Cách Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ Hành chính

Tập bản đồ địa lí 8 gồm 24 bản đồ, chia làm 2 phần:

– Thiên nhiên con người ở các châu lục [Châu Á]: gồm 14 bản đồ

+ Địa hình – khoáng sản châu Á

+ Các đới và các kiểu khí hậu

+ Các đới cảnh quan

+ Hành chính châu Á

+ Dân số, mật độ dân số và các đô thị lớn

+ Kinh tế chung

+ Bản đồ địa lí tự nhiên, bản đồ địa lí kinh tế của các khu vực Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á

– Địa lí Việt Nam [địa lí tự nhiên]: gồm 10 bản đồ

+ Hành chính Việt Nam

+ Hình thể Việt Nam

+ Khoáng sản Việt Nam

+ Khí hậu Việt Nam

+ Các hệ thống sông

+ Các nhóm và các loại đất chính

+ Thực vật và động vật

+ Địa lí tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

2. Cách đọc các dạng bản đồ

    2.1. Đọc bản đồ tự nhiên:

* Địa hình – khoáng sản:

– Địa hình: Dựa vào thang phân tầng độ cao kết hợp các kí hiệu trên bản đồ, xác định các dạng địa hình, phân bố. Đối với địa hình trên bản đồ, có các dạng tìm tên, xác định vị trí, nhận định…

+ Núi: Kể tên các dãy núi, đỉnh núi cao, xác định vị trí [thuộc quốc gia, khu vực nào], hướng núi, độ cao trung bình.

+ Cao nguyên, sơn nguyên: kể tên các cao nguyên, sơn nguyên, vị trí của các cao nguyên, sơn nguyên.

+ Đồng bằng: Kể tên các đồng bằng, vị trí của các đồng bằng.

+ Nhận định chung về địa hình trên bản đồ

– Khoáng sản: Nhận xét chung về đặc điểm của tài nguyên khoáng sản, kể tên các loại khoáng sản, phân bố.

* Sông ngòi:

– Nhận diện kí hiệu: Là những đường màu xanh trên bản đồ.

– Nhận xét chung về đặc điểm của sông ngòi khi phân tích.

– Xác định vị trí của sông

– Bắt nguồn từ đâu, đổ ra đâu

– Hướng chảy của sông

– Tìm mối quan