Cách ghép vần cho trẻ lớp 1

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần là cần thiết để trang bị cho con nền tảng kiến thức vững vàng  trong tương lai. Tuy nhiên, để trẻ tập trung học và ghi nhớ nhanh lại là điều không dễ dàng. Đối với nhiều ba mẹ, dạy con đánh vần không khác gì cuộc chiến vì phải đánh vật với con, với từng trang sách. Để mẹ dạy con chẳng còn “tăng xông”, Kids UP gửi mẹ trọn vẹn bí quyết dạy con nhàn tênh, hiệu quả qua bài viết sau!

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả tại nhà

Những cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần dễ như ăn kẹo sau đấy chắc chắn sẽ biến đánh vần trở thành trải nghiệm học tập thú vị của ba mẹ và trẻ. Thậm chí, nếu ba mẹ áp dụng nghiêm túc các phương pháp này, ba mẹ còn có thể khiến trẻ học nhanh, nhớ lâu và yêu thích môn học gấp nhiều lần cách dạy thông thường.

Hướng dẫn cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần đơn giản nhất

Dạy bé làm quen và ghi nhớ bảng chữ cái

Trẻ mới chập chững vào lớp 1, còn nhiều bỡ ngỡ và mọi thứ đều rất mới mẻ đôi khi là xa lạ. Vì vậy, để việc dạy trẻ học đánh vần hiệu quả, trước tiên, mẹ nên cho bé làm quen với chữ cái và dấu câu. Tuy nhiên, thay vì cho con nhìn chằm chằm vào sách vở, thao thao bất tuyệt đọc theo chữ cái mẹ dạy. Hãy tạo và duy trì một buổi học thú vị kích thức hứng thú, thu hút trẻ tham gia như: 

Dạy trẻ từ các thẻ chữ cái: Mẹ có thể mua tại nhà sách hay tự làm. Mẹ cần trang trí thành những bảng màu có rực rỡ, ngộ nghĩnh, dễ thương để khơi gợi sự tò mò, kích thích thị giác của trẻ. Nhờ vậy, trẻ sẽ hứng khởi, dễ dàng tiếp thu và tăng khả năng ghi nhớ mặt chữ lâu hơn.

Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt đồng hàng ngày: Cách dạy khiến trẻ nhớ chữ cái một cách tự nhiên mà không áp lực. Chẳng hạn, khi xem tivi, mẹ có thể chỉ cho bé các chữ cái ngẫu nhiên đơn giản và hướng dẫn trẻ cách đọc tương ứng. Hay khi đi dạo trên đường phố, mẹ hỏi con các chữ cái đã học trên bảng hiệu quảng cáo,…

Ghi nhớ nhanh chóng qua bảng chữ cái sinh động

Dạy bé từ những chữ đơn giản

Trước khi bé rành rọt với việc đánh vần, mẹ nên dạy bắt đầu dạy cho bé từ những từ đơn giản, gần gũi, gắn liền với cuộc sống xung quanh với bé. Đó là những chữ cái mà bé thường hay dùng và gọi hàng ngày như: “ba”,”bà”, “bố”, “mẹ”, “mèo”, “chó”,…

Các từ này sẽ khiến các bé dễ dàng liên tưởng, hình dung và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ và không thông dụng khác.

Lộ trình hướng dẫn bé ghép vần đúng cách

Khi bé đã thành thạo đánh vần các từ ngắn, đơn giản, mẹ hãy chuyển sang cho bé học cách đánh vần theo quá trình tuần tự từng bước như sau: 

Đầu tiên học ghép phụ âm + nguyên âm đơn + dấu: Trong Tiếng Việt, có 12 phụ âm bao gồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y và 17 phụ âm gồm có: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, x.

Cứ như vậy, đến khi thuần thục, mẹ chuyển sang dạy bé cách ghép phụ âm + nguyên âm đôi + dấu: 7 nguyên âm đôi là ia, iê, yê, ua, uô, ưa, ươ. 

Với những buổi đầu tiên, trẻ sẽ gặp khó khăn trong cách ghép vần và phát âm do chưa hiểu nguyên tắc ghép vần của tiếng Việt. Vì vậy, mẹ cần chỉ bảo tận tình và phát âm chuẩn cho con. Đảm bảo chỉ sau 4 – 5 buổi tình trạng này sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.

Phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc dạy con đánh vần

Kinh nghiệm dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả tại nhà

Thời điểm đánh vần thích hợp với trẻ nên là khoảng thời gian trẻ ít bị chi phối bởi những trò chơi tiêu khiển. Theo các nghiên cứu, thời gian tốt nhất là khi tắm. Tại đây, trẻ không có nhiều trò chơi như những chỗ khác nên trẻ sẽ tập trung hơn trong việc tập đánh vần tên mình.

