắp nói hơn là bình chân như vại trước căn bệnh này. Hít thở sâu, nhìn xung quanh mọi người và nếu có thể, hãy kể một câu chuyện phiếm để xua tan bầu không khí đó cũng như khiến trung tâm của sự chú ý tránh xa bạn

5/ Kiểm soát năng lượng bản thân

Năng lượng khiến bạn lo lắng không phải lúc nào cũng tệ hại. Trong thực tế, những vấn đề gây căng thẳng lại giúp chúng ta tập trung và suy nghĩ thấu đáo hơn. Việc căng mắt ra quan sát đám đông trước khi nói sẽ giúp bạn để ý những chi tiết nhỏ nhặt đang xảy ra quanh mình.

Hãy biến đổi những dòng năng lượng xấu thành tốt và tận dụng nó để thu hút sự chú ý của mọi người khi nói. Nếu bạn cảm thấy nguồn năng lượng xấu ấy đang lấn áp bạn, hãy cẩn thận đừng để mình trở thành một con hổ trước mặt mọi người vì quá căng thẳng

6/ Có một tâm lý sẵn sàng đón nhận

Cho đến giờ thì tất cả mọi thứ bạn học ở trên mới chỉ giới hạn ở vật chất bề mặt. Nhưng hãy chú ý đến sự chuẩn bị cho tinh thần, nếu không bạn sẽ gặp khá nhiều trắc trở. Hãy chắc chắn rằng bạn biết mình đang nói những gì. Sau đó thì tập tành. Tập nhiều lần câu mở đầu của bạn để có thể cảm thấy thư giãn hơn và tập trung vào người nghe.

Nếu có thể, hãy nhờ bạn bè, người thân của mình làm khán giả. Thậm chí là quay video lại và xem xét để rút kinh nghiệm. Đừng để những lời nói của bạn vượt qua giới hạn cho phép và phải nhớ không nói những câu có tính sắc bén làm tổn thương ai đó.

Đại thi hàoShakespearetừng nói rằng: không có điều gì tốt hay xấu, nhưng chính cách suy nghĩ làm cho điều này xấu, điều kia tốt .

Muốn thất bại, hãy nghĩ như kẻ thất bại. Tương tự, muốn thành công, hãy suy nghĩ như người thành công.

1/ Tận dụng mọi cơ hội.

Kỹ năng nói là một trong nhiều kỹ năng nhờ rèn luyện mà thành. Để nói chuyện được tự tin hơn, bạn cần thường xuyên tận dụng mọi cơ hội khi giao tiếp, chủ động khơi gợi chủ đề và nói ra quan điểm của bạn. Dần dần tích tiểu thành đại, kinh nghiệm từ những buổi nói chuyện đó sẽ giúp bạn có một bộ sưu tập phong phú, giúp bạn tăng cường khả năng tự tin hơn.[lời khuyên hữu ích để học hỏi là bạn nên giao tiếp với những người thành đạt, nhiều kinh nghiệm hơn mình từ đồng nghiệp hay cả Sếp của bạn].

2/ Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng.

Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông [hay thậm trí chỉ vài người thân quen] dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn.

Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sựtự tin trước đám đông.

3/ Thả lỏng cơ thể.

Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như Robot.

Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trinh bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể [dùng phương pháp thở Yoga]. Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất,giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.

4/ Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ.

Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống khó đỡ không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước bưổi trình bày bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó.

5/ Đừng sợ người nghe ăn thịt bạn.

Bạn nên hiểu rằng, mọi người đang ngồi nghe bạn nói chứ không phải đang rình rập để tân công ăn thịt bạn. Thực ra họ muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn để phục vụ cho nhu cầu của họ, bạn là người họ cần và tin tưởng.

Vì thế , dù trong lòng bạn có thấy lo sợ đến đâu thì bạn cũng nên làm ngược lại, cố thể hiện một phong thái tự tin trước đám đông để chiếm được cảm tình ban đầu của người nghe.

  • Đứng về phía người nghe: Hãy coi người nghe như bạn bè, như vậy sẽ bớt căng thẳng hơn.
  • Hãy đam mê: Càng say mê với các ý tưởng, nội dung mình trình bày, bạn càng có sức mạnh và dễ dàng đưa cảm xúc vào bài nói của mình, khi đó cảm giác lo lắng hay run sợ trước đám đông sẽ cháy rụi dưới ngọn lửa đam mê của bạn.
  • Thể hiện sự hưng phấn: Tập trung vào những vấn đề quan trọng, ước muốn truyền đạt, chia sẻ đến người nghe sẽ giúp bạn bớt nghĩ về bản thân, và đây là cách hữu hiệu đẩy lùi nỗi sợ.
  • Hãy nhớ: Bạn là người nắm rõ vấn đề trình bày hơn người nghe, vì vậy họ mới cần bạn hướng dẫn và ngồi nghe bạn. Bạn hãy tin điêu đó để không còn cảm giác lo lắng sợ hãi nữa.

