Cách giâm cành hoa giấy và cách chăm sóc

Hoa Hải Đường loại cây cảnh có hoa rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Đây là loại hoa mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải ai...

Continue reading

Cây vú sữa là loại cây được trồng nhiều ở miền Nam nước ta. Đây là loại cây ăn quả gần gũi, thích hợp với khí hậu nhiệt đới và...

Continue reading

Cắt tỉa hoa giấy là công việc cần tiến hành định kỳ hàng năm. Việc cắt tỉa cành hoa giấy mang lại rất nhiều tác dụng. Nó không chỉ giúp...

Continue reading

Cây ổi là loại cây ăn quả phổ biến ở nước ta. Đây là loại cây quen thuộc trong đời sống của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở...

Continue reading

Trong bài viết này, tiếp tục tìm hiểu các loại bệnh trên cây mai vàng nhé!   5. Bệnh nấm hồng trên cây mai vàng Bệnh nấm hồng thường tấn công những cây...

Continue reading

Hoa mai vàng là loại hoa đặc trưng cho ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Đây là loại hoa đẹp, được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, cây...

Continue reading

Trong những năm gần đây, hoa Hải Đường trở thành một trong những loài hoa được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp rực rỡ của chúng. Rất nhiều...

Continue reading

Không chỉ có vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ, hoa hải đường vàng còn có tác dụng trong việc duy trì và bảo vệ sức khỏe. Có lẽ cũng...

Continue reading

Mít là loại cây ăn quả gần gũi với người Việt Nam. Cây mít có quả thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Quả mít không chỉ để ăn...

Continue reading

Đối với người chơi cây cảnh bonsai thì cách tạo dáng, uốn cành là một bước ngoặc không thể bỏ qua. Tùy thuộc vào mỗi loại cây mà sẽ có...

Continue reading

Bàng Đài Loan là loại cây công trình được trồng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Chính vì đó, không khó để bắt gặp hình...

Continue reading

Những ngày gần đây, những hàng cây bàng Đài Loan lá nhỏ đang thu hút rất nhiều người dân Hà Nội đến chụp ảnh. Cùng ngắm những con phố được...

Continue reading

Cách để trồng cây Hoa Giấy bằng cách giâm cành, làm sao để đạt tỷ lệ cao? Trong bài viết này Nghethanhca.com xin gửi đến bạn hướng dẫn cách giâm cành Hoa Giấy, lợi ích cùng ý nghĩa và hơn hết là những hướng dẫn để trồng cây Hoa Giấy bằng cách giâm cành có tỷ lệ thành công cao. Những kiến thức bạn sẽ đọc dưới đây là những kinh nghiệm quý báu chúng tôi đã chắt lọc trong quá trình thực chiến với cây Hoa Giấy.

Trồng cây Hoa Giấy bằng cách giâm cành Hoa Giấy là gì?

Trồng cây Hoa Giấy [một số nơi gọi là cây Bông Giấy] bằng cách giâm cành Hoa Giấy là sản phẩm của hành động kỹ thuật làm vườn, dùng một cành Hoa Giấy được lấy từ cây bố mẹ mà chúng ta chọn để làm cây giống, rồi dùng phương pháp giâm cành Hoa Giấy để làm cho nó ra rễ, chờ tới lúc rễ cây Hoa Giấy đã già thì chúng ta đưa vào chậu để chăm sóc cho nó ra hoa và thưởng thức vẻ đẹp của nó. Vậy làm thế nào để đảm bảo tỷ lệ thành công cao khi giâm cành hoa giấy? Hãy đọc phần phương pháp giâm cành ngay dưới bài viết này.

Lợi ích từ việc trồng cây Hoa Giấy bằng cách giâm cành

Giâm cành cây Hoa Giấy giúp chúng ta rút ngắn thời gian chờ đợi so với việc chiết cành hoa giấy, cũng không cần nhiều kỹ thuật so với việc ghép cành cây Hoa Giấy.

Giâm cành cây Hoa Giấy còn là giải pháp linh động trong việc tìm sưu tầm các giống Hoa Giấy đối với những người thực sự yêu thích cây Hoa Giấy, bạn vô tình đi ngang qua cây Hoa Giấy có màu hoa đẹp, có lá dày và nhỏ, có mắt lá dày, nói tóm lại là tìm được cây giống đẹp. Bạn không muốn bỏ nhiều tiền trong việc tự mua cho mình một cây Hoa Giấy thành phẩm từ các nhà vườn. Sau khi đọc xong bài viết này bạn chỉ cần xin một cành cây Hoa Giấy nhỏ rồi về tiến hành giâm cành rồi trồng chúng.

Ý nghĩa của việc giâm cành cây Hoa Giấy

Từ trước tới nay không chỉ bạn mà nhiều người khác vẫn thường nghĩ rằng thú vui cây cảnh chỉ dành cho những người lắm tiền nhiều của, bạn đã nhầm. Với phương pháp giâm cành cây Hoa Giấy, bạn hầu như không phải mất bất kỳ một chí phí nào. Cành Hoa Giấy các bạn có thể đi tìm xin người ta một cành nhỏ, nếu xin được cành to thì càng hay.

Giâm cành cây Hoa Giấy giúp bạn và những người yêu thích cây cảnh dễ dàng nhân giống cây Hoa Giấy, linh hoạt trong việc gìn giữ và đa dạng hóa giống cây Hoa Giấy. Việc giâm cành Hoa Giấy thành công cao cũng giúp làm cân bằng thị trường cây cảnh, khi bạn biết làm điều này thì việc bỏ ra vài trăm ngàn để mua một cây Hoa Giấy một màu để làm giống là điều bạn không bao giờ làm, vì vốn dĩ nó là một trò hề của những người bán cây cảnh.

Thời điểm thuận tiện cho việc giâm cành Hoa Giấy

Đối với cây Hoa Giấy thì lúc nào chúng ta cũng có thể giâm cành để đạt tới tỷ lệ thành công cao. Tuy nhiên thời gian chờ ra rễ thì tùy thuộc nhiều vào thời tiết và nhịp sinh học của cây Hoa Giấy. Vì vậy các bạn nên tiến hành giâm cành vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, tránh giâm cành vào mùa đông vì mùa đông là lúc cây ở trạng thái bảo tồn và khí hậu không phù hợp để giâm cành cây Hoa Giấy. Tuy nhiên với miền nam trung bộ, nam bộ và miền tây thì không cần thiết phải tránh mùa đông, vì không chịu tác động bởi yếu tố thời tiết.

Các vật dụng cần và những nguyên liệu để tiến hành giâm cành cây Hoa Giấy

Trước hết các bạn cần có một cành Hoa Giấy, to hay nhỏ không quan trọng, nếu chưa có thì các bạn đi xin hàng xóm của các bạn. Một hũ nhựa trong suốt đựng thực phẩm hoặc cốc nước mía bằng nhựa trong suốt, hoặc là một chai nhựa trong suốt rồi cắt có chiều cao khoảng 10 cm. Kéo cắt cành, hoặc dùng kéo thông thường để cắt. Dao rọc giấy còn mới. Cát xây dựng và 1 khúc củi nhỏ tương đương chiếc đũa trong nhà bếp của bạn. Cuối cùng là một mảnh vải thưa, các bạn có thể dùng vải mùng, tốt nhất các bạn nên chuẩn bị thêm một ít xỉ than, loại than tổ ong đã qua sử dụng.

Chuẩn bị bầu giâm để giâm cành cây Hoa Giấy

Hủ nhựa trong suốt các bạn đã có, dùng dao để cắt vài lỗ nhỏ ở đáy để bầu giâm không bị úng nước. Cát xây dựng nếu chứa nhiều đất bẩn thì các bạn đem rửa sạch. Xỉ than các bạn đem đập nhỏ hạt bằng đầu đũa. Khi đã chuẩn bị các thứ trên chúng ta tiến hành cho xỉ than vào hủ nhựa chiều cao lớp xỉ than khoảng 2cm, nếu các bạn không có xỉ than các bạn có thể dùng một miếng vải thưa, tiếp đó là lớp cát xây dựng, cho cát xây dựng tới đầy miệng hũ nhựa. Lớp xỉ than hoặc vải thưa ở đây là để cố định lớp cát xây dựng ở phía trên, nó dự phòng khi lớp cát xây dựng quá khô, chỉ cần một rung lắc nhẹ thì cát sẽ tuột khỏi hũ nhựa, từ đó làm lung lay gốc cành giâm, lớp xỉ than hoặc lớp vải thưa sẽ ngăn không cho cát bị trôi tuột ra khỏi bầu giâm.

Lớp xỉ than ngăn không cho cát tuột ra ngoài

Chuẩn bị cành giâm trong phương pháp trồng cây Hoa Giấy bằng cách giâm cành

Cành giâm sau khi các bạn cắt khỏi cây, bạn nên tiến hành giâm vào bầu giâm ngay, nếu các bạn đi xin cành giâm ở khoảng cách xa thì các bạn nên dùng túi nilon để bọc cành Hoa Giấy cẩn thận. Trước khi giâm cành vào bầu các bạn nên dùng dao cắt giấy còn sắc bén để cắt vát hết phần vỏ bị giập bởi quá trình cắt hoặc cưa cành Hoa Giấy. Cắt hết gai có trên cành Hoa Giấy, đối với gai to các bạn chỉ cần cắt phần nhọn của gai, không cắt tới phần thân để hạn chế vết cắt hở trên cành giâm. Không cắt hết lá trên cành, để lại khoảng vài ba lá để cho cành tiếp tục quang hợp, đẩy nhanh quá trình ra rễ.

Vát hết phần vỏ bị dập do quá trình cắt cành

Giâm cành Hoa Giấy vào bầu giâm

Khi đã chuẩn bị xong bầu giâm cũng như cành giâm các bạn tiến hành giâm cành vào bầu. Tưới một ít nước để cát hơi ướt, rồi dùng que nhỏ đâm thành một lỗ nhỏ trong bầu giâm có chiều sâu khoảng từ 5 đến 6 cm. Cuối cùng bạn đặt cành giâm vào đó, đặt cẩn thận và tuyệt đối không dùng lực để đẩy cành giâm xuống, vì nếu dùng lực thì vỏ của cành giâm sẽ tiếp xúc với cát xây dựng sẽ làm trầy xước vỏ cành giâm. Sau khi đặt cành giâm xuống các bạn từ từ nén cát thật chặt xung quang gốc cành giâm. Cuối cùng bạn tiến hành tưới thật nhiều, và dùng lực tay nén thật chặt, để cành giâm không bị rung lắc.

Dùng khúc cây tạo một lỗ để đặt cành Hoa Giấy vào bầu giâm

Bảo quản cành giâm trong quá trình giâm cành cây Hoa Giấy

Thời gian để chờ cành giâm ra rễ đâm chồi thông thường khoảng 1 đến 2 tháng, chúng ta nên đặt bầu giâm cành vào nơi thoáng mát [dưới tán một cây khác là phù hợp nhất], tránh côn trùng phá hoại, tránh các tác động khác từ động vật làm cành giâm bị lung lay, chỉ cần rung lắc nhẹ thôi thì sự thành công cũng vì thế bị giảm đi một ít. Tuy nhiên đây là bài viết hướng dẫn các bạn đạt tới tỷ lệ thành công cao nên các bạn hãy đọc tiếp phần dưới đây.

