Cách đưa dẫn chứng vào nghị luận xã hội

Muốn viết một bài văn hay đoạn văn nghị luận xã hội hay và tạo ấn tượng với người chấm, học sinh phải biết cách lồng ghép dẫn chứng vào trong bài làm. Tuy nhiên, những dẫn chứng đó chỉ có giá trị khi học sinh sử dụng thực sự hợp lí. Cùng cô Đỗ Khánh Phượng tìm hiểu cách đưa dẫn chứng thuyết thục vào bài nghị luận xã hội nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm ôn luyện thi vào lớp 10 cho học sinh lớp 9, cô Phượng cho rằng, nghị luận xã hội là dạng bài khiến nhiều học sinh gặp khúc mắc và gây khó khăn trong quá trình làm bài, đặc biệt là việc lựa chọn dẫn chứng sao cho phù hợp và thuyết phục.

Vai trò của dẫn chứng trong bài văn/đoạn văn nghị luận xã hội

Trong văn nghị luận nói chung và nghị luận xã hội nói riêng, dẫn chứng có vai trò rất quan trọng. Nó được xem là bằng chứng xác thực nhất để chứng minh cho quan điểm học sinh đang trình bày, bảo vệ. Đặc biệt, dẫn chứng giúp thuyết phục người đọc, người nghe đồng ý với quan điểm của mình.

Cách đưa dẫn chứng vào bài viết

1. Lựa chọn dẫn chứng

Vậy dẫn chứng như thế nào sẽ thuyết phục được người đọc? Cô Phượng đã chỉ ra một số ý cụ thể như sau:

  • Dẫn chứng phải cụ thể, xác thực [nhân vật nổi tiếng].
  • Dẫn chứng phải tiêu biểu [sự thật hiển nhiên].
  • Dẫn chứng có thể là nhân vật, câu chuyện, sự kiện, những con số cụ thể.

2. Cần cập nhật để dẫn chứng mới mẻ, mang tính thời sự

Không nên sử dụng lại quá nhiều những dẫn chứng đã quá quen thuộc, quá cũ khiến người đọc cảm thấy nhàm chán.

3. Không nên đưa quá nhiều dẫn chứng vào trong bài

Nếu bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội không có dẫn chứng thì không thể thuyết phục người đọc, người nghe tin vào luận điểm mà các bạn đang trình bày. Tuy nhiên, các bạn nên đưa dẫn chứng vừa đủ, không nên sử dụng quá nhiều khiến bài làm bị loãng.

4. Phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề

Sau khi lựa chọn được dẫn chứng hay và đưa vào bài viết, các bạn cần phân tích dẫn chứng đó để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận và tạo tính liên kết cho bài văn.

5. Hạn chế tối đa đưa những dẫn chứng nghị luận văn học vào nghị luận xã hội

Học sinh không nên đưa những dẫn chứng là kiến thức văn học vào bài văn/đoạn văn nghị luận xã hội. Những dẫn chứng này không làm tăng tính thuyết phục cho luận điểm mà còn dễ khiến bài viết lan man, dông dài.

6. Đưa dẫn chứng phù hợp với từng dạng bài

a, Với bài văn nghị luận xã hội

  • Phần dẫn chứng chủ yếu đưa vào phần thân bài.
  • Mỗi luận điểm cần một dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu nhất.
  • Phân tích dẫn chứng.
  • Tạo tính liên kết nếu dùng một dẫn chứng xuyên suốt bài viết.

b, Với đoạn văn nghị luận xã hội

  • Xác định chủ đề của đoạn.
  • Lựa chọn dẫn chứng điển hình nhất.
  • Phân tích dẫn chứng, xoáy sâu vào vấn đề trọng tâm.
  • Cùng một dẫn chứng, có thể sử dụng cho nhiều đề bài khác nhau, chỉ cần biết cách đưa linh hoạt các dẫn chứng đó.
  • Tránh nêu dẫn chứng bằng cách kể hẳn một câu chuyện.

Trên đây là một số mẹo đưa dẫn chứng hay và thuyết phục vào bài nghị luận xã hội. Hy vọng những chia sẻ của cô Phượng sẽ giúp học sinh không còn lúng túng khi đưa dẫn chứng vào bài văn/đoạn văn nghị luận xã hội của mình.

Để biết thêm nhiều mẹo học hay và bí kíp ôn thi môn Ngữ văn, phụ huynh và học sinh lớp 9 có thể theo dõi những video của thầy cô trong chương trình HM10 Luyện đề của HOCMAI. Với mục tiêu đồng hành cùng học sinh lớp 9 ôn thi vào 10, khóa học sẽ cung cấp rất nhiều bí kíp luyện thi hiệu quả, giúp học sinh rèn phương pháp, luyện kĩ năng và gia tăng cơ hội giành điểm cao trong kỳ thi.

>> NHẬN THÊM NHIỀU BÍ KÍP LUYỆN THI VÀO 10 HỮU ÍCH TẠI ĐÂY

Chủ Đề