6/ Sợ làm trò cười.

Bạn thường run sợ trước đám đông bởi vì bạn luôn nghĩ rằng mình có thể sẽ phạm một lỗi nào đó chẳng hạn như nói vấp, lặp lại, quên chữ này sót chữ kia ..v..v Tuy nhiên, người nghe luôn thông cảm, không bao giờ họ đòi hỏi bạn hoàn hảo. Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào cho tốt, cho hay.

7/ Sợ nội dung bài nói không đủ hấp dẫn.

Đây là nỗi sợ dễ vượt qua nhất bởi vì bạn hoàn toàn nắm thế chủ động trong việc chuẩn bị nội dung.

  • Chuẩn bị thật kỹ: Nên đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, chuẩn bị cần thiết cho nội dung bài trình bày. Nên chọn lựa và xử dụng ngôn từ, sửa nội dung bài trình bày cho đến khi bạn thấy nó hay và hữu ích cho người nghe.
  • Tập thật nhiều cho nhuyễn:Hãy tập luyện nhiều lần những gì mình sẽ nói cho đến khi nào bạn cảm thấy tự tin, có thể tập trước gương hoặc dùng máy điện thoại ghi âm lại, hoặc thử đứng nói trước nhóm bạn bè.

8/ Người nghe chưa bao giờ biết bài trình bày của bạn.

Bạn thường mất tự tin, hoảng loạn và mất tập trung khi bạn quên một chữ hay một dòng nào đó trong lúc trình bày. Đừng lo lắng, bạn phải nhớ rằng: người nghe chưa bao giờ được biết nội dung bài trình bày của bạn.

Người nghe làm sao biết được bạn định Nói cái gì, chữ gì và ý gì ? Do đó bạn cứ yên tâm, đừng sợ rằng mình sẽ nói thiếu câu này hoặc ý kia

Kỹ năng thuyết trình: Làm sao để tự tin nói trước đám đông?

Đi tìm nguyên nhân khiến bạn thiếu tự tin khi thuyết trình

Việc chưa thật sự tự tin khi thuyết trình trước công chúng, sự căng thẳng đến mức quên hết tất cả những gì chuẩn bị như nội dung,kỹ năng thuyết trìnhchỉ vì những áp lực là chuyện rất bình thường. Tại sao bạn lại gặp những khó khăn như thế? Để rõ hơn, chúng ta hãy tham khảo 5 nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông sau đây:

1. Do di truyền từ người thân

Chứng bệnh run khi đứng trước đám đông này cũng có thể là do di truyền từ người thân của bạn. Bạn chỉ cần ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục giúp não bộ ổn định và lấy lại sự tự tin.

2. Sự mất cân bằng về serotonin trong não khiến bạn sợ hãy và ngại giao tiếp

Bạn chỉ cần điều trị tâm lý bằng cách tập nói trước gương, tập trò chuyện với vài người trước khithuyết trình trước đám đông. Ngoài ra bạn cũng có thể đến gặp bác sĩ tâm lý để họ giúp bạn thoát khỏi chứng bị run khi đứng trước đám đông nhé!

3. Do tác động của môi trường

Một số người có khả năng thích nghi kém nên khi đến sống hay làm việc tại một môi trường mới thì có thể mắc chứng run khi đứng trước đám đông này. Bạn có thể uống thuốc chống lo âu, trầm cảm

4. Sự thiếu tự tin khi đứng trước đám đông, căng thẳng quá mức khiến bạn bị run khi đứng trước đám đông

Có thể do bạn chuẩn bị chưa kỹ lưỡng, tự ti về ngoại hình của mình, sợ thất bại, sợ bị chỉ trích, sợ người khác xem thường mình, sợ thua kém

Chính những nỗi sợ trên đã làm bạn rất căng thẳng nên bạn thiếu hẳn sự tự tin trong kỹ năng thuyết trình. Xem thêm:Làm sao để tự tin?

5. Chưa quen với áp lực

Ví dụ bạn sợ bị thầy cô gọi lên trả bài, lúc đó có bao ánh mắt đổ dồn về phía mình Trong những tình huống như thế bạn hãy biến bị động thành chủ động, hãy học bài thật kỹ và chủ động xung phong lên trả bài xem sao.

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước thì chắc chắn phần trình bày của bạn sẽ trôi trải, nó là động lực để bạn tiếp tục phát huy và dần dần bạn sẽ không còn cảm thấy run sợ khi đứng trước đám đông nữa, bạn sẽ thấy điều này là hết sức bình thường vì bạn đã quen rồi.