Cố định cành giâm

Để cành giâm không bị rung lắc bởi yếu tố bên ngoài chúng ta cần tiến hành cố định cành giâm bằng cách làm giá thể được làm theo hình chóp nón, có ba chân cắm chắc chắn dưới đất, ôm trọn bầu giâm. Trên bầu đầu chóp chúng ta buộc chắc chắn, sau đó buộc cố định bầu giâm với giá thể đó rồi mới buộc cành giâm vào giá thể sau. Sau khi hoàn thành việc cố định cành giâm các bạn nên dùng tay nén thật chặt cát trong bầu giâm một lần nữa. Giá thể cố định sẽ giúp chúng ta triệt tiêu hết các tác động từ bên ngoài vào cành giâm, và cũng nhờ nó mà chúng ta sẽ thoải mái hơn khi che chắn cho cành giâm nếu gặp lúc trời quá nắng nóng.

Cố định cành giâm để đảm bảo không bị rung lắc

Chuyển cây Hoa Giấy từ bầu giâm tới nơi trồng

Sau khi cành giâm ra rễ và rễ đã già, bạn nên chọn một ngày có thời tiết mát mẻ để chuyển cây từ bầu giâm ra vị trí khác để trồng. Khi đã chọn được ngày các bạn nên chuẩn bị đất trồng cây Hoa Giấy, đất trồng các bạn nên chọn đất thịt trộn với một ít phân chuồng đã ủ hoai. Sau đó đào một cái hố nhỏ vừa bằng bộ rễ của cây Hoa Giấy mới.

Tiếp đến các bạn tiến hành tưới đẫm bầu giâm cây Hoa Giấy, rồi hơi nghiêng bầu giâm đổ hết ra. Chắc chắn hơn bạn nên chuẩn bị một chậu nước rồi cho cả bầu cây vào chậu nước, nghiêng bầu giâm rồi từ từ đổ cây ra, với cách này đảm bảo cây của bạn không hề bị đứt một khúc rễ nào, vì theo định lý Acsimet thì bất kỳ vật gì ở dưới nước cũng nhẹ nhàng hơn ở trên cạn. Sau khi lấy cây ra khỏi bầu giâm bạn nhẹ nhàng đưa cây vào hố đã chuẩn bị sẵn, tiếp tục cho cát vào miệng hố, dùng bình xịt tưới cây để tưới nước, rồi lại cho cát vào và xịt để cát tự nén chặt với gốc cây Hoa Giấy mới. Dùng bình xịt để tiến hành nén. Không dùng lực tay để nén, vì nếu dùng lực tay các bạn có thể làm dập/gãy rễ cây Hoa Giấy.

Tưới ít nước rồi đổ cây ra khỏi bầu giâm

Cách để có cây Hoa Giấy nhiều màu và lá cẩm thạch

Sau khi các bạn đã giâm có được một cây Hoa Giấy mới bằng phương pháp giâm cành, nếu các bạn muốn có một cây Hoa Giấy nhiều màu và có những vùng lá cẩm thạch. Lúc này các bạn hãy tiến hành ghép cành cho cây hoa giấy của bạn. Hãy tìm hiểu về cách ghép cành cây Hoa Giấyghép cành cây nghũ sắc tại đây: //nghethanhca.com/huong-dan-ghep-canh-cay-ngu-sac-va-hoa-giay-nhieu-mau.html

Trên đây chúng tôi vừa trình bày với các bạn cách trồng cây Hoa Giấy bằng cách giâm cành. Các bạn nên lưu lại hoặc in ra và đọc cẩn thận để không mắc sai lầm trong quá trình giâm cành và trồng cây Hoa Giấy. Hãy truy cập website thường xuyên để đọc nhiều bài viết bổ ích về cây cảnh và nghe nhạc.

Nội dung nổi bật: giâm cành hoa giấy, giữ ẩm cho cây, trồng cây sứ, trồng cây linh sam, giâm cành linh sam, ghép cành ngũ sắc, cây mini để bàn, nhạc thiếu nhi, Thánh ca Cẩm Ly, Thánh ca về thánh Giuse, Nghe nhạc Thánh ca, Giâm cành Hoa Hồng

Video liên quan

Chủ Đề