Về thời gian, 5 – 10 phút/ngày là khoảng thời gian học tốt nhất. Bởi thời gian quá lâu dễ gây chán nản, xao nhãng, không hứng thú. Tuy nhiên, mẹ có linh động thay đổi tùy thuộc vào tâm trạng trẻ nhé!

Về phương pháp dạy, mẹ có thể lồng ghép việc học đánh vần vào trò chơi để trẻ hứng khởi như: Trò chơi đoán chữ, ghép chữ từ các chữ cái nam châm,… Nhưng mẹ lưu ý, hãy khởi đầu bằng những câu dễ và tăng dần độ khó sao cho phù hợp với khả năng của con.

Con hứng thú đánh vần qua các trò chơi hấp dẫn

Một số lưu ý khi dạy trẻ đánh vần

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ dạy dỗ của ba mẹ và sự hợp tác của trẻ. Do đó, để con nhanh chóng biết cách đánh vần, mẹ nên nhớ những nguyên tắc giáo dục sau: 

Luôn bình tĩnh, kiến nhẫn với trẻ

Trong quá trình dạy trẻ, ba mẹ thường có tâm lý nóng vội, quát tháo, la mắng khi trẻ mải chơi, không tập trung hay “chậm” tiếp thu. Tuy nhiên, điều này vô hình chung tạo nên cho trẻ tâm lý sợ hãi, không muốn tiếp tục học nữa. Bởi vậy, để trẻ không rơi vào tình trạng khó khăn, áp lực, ba mẹ nên bình tĩnh, kiên trì cho trẻ thích nghi với cách học tập mới mẻ này.

Dạy con thông qua hình ảnh trực quan, sinh động

Theo nhiều nghiên cứu, trẻ có khả năng ghi nhớ kiến thức tốt hơn thông qua hình ảnh trực qua, sinh động. Mọi lời giải thích của ba mẹ sẽ trở nên khó hiểu với trẻ nếu không có sự hiện diện của hình ảnh [hay sự vật] minh họa đi kèm. Do đó, để dạy trẻ đánh vần thành công, ba mẹ không thể không chuẩn bị cho trẻ những giáo cụ chứa hình ảnh thật đặc sắc và thu hút.

Tuyệt đối không tạo áp lực khi dạy con đánh vần

Trên đây là những cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần hiệu quả và nhanh chóng ngay tại nhà mà ba mẹ cùng tham khảo và áp dụng dạy cho bé nhà mình. Nếu ba mẹ còn băn khoăn, đau đầu tìm kiếm trò chơi giúp trẻ đánh vần tốt thì đừng bỏ qua những kho trò chơi bổ ích từ Kids UP nhé!

Rất nhiều cha mẹ hoang mang không biết phải làm thế nào để kèm con chuẩn bị vào lớp 1 học thật hiệu quả. Chắc chắn không thể ngày nào cũng bắt con “mài mông” cả ngày chỉ để học đánh vần, ghép chữ, nhất là lâu nay bé chẳng mấy khi bị gò bó như vậy cả.

Không ít mẹ còn dạy bé ghép vần vào lớp 1 bằng cách “nhồi cấp tốc” thật nhanh chóng nhưng cuối cùng lại chẳng mang đến hiệu quả nào. Vậy phải dạy bé cách đánh vần, ghép chữ trước khi chuẩn bị vào lớp 1 thế nào đây?

Cách dạy bé đánh vần ghép chữ đơn giản 

Dạy bé làm quen với mặt chữ và dấu câu

Trước khi dạy bé ghép vần vào lớp 1, điều đầu tiên là bé cần phải thuộc dấu câu và mặt chữ. Thay vì chỉ yêu cầu bé phải học thuộc chữ và dấu câu, cha mẹ có thể sử dụng những bộ đồ chơi nhiều màu sắc thật sinh động để bé tiếp thu nhanh hơn. Sau đó, khi đang chơi, thỉnh thoảng cha mẹ lại hỏi “đây là chữ gì” hoặc “đây là dấu gì”.  

Ngoài ra, mẹ cũng có thể “thay đổi chiến thuật” bằng cách cho con chơi trò chơi câu cá trước. Trước tiên, mẹ hãy chọn 1 chữ cái nào đó rồi để con câu con cá có dán chữ đó, sau đó lại đổi lại. Đó cũng là động lực để con thích thú học hơn mà không quên chữ nào. 