Hãy áp dụng các kỹ năng thuyết trình sau để khắc phục chứng run sợ trước đám đông!

1/ Tận dụng mọi cơ hội.

Kỹ năng nói là một trong nhiềukỹ năng sốngnhờ rèn luyện mà thành. Để nói chuyện được tự tin hơn, bạn cần thường xuyên tận dụng mọi cơ hội khi giao tiếp, chủ động khơi gợi chủ đề và nói ra quan điểm của bạn. Dần dần tích tiểu thành đại, kinh nghiệm từ những buổi nói chuyện đó sẽ giúp bạn có một bộ sưu tập phong phú, giúp bạn tăng cường khả năng tự tin hơn.[lời khuyên hữu ích để học hỏi là bạn nên giao tiếp với những người thành đạt, nhiều kinh nghiệm hơn mình từ đồng nghiệp hay cả Sếp của bạn].

Quảng cáo

2/ Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng.

Đối với nhiều người, việc đứng trước đám đông [hay thậm chí chỉ vài người thân quen] dù chỉ nói vài lời ngắn gọn cũng có thể gây cảm giác lo lắng và run sợ không khác gì việc đứng nói với một bài đã soạn sẵn.

Theo một số nghiên cứu, việc chuẩn bị, tập dượt kỹ lưỡng bài trình bày sẽ giúp giảm đến 75% cảm giác run sợ trước đám đông. Vì vậy bạn nên đầu tư thời gian và công sức để chuẩn bị bài trình bày là cách hữu hiệu giảm thiểu lo lắng và nâng cao sựtự tin trước đám đông.

3/ Thả lỏng cơ thể.

Không có người nghe nào đánh giá bạn là người tự tin khi thấy ngôn ngữ cơ thể của bạn căng cứng với những cử chỉ, động tác giống hệt như Robot.

Để giải quyết điều này, trước khi bước ra trình bày, bạn hãy hít thở sâu buông lỏng cơ thể [dùng phương pháp thở Yoga]. Các cử chỉ hành động phải dứt khoát, hãy đứng thẳng người, hai chân vững vàng trên mặt đất,giao tiếp với mọi người bằng mắt và thường xuyên mỉm cười.

Kỹ năng thuyết trình: Làm sao để tự tin nói trước đám đông?

4/ Chuẩn bị tâm lý trước những tình huống bất ngờ.

Thỉnh thoảng, trong buổi nói chuyện bạn sẽ rơi vào những tình huống khó đỡ không lường trước được. cho dù tình huống đó là gì thì trước bưổi trình bày bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý để giữ được bình tĩnh, hãy đặt ra một vài cách để xử lý và giải quyết những tình huống đó.

5/ Đừng sợ người nghe ăn thịt bạn.

Bạn nên hiểu rằng, mọi người đang ngồi nghe bạn nói chứ không phải đang rình rập để tân công ăn thịt bạn. Thực ra họ muốn lắng nghe những lời hướng dẫn của bạn để phục vụ cho nhu cầu của họ, bạn là người họ cần và tin tưởng.

Vì thế, dù trong lòng bạn có thấy lo sợ đến đâu thì bạn cũng nên làm ngược lại, cố thể hiện một phong thái tự tin trước đám đông để chiếm được cảm tình ban đầu của người nghe. Dưới đây là một sốbí quyết thuyết trình hiệu quả:

  • Đứng về phía người nghe:Hãy coi người nghe như bạn bè, như vậy sẽ bớt căng thẳng hơn.
  • Hãy đam mê:Càng say mê với các ý tưởng, nội dung mình trình bày, bạn càng có sức mạnh và dễ dàng đưa cảm xúc vào bài nói của mình, khi đó cảm giác lo lắng hay run sợ trước đám đông sẽ cháy rụi dưới ngọn lửa đam mê của bạn.
  • Thể hiện sự hưng phấn:Tập trung vào những vấn đề quan trọng, ước muốn truyền đạt, chia sẻ đến người nghe sẽ giúp bạn bớt nghĩ về bản thân, và đây là cách hữu hiệu đẩy lùi nỗi sợ.
  • Hãy nhớ:Bạn là người nắm rõ vấn đề trình bày hơn người nghe, vì vậy họ mới cần bạn hướng dẫn và ngồi nghe bạn. Bạn hãy tin điêu đó để không còn cảm giác lo lắng sợ hãi nữa.

6/ Đừng sợ làm trò cười

Bạn thường run sợ trước đám đông bởi vì bạn luôn nghĩ rằng mình có thể sẽ phạm một lỗi nào đó chẳng hạn như nói vấp, lặp lại, quên chữ này sót chữ kia ..v..v Tuy nhiên, người nghe luôn thông cảm, không bao giờ họ đòi hỏi bạn hoàn hảo. Điều họ muốn thấy là việc bạn xử lý những lỗi đó như thế nào cho tốt, cho hay.

7/ Chuẩn bị nội dung thuyết trình thật kỹ lưỡng

Sợ mắc lỗi khi thuyết trình là nỗi sợ dễ vượt qua nhất bởi vì bạn hoàn toàn nắm thế chủ động trong việc chuẩn bị nội dung.

  • Chuẩn bị thật kỹ:Nên đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, chuẩn bị cần thiết cho nội dung bài trình bày. Nên chọn lựa và xử dụng ngôn từ, sửa nội dung bài trình bày cho đến khi bạn thấy nó hay và hữu ích cho người nghe.
  • Tập thật nhiều cho nhuyễn:Hãy tập luyện nhiều lần những gì mình sẽ nói cho đến khi nào bạn cảm thấy tự tin, có thể tập trước gương hoặc dùng máy điện thoại ghi âm lại, hoặc thử đứng nói trước nhóm bạn bè.

8/ Tập trung vào bài thuyết trình của mình

Bạn thường mất tự tin, hoảng loạn và mất tập trung khi bạn quên một chữ hay một dòng nào đó trong lúc trình bày. Đừng lo lắng, bạn phải nhớ rằng: người nghe chưa bao giờ được biết nội dung bài trình bày của bạn.

Người nghe làm sao biết được bạn định Nói cái gì, chữ gì và ý gì ? Do đó bạn cứ yên tâm, đừng sợ rằng mình sẽ nói thiếu câu này hoặc ý kia.

Sau đây là những quy tắc thuyết trình hiệu quả sẽ giúp bạn thành công khi đứng trước đám đông.

  • Kỹ năng thuyết trình trước đám đôngquan trọng nhất làbạn phải biết mình nói gì. Bạn cần phải biết chính xác bạn sẽ đưa người nghe đến đâu. Một khi đã biết, hãy liệt kê nó thành 3 hay 4 điểm chính và soạn bài nói của mình tập trung vào những điểm này thôi.
  • Tập hít thở sâu trước khi nói. Khi mới bắt đầu, hãy nói một cách chậm rãi và giữ giọng đừng lớn quá, từ từ rồi hãy tăng âm lượng.
  • Uống nhiều nướcsẽ giúp giữ bình tĩnh tốt hơn. Trước khi phát biểu nhớ nhấp vài ngụm nước lọc để cổ họng không bị khô gây ra giọng rè.
  • Nếu là thuyết trình mất nhiều thời gian,nhớ ăn uống đầy đủ.Cái bụng đói sẽ làm bạn càng run rẩy hơn đấy.
  • Đảm bảo là trong cổ họngkhông có cái gì bất thường trước khi bạn phát biểu[ Đờm chẳng hạn ]. Nếu không, sẽ rất phản cảm nếu như đang nói mà bạn lại tằng hắng trước mọi người.
  • Mỉm cười khi bắt đầu.Nụ cười sẽ là sức mạnh giúp bạn tự tin hơn.
  • Khi bắt đầu phát biểu,hãy nói vào câu mào đầu để lấy bình tĩnh, ví dụ như Chào các bạn, tôi là,Chào các bạn, tôi nhận được câu hỏitôi thấy đây là một câu hỏi rất thú vị
  • Hãy xem khán giả như là bạn bè của bạn. Đừng nghĩ khán giả như là một khối người thù địch, hãy xem họ chỉ là một nhóm cá nhân riêng lẻ. Hãy cố gắng nhìn vào một ai đó một lúc trong khi nói.
  • Tập nói lớn để chắc chắn rằng người ở cách xa bạn nhất cũng nghe được bạn nói. Nghe được giọng mình dõng dạc cũng sẽ làm bạn bớt run hơn nhiều. Bạn có thể tập điều chỉnh âm lượng từ từ, hàng ngày.

Bài viết có tham khảo từ Kynangthuyettrinh

Kết luận:

Trong chúng ta, ai cũng có những nỗi sợ mà chính bản thân mình cũng không thể kiểm soát. Song, để hoàn thiện chính mình, chúng ta phải tự khắc phục và vượt qua nỗi sợ đó. Đừng e ngại và giấu đi khuyết điểm run sợ khi thuyết trình trước đám đông. Vì chỉ có những người nhận thức được vấn đề của mình mới là những người dễ dàng thành công trong học tập và công việc.

Bài viết theo chủ đề:kỹ năng thuyết trình, thuyết trình trước đám đông, run sợ khi thuyết trình, nguyên nhân run sợ khi thuyết trình, bí quyết thuyết trình hiệu quả.

2085 views

Video liên quan

Chủ Đề