Cách hạch toán chi phí mua xe ô tô năm 2024
HẠCH TOÁN MUA XE Ô TÔ 1. Bộ chứng từ khi hạch toán mua xe ô tô Bộ hồ sơ đầy đủ sẽ bao gồm những giấy tờ cần thiết như sau: - Hóa đơn giá trị GTGT bản sao y bản gốc, bản chính do phía Công An lưu giữ; - Hợp đồng mua bán, thanh lý tài sản; - Biên bản giao nhận tài sản có ký kết đầy đủ của các bên; - Biên lai thu phí: Lệ phí trước bạ, phí đăng ký biển số, phí kiểm định, phí đường bộ, bảo hiểm,...; - Chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt (Bắt buộc): Ủy nhiệm chi, giấy báo Nợ của ngân hàng. 2. Các bút toán hạch toán mua xe ô tô - Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định: “Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (Kể cả mua mới và cũ): Là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (Không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; Chi phí nâng cấp; Chi phí lắp đặt, chạy thử; Lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.” - Tức là các khoản lệ phí trước bạ, phí đăng kiểm, kiểm định sẽ được hạch toán vào nguyên giá của ô tô. \=> Các bút toán hạch toán khi mua ô tô gồm: 2.1. Hạch toán mua ô tô, ghi: Nợ TK 211 Nợ TK 1331 Có TK 331/112 Trường hợp DN vay ngân hàng để mua xe và Ngân hàng sẽ giải ngân trực tiếp cho bên bán, ghi: Nợ TK 331 Có TK 341 2.2. Hạch toán nộp lệ phí trước bạ ô tô, ghi: Nợ TK 211 Có TK 3339 Khi nộp lệ phí vào NSNN, ghi: Nợ TK 3339 Có TK 1111 2.3. Hạch toán phí đăng ký xe, ghi: Nợ TK 211 Có TK 3339 Khi nộp phí đăng ký xe cho cơ quan, ghi: Nợ TK 3339 Có TK 111 2.4. Hạch toán phí kiểm định xe, ghi: Nợ TK 211 Nợ TK 1331 Có TK 111, 112 2.4. Hạch toán bảo hiểm xe (Loại 1 năm kể từ ngày làm hợp đồng bảo hiểm), ghi: Nợ TK 242 Có TK 111 Vì là TSCĐ có thời gian khấu hao nên hàng tháng => Thực hiện thêm bút toán trích khấu hao, cách tính khấu hao TSCĐ dựa trên các phương pháp mà DN áp dụng. ghi: Nợ TK 642, 641,... Có TK 214 2.5. Hạch toán các khoản thuế, ghi: Trường hợp DN mua ô tô nhập khẩu thì khi hạch toán mua xe ô tô, phải hạch toán thêm các khoản thuế: Nợ TK 211 Có TK 3332, 3333 Khi nộp thuế vào NSNN, ghi: Nợ TK 3332, 3333 Có TK 111/112. Show Công ty mua xe ô tô cũ của cá nhân không có hóa đơn? Chi phí mua xe ô tô của cá nhân đó có hợp lý? Cách tính khấu hao xe ô tô cũ, hạch toán mua xe ô tô của cá nhân như thế nào? Kế toán Thiên Ưng xin trích các quy định về việc đó. 1. Quy định về chi phí mua xe ô tô cũ của cá nhân: Theo điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT gồm: - Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản. Ví dụ: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được. Theo điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC: - Trường hợp tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn. Như vậy: Cá nhân (không kinh doanh) khi bán ô tô (bán Tài sản cố định) sẽ không phải kê khai, tính thuế GTGT và cơ quan thuế sẽ không cấp hoá đơn cho cá nhân đó. ----------- Theo khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN: - Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: - Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra Kết luận: Khi DN mua tài sản cố định là xe ô tô của cá nhân (không kinh doanh) thuộc đối tượng không phải kê khai nộp thuế GTGT thì DN cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được đưa vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN: 1. Bảng kê mua vào không có hoá đơn mẫu 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 78 (Phải có chữ ký và đóng dấu của Giám đốc) 2. Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được (Vì không có hóa đơn). 3. Hợp đồng mua bán xe (Phải công chứng nhé) 4. Biên bản bàn giao xe ô tô. 5. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, sử dụng xe ô tô. 6. Chứng minh thư phô tô của cá nhân (chủ xe) Nhớ là: Phải đi nộp lệ phí trước bạ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên Công ty nhé (Xe ô tô đó phải đứng tên Công ty) Chi tiết hơn các bạn có thể xem thêm tại: Công văn Số 8626/CT-TTHT ngày 25/10/2013 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, và Công văn 1023/CT-TTHT ngày 13/6/2013 của Cục Thuế tỉnh Lào Cai. Chú ý: Trên đây là quy định về việc mua xe ô tô cũ của cá nhân không kinh doanh. - Nếu DN bạn mua xe ô tô (TSCĐ) cũ của Công ty khác (Tức là công ty đó thanh lý TSCĐ) -> Thì phải yêu cầu DN đó xuất hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) nhé. -> Cách tính khấu hao, hạch toán giống như dưới đây nhé. Xem thêm: Cách viết hóa đơn thanh lý TSCĐ. ------------- 2. Cách tính khấu hao xe ô tô cũ đã qua sử dụng: Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC quy định:
- Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Nguyên giá \= Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các khoản chi phí liên quan - Giá mua thực tế là giá theo hợp đồng (được thể hiện trên bảng kê 01/TNDN) Chú ý: - Nếu giá mua thực tế này cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua xe thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua xe cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. --------- Ví dụ 1: Công ty kế toán Thiên Ưng mua 1 xe ô tô cũ đã qua sử dụng của cá nhân (không kinh doanh), giá trị theo hợp đồng (thoả thuận) là: 500.000.000. Lệ phí trước bạ: 60.000.000. Mua về sử dụng ngay. Cách hạch toán nguyên giá xe ô tô cũ như sau: Nợ TK 211: = 500.000.000 Có TK 112 = 500.000.000 Lệ phí trước bạ: Nợ TK 211 = 60.000.000 Có TK 3339 = 60.000.000 Nợ TK 3339: 60.000.000 Có TK 112: = 60.000.000 \=> Nguyên giá của xe ô tô: = 500.000.000 + 60.000.000 = 560.000.000 ---------
Mức trích khấu hao hàng năm \= Nguyên giá của TSCĐ Thời gian trích khấu hao Trong đó: - Nguyên giá TSCĐ cũ (xác định như trên phần a nhé) - Thời gian trích khấu hao TSCĐ đã qua sử dụng được tính như sau: Thời gian trích khấu hao \= Giá trị mua thực tế x Thời gian trích khấu hao của xe ô tô mới cùng loại xác định theo Phụ lục 1 (ban hành kèm theo Thông tư 45) Giá bán của xe ô tô cùng loại mới 100% (hoặc của xe ô tô tương đương trên thị trường) \=> Mức trích khấu hao hàng tháng: = Mức trích khấu hao hàng năm / 12 tháng. - Trường hợp mua về sử dụng ngay trong tháng: Mức khấu hao trong tháng p/s \= Mức trích khấu hao theo tháng X Số ngày sử dụng trong tháng Tổng số ngày của tháng p/s Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng \= Tổng số ngày của tháng p/s - Ngày bắt đầu sử dụng + 1 --------- Ví dụ 2: Cùng với với ví dụ 1 bên trên, Công ty kế toán Thiên Ưng hướng dẫn cách tính khấu hao và hạch toán chi phí khấu hao xe ô tô cũ như sau: - Giá trị mua thực tế của xe ô tô là = 500.000.000 - Lây ví dụ giá bán của xe ô tô tương đương trên thị trường là: 1.000.000.000 - Thời gian trích khấu hao của xe ô tô mới cùng loại là: từ 6 – 10 năm (công ty lựa chọn 6 năm). \=> Thời gian trích khấu hao xe ô tô cũ: \= (500.000.000 / 1.000.000.000) x 6 = 3 năm \=> Mức trích khấu hao hàng năm = (Nguyên giá / thời gian trích khấu hao) \= 560.000.000 / 3 năm = 187.000.000/năm \=> Mức trích khấu hao hàng tháng = 187.000.000/ 12 tháng = 15.580.000/tháng ------- 3. Cách hạch toán chi phí khấu hao xe ô tô cũ. - Cùng ví dụ trên, hàng tháng công ty tiến hành hạch toán chi phí khấu hao xe ô tô như sau: Nợ TK 641, 642... : 15.580.000 (Tùy vào bộ phận sử dụng, các ban hạch toán vào đó nhé) Có TK 214: 15.580.000 Chú ý: Trước khi trích khấu hao xe ô tô cũ, các bạn nhớ là phải đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ với chi cục thuế quản lý nhé. ---------- Kế toán Thiên Ưng xin chúc các bạn thành công. Các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về thuế TNCN, TNDN... Kỹ năng quyết toán thuế thì có thể có tham gia: Phí bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đầu?Lúc này, ta dễ dàng định khoản mua bảo hiểm xe ô tô như sau: Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô lớn, hạch toán vào Nợ 142/ Nợ 1331 ; Có 331 và 1121. Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô không lớn, hạch toán vào Nợ 154/ Nợ 1331 ; Có 331/ Có 1111/ Có 1121.nullĐịnh khoản mua bảo hiểm xe ô tôbaohiemruiro.vn › dinh-khoan-mua-bao-hiem-xe-o-tonull Phí kiểm định xe ô tô hạch toán thế nào?Thưa quý khách hàng, Các khoản hóa đơn đăng kiểm, lệ phí trước bạ, quý khách hàng hạch toán vào tài khoản 211 luôn nhé, có thể thực hiện ở chứng từ mua dịch vụ, phiếu chi tiền mặt hoặc chi tiền gửi.nullHạch toán phí đăng kiểm xe oto - Forum cộng đồng MISAforum.misa.vn › threads › hach-toan-phi-dang-kiem-xe-otonull Lệ phí trước bạ ô tô hạch toán vào đầu?Cách hạch toán thuế trước bạ xe ô tô như sau:. Khi nộp thuế trước bạ xe ô tô: Nợ TK 211 (Tài sản cố định hữu hình): Giá trị thuế trước bạ (bao gồm cả phí phạt nếu có). ... . Khi ghi nhận phí phạt (nếu có): Nợ TK 811 (Chi phí khác): Phí phạt.. Xe ô tô là tài sản gì?\=> Doanh nghiệp thường sở hữu nhiều loại tài sản cố định, trong đó, xe ô tô được xem là một phần của loại tài sản cố định hữu hình là phương tiện vận tải và thiết bị truyền dẫn.nullXe ô tô của doanh nghiệp tư nhân thuộc loại tài sản nào?luatminhkhue.vn › xe-o-to-cua-doanh-nghiep-tu-nhan-thuoc-loai-tai-san-naonull |