Cách kết nối máy in qua ip

Máy in hiện nay là một trong những thiết bị văn phòng đóng vai trò quan trọng, thậm chí ngay cả gia đình bạn cũng cần tới nó. Ngoài ra, với đầy đủ các sản phẩm mẫu mã đa dạng hiện nay thì máy in còn có thêm tính năng kết nối với mạng, giúp người dùng có thể dễ dàng kết nối máy in từ máy tính không cần phải thông qua máy chủ máy in và đặc biệt là thực hiện công việc in ấn không dây qua các thiết bị smartphone, laptop... Và để có thể thiết lập được tính năng kết nối máy in với máy tính, người dùng cần phải có được địa chỉ IP của máy in. Vậy làm sao để có thể kiểm tra địa chỉ IP của máy in? cũng như cài đặt địa chỉ IP cho máy in mặc định như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.

Cách cài đặt địa chỉ IP cho máy in

1. Kiểm tra địa chỉ máy in

Bước 1: Để kiểm tra được địa chỉ máy in, trước tiên các bạn cần phải xác định chắc chắn máy tính và máy in sử dụng chung một mạng.

Bước 2: Từ giao diện sử dụng của máy tính, các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lệnh control panel vào hộp thoại Run rồi nhấn Enter hoặc OK.

Bước 3: Giao diện Control Panel mở ra, các bạn nhấn vào mục View devices and printers như hình dưới đây.

Bước 4: Thông tin các thiết bị và máy in kết nối với máy tính hiện mở ra. Các bạn nhấn chuột phải vào máy in muốn kiểm tra địa chỉ IP và chọn Printer properties.

Bước 5: Tiếp theo, các bạn nhấn chọn thẻ Ports và sẽ thấy địa chỉ IP của máy in này.

2. Cài đặt địa chỉ IP máy in

Bước 1: Trên màn hình điều khiển máy in, các bạn nhấn vào phím User Function và chọn tiếp quyền Admin

Bước 2: Nhập mật khẩu cho máy in, mặc định là 123456

Bước 3: Tiếp theo, các bạn nhấn chọn Network >TCP/IP để xem địa chỉ IP và cài đặt lại địa chỉ IP cho máy in nếu muốn.

Như vậy, trên đây là các bước đơn giản để bạn có thể kiểm tra cũng như cài đặt địa chỉ IP cho máy in mà mình đang sử dụng một cách dễ dàng. Từ đó việc cài đặt máy in thông qua địa chỉ IP giờ đây sẽ vô cùng đơn giản và không còn làm ảnh hưởng tới người dùng khác khi mà cứ phải đi xin share máy in rồi tìm địa chỉ IP máy chủ máy in... Chúc các bạn thành công.

Trong quá trình sử dụng máy in, bạn sẽ gặp lỗi Windows không thể kết nối với máy in, lỗi này do nhiều nguyên nhân gây ra, để khắc phục, bạn tham khảo bài viết hướng dẫn Sửa lỗi Windows không thể kết nối với máy in tại đây nhé.

Cài đặt địa chỉ IP cho máy in là giải pháp đơn giản để bạn có thể kết nối máy tính với máy in không cần thông qua máy chủ máy in như trước đây, đặc biệt bạn còn có thể in ấn trực tiếp ngay trên điện thoại, máy tính bảng. Vậy cách cài đặt địa chỉ IP cho máy in như thế nào? mời bàn đọc theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Địa chỉ IP 192.168.0.100 là gì? Địa chỉ IP 192.168.0.0 được sử dụng làm gì? Xem địa chỉ IP trên máy tính như thế nào? Cách tìm địa chỉ ip của người khác Thiết lập địa chỉ IP tĩnh trên Linux, Ubuntu Cách xác định địa chỉ IP trên máy tính, tìm nhanh IP

Các ứng dụng công nghệ in hiện đại phát triển giúp nâng cao hiệu quả công việc, lưu trữ tài liệu, hỗ trợ chia sẻ thông tin hiệu quả. Máy in tích hợp công nghệ mới, cho phép kết nối với các thiết bị máy tính bằng các liên kết không dây.

Kết nối máy in qua địa chỉ ip trở nên dễ dàng, với nhiều phương thức tương thích cho từng dòng máy. Trong nhiều trường hợp, người dùng cần cài đặt máy in kết nối với các địa chỉ máy tính khác nhau. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối máy in hiệu quả cho một số dòng máy phổ biến, thông qua địa chỉ IP.

Hướng dẫn cách tìm và cài đặt địa chỉ IP máy in

Máy in tốt nhất hiện nay được sử dụng nhiều trong văn phòng, phục vụ nhiều máy tính, máy chủ giúp in ấn tài liệu cho toàn bộ hệ thống mạng máy tính nội bộ. Trước tiên, người dùng cần tìm và cài đặt địa chỉ IP cho máy in để thuận lợi cho việc cài đặt.

  • Cách tìm địa chỉ ip máy in tích hợp sẵn trên menu hệ thống, thông qua “Configuration Sheet”. Thông thường, người dùng chỉ cần đọc trên hướng dẫn hệ thống sẽ tìm thấy địa chỉ. Trường hợp khác, người dùng truy cập: home screen – setup – reports – network configuration đẻ kiểm tra thông tin, địa chỉ IP máy in.
  • Cách tìm địa chỉ máy in trên window – áp dụng khi máy tính đã cài đặt máy in trên hệ thống win 7, 8 và 10. Thực hiện các bước chọn: control panel tiếp tục thiết lập phần “view by” chọn “large icons” và chọn “Devices and printers”. Tiếp tục click chuột vào máy in được cài đặt trên máy tính, chọn “Printer properties”. Cửa sổ “printer properties” xuất hiện bảng truy cập, chọn “port” tiếp tục chọn cổng có đánh dấu tích rồi chọn “configure port”. Cuối cùng sẽ xuất hiện địa chỉ IP của máy in đã cài đặt trước đó trong hộp “Printer name or ip address”.

Thiết bị kết nối với máy in qua địa chỉ IP đơn giản, nhanh chóng mà không cần kết nối dây rườm rà, đồng thời liên kết với nhiều thiết bị máy tính cùng lúc.

Cách cài đặt máy in qua địa chỉ IP trên Windows

Sử dụng máy in hoặc máy in hóa đơn với máy tính cần được đảm bảo sử dụng chung một mạng LAN, trên cùng 1 hệ thống. 

Việc kết nối máy in thông qua địa chỉ IP sẽ giúp hệ thống hoạt động đơn giản, tránh nhiễu thông tin tài liệu gửi đi hay mất công share và tìm địa chỉ IP máy chủ. Việc in ấn của các máy tính trên hệ thống sẽ chủ động hơn.

Cách kết nối máy in qua địa chỉ ip thông qua mạng LAN đơn giản với các bước sau:

Bước 1: bấm tổ hợp phím windows + R bên bàn phím máy tính. Lúc này, trên màn hình sẽ xuất hiện tab run, nhập địa chỉ IP của máy chủ vào mục open và nhấn “ok”.

Bước 2: tên máy in sẽ xuất hiện trên màn hình. Chọn máy in cần kết nối, bấm chuột phải chọn “connect”

Bước 3: máy tính sẽ tự động dò tìm driver và kết nối vưới máy in, nhấn “OK” để hoàn thành kết nối. trường hợp khác, nếu máy in không tìm ra driver, người dùng cần tải “driver máy in” về giải nén. Khi máy dò tìm driver chỉ cần chọn đường dẫn đến driver để máy tự động kết nối và nhấn “Ok” để kết thúc.

Lỗi window không thể kết nối với máy in thường gặp

Máy in và window hoạt động thường gặp các vấn đề lỗi kỹ thuật, khiến việc kết nối gặp vấn đề, gián đoạn không thể hoạt động in ấn. 

Dưới đây là tổng hợp lỗi kết nối máy in qua địa chỉ ip trên window thường gặp và cách khắc phục.

  • Lỗi máy in error 0x000007e – thiếu file “mscms.dll”. Cách khắc phục: mở my computer – ổ C – window – System32. Tìm trên ô tìm kiếm: nhập “mscms.dll” sẽ xuất hiện file “mscms.dll” thực hiện copy file này. tiếp tục vào phần ổ C – chọn window – vào System32 – chọn spool – dừng lại ở phần driver chọn 32bit hoặc 64bit tùy theo loại máy. Chọn “replace the file in destination” để ghi đè lên file. Sau đó thử lại kết nối máy in đã được hay chưa.
  • Lỗi chia sẻ máy tính bị tắt – mở “control panel” chọn “View devices and printers”. Tiếp tục chọn máy in cần chia sẻ và chọn “Printer properties” bằng cách nhấn chuột phải. Tiếp tục chọn “sharing” và chọn “share this printer”. Cuối cùng chọn”Apply” và chọn “OK” để kết thúc quá trình chia sẻ máy in. Thực hiện kết nối bằng cách add địa chỉ IP của máy in vào.
  • Lỗi máy tính không tìm thấy máy in – chọn “the printer that I want isn’t listed” để máy tự động xử lý sự cố. Xuất hiện tab với 5 lựa chọn, thì chọn “Add a printer using a TCP/IP address” khi đã biết được địa chỉ IP của máy in trên cùng hệ thống mạng LAN. Tiếp theo nhập địa chỉ IP của máy in vào mục “ host name or ip address” và “port name”, chọn “next”, chọn địa chỉ Ip và xác nhận để máy dò tìm thông tin địa chỉ máy in và hoàn tất quá trình tìm kiếm.

Kết luận

Trên đây là cách cài đặt, tìm địa chỉ ip máy in đơn giản, đồng thời kết nối giúp thiết bị vận hành in ấn hiệu quả, nhanh chóng. Hy vọng hướng dẫn kết nối máy in qua địa chỉ ip trên window trên đây sẽ hữu ích cho người dùng. Chúc bạn thành công !

Bạn băn khoăn chưa biết cách thức để kết nối máy tính với máy in qua địa chỉ IP sao cho đúng nhất? Khi bạn gặp trường hợp chỉ có một máy in nhưng lại có quá nhiều máy tính cần kết nối? Bài viết dưới đây sẽ giúp cho bạn biết cách để kết nối một cách dễ dàng nhất.
 


Đối với các máy in hỗ trợ kết nối với máy tính bằng mạng LAN hoặc Wifi thì việc kết nối tương đối dễ dàng bởi vì không cần sử dụng một máy tính làm máy chủ, bạn chỉ cần kết nối vào mạng và in. Các máy tính và máy in muốn kết nối với nhau cần phải kiểm tra chúng đã kết nối chung một mạng Wi-fi hoặc mạng LAN hay chưa?

Đối với trường hợp máy in không có chức năng kết nối mạng Lan hoặc Wifi mà thực hiện kết nối trực tiếp máy tính và máy in thông qua một dây cáp nối. Vì sử dụng một máy tính này làm máy chủ trực tiếp kết nối với máy in nên nhiệm vụ của máy tính này là phải kết nối mạng thường xuyên mà không được tắt máy. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến việc in ấn của các máy tính khác trong cùng hệ thống.

Đầu tiên bạn cần làm để kết nối máy in là phải tìm được địa chỉ IP của máy chủ.

Bước 1: Để xem địa chỉ IP của máy in, bạn nhấn Start Devices and Printers để mở cửa sổ Devices and Printers

Bước 2: Tại cửa sổ Devices and Printers bạn click phải vào máy in mà bạn muốn xem địa chỉ IP rồi chọn Printer properties.

Bước 3: Sau đó nó sẽ hiển thị chi tiết của máy in trong thẻ Ports và ta sẽ thấy địa chỉ IP của máy in muốn kiểm tra.

Sau khi tiến hành kiểm tra xong địa chỉ IP của máy in. Bạn sẽ thực hiện kết nối máy in qua địa chỉ IP theo các bước sau đây:

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở hộp thoại Run bằng phím Windows [có biểu tượng giống lá cờ ở bên trái phím “Alt”], gõ từ khóa “Run” và bấm chọn vào kết quả đầu tiên.

Bước 2: Sau đó bạn nhập địa chỉ IP của máy mà bạn vừa xem ở bước trên. Sau đó chọn OK đế bắt đầu kết nối.

Bước 3: Sau đó, sẽ xuất hiện cửa sổ có máy in mà bạn cần kết nối. Bạn lựa chọn máy in cần kết nối và click vào chuột phải, chọn Connect. Đến đây là bạn đã kết nối thành công máy tính với máy in.

Bước 4: Vào Start -> Control Panel -> Printers and Devices -> Add Printer -> Add a network, wireless or Bluetooth printer để phát hiện các máy in đang được share trong mạng.

Nếu không tìm thấy máy in nào, bạn chọn “The printer that I want isn’t listed” sau đó ta được như hình

Sau đó ta chọn “Select a shared printer by name” sau đó Browse đến đúng tên máy tính mà đã share máy in, sau đó chọn OK là được.


Bước 1: Chuẩn bị driver của máy in Driver thường có sẵn trong đĩa CD đi kèm với máy in.

Nếu không có đĩa CD, hãy tải driver của các máy in thông dụng trên Internet hoặc tìm ở đây //bcavn.com/driver.html

Bước 2: Tìm địa chỉ IP của máy in

Muốn biết địa chỉ IP hiện tại của máy in cần thực hiện thao tác in Test Page tại máy in. Tùy từng loại máy in mà có thao tác xem IP khác nhau.

Bước 3: Thực hiện cài đặt máy in qua mạng LAN

Vào Start, chọn “Devices and Printers”

Chọn Add a printer, rồi chọn Add a local printer.

Chọn “Create a new port”, chọn kiểu cổng là “Standard TCP/IP Port”, sau đó nhấn nút Next.

Nhập địa chỉ IP của máy in mạng vào mục “Hostname or IP address”.


Bỏ dấu tích ở mục "Query the printer and automatically select the driver to use", 
Sau đó nhấn Next.

Chọn Standard -> Generic Network Card, sau đó nhấn Next.

Click vào Have Disk.

​Chọn máy in cần cài đặt, sau đó nhấn Next.

Nhấn Browse để di chuyển đến thư mục chứa driver máy in cần kết nối.

Chọn bộ driver cài máy in, sau đó nhấn OK.

Nhấn Next để kết thúc cài đặt máy in. Trường hợp nếu máy tính dò tìm và nhận diện được Driver của máy in thì bạn chỉ cần nhấn OK để hoàn thành kết nối. Tuy nhiên, nếu máy không nhận dạng được Driver thì bạn cần thực hiện tải Driver của máy in về và giải nén ra. Sau đó, khi máy yêu cầu Driver của máy in thì bạn chỉ cần dẫn đường link đến file đã giải nén mà bạn vừa tải về để nhận diện và kết nối với máy in thành công. Cách làm trên có thể áp dụng đối với Win 7, Win 8 hay Win 10, dù mỗi hệ điều hành có cách làm khác nhau nhưng cơ bản vẫn tương tự nhau.

Vừa rồi BCA Việt Nam đã hướng dẫn cách kết nối máy tính với máy in qua địa chỉ IP theo phương pháp dễ dàng nhất. Hy vọng các bạn sẽ kết nối máy in thành công và hoàn thành tốt công việc của mình. 


 

Video liên quan

Chủ Đề