Trước khi dạy bé ghép vần vào lớp 1, điều đầu tiên là bé cần phải thuộc dấu câu và mặt chữ. [Ảnh minh họa]

Dạy bé ghép vần từ những chữ đơn giản nhất 

Để bé ngay từ lần đầu đã dễ tiếp thu hơn, có một cách dạy bé ghép vần đơn giản và gần gũi nhất là ghép những chữ bé thường hay gọi hoặc nói hàng ngày như bố mẹ, bà, cái ghế, con mèo, cái bàn, cái ghế, con gà, bếp ga, đồ chơi, anh, em…

Mỗi khi đánh vần và ghép được từ nào đó, mẹ lại giúp bé tập viết thật đẹp lên mảnh giấy nhỏ rồi dán vào đồ vật. Nếu được nhìn thấy những mảnh giấy đã ghép, chắc chắn bé sẽ rất thích thú. Ngoài ra, ngay từ đầu, mẹ không nên dạy bé những từ quá xa lạ, không thông dụng, lại khiến bé khó tưởng tượng, đặc biệt là những từ dài, từ phức tạp như “ưu”, “uơ”, “uyên”, uya, oong, oăc,…

Dạy bé học đánh vần qua những trò chơi yêu thích 

Những trò chơi được bé yêu thích sẽ khiến bé thấy thoải mái, hào hứng và giúp con tiếp thu nhanh chóng hơn. Chẳng hạn khi bé đang chơi đồ chơi nào đó, cha mẹ có thể dạy bé cách đánh vần tên của món đồ đó. Việc này sẽ giúp bé vừa có thể đánh vần, vừa hình dung được hình dáng thực tế của từ ngữ đó.

Những trò chơi được bé yêu thích sẽ khiến bé thấy thoải mái, hào hứng hơn. [Ảnh minh họa]

Để ôn luyện những từ bé vừa đánh vần xong, cha mẹ dạy bé ghép từ bằng cách chơi trò chơi “tìm những chữ cái bị mất”, chẳng hạn như “gà” thì chỉ còn “…à”, rồi cho bé 2 chữ cái như “d”, “g” hoặc vài lựa chọn khác và hỏi bé từ nào thì phù hợp để bé chọn và ghép. Khi bé chọn sai, cha mẹ hãy khuyến khích bé chọn lại, nếu bé chọn đúng, cha mẹ hãy vỗ tay để khích lệ tinh thần bé.

Rèn luyện mỗi ngày và thời gian học ngắn 

Thời gian dạy bé ghép vần lớp 1 hoặc đánh vần tốt nhất chỉ nên khoảng 10 phút/ ngày hoặc cho bé học ngẫu nhiên nếu bé đang ở gần bảng chữ cái. Việc dạy học cũng cần được thực hiện mỗi ngày, học thời gian quá dài sẽ khiến bé mệt mỏi , việc học sẽ không có hiệu quả cao. Trẻ 5,6 tuổi thường không tập trung và ghi nhớ nhanh chóng những gì mình học. Vì vậy, cha mẹ nên dành thêm những khoảng thời gian để dạy lại các bài học cũ cho bé giúp bé ôn luyện. 

Dạy bé học là cả một quá trình mà cha mẹ cần phải kiên nhẫn. [Ảnh minh họa]

5 quy tắc khi dạy bé đánh vần ghép chữ dành cho cha mẹ 

- Hãy thực sự kiên nhẫn đối với trẻ, tuyệt đối không nôn nóng, không sử dụng bạo lực.

- Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý con sẽ vừa học, vừa chơi trước khi vào lớp 1.

- Hãy luôn khen ngợi và khuyến khích trẻ, có như vậy con mới thoải mái để học và tiếp thu.

- Hãy luôn nhớ, dạy bé ghép vần vào lớp 1 chỉ là một phần rất nhỏ trong nhiều việc cha mẹ có thể làm để giúp con phát triển ngôn ngữ.

- Hãy thường xuyên vừa học vừa ôn tập. 

Dạy bé đánh vần ghép chữ từ khi mới bắt đầu làm quen cho đến khi thành thạo nếu không có phương pháp hợp lý sẽ khó vô cùng. Nhưng nếu cha mẹ hiểu được đặc điểm của trẻ nhỏ là: học mà chơi, chơi mà học, không thích ép buộc, gò bó, trẻ mới thực sự hứng thú và nhớ lâu thì lại rất dễ dàng trong việc dạy bé học.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-day-be-danh-van-ghep-chu-truoc-khi-vao-lop-1-...Nguồn: //thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/cach-day-be-danh-van-ghep-chu-truoc-khi-vao-lop-1-tai-nha-cuc-hay-d232281.html

Theo Linh Hà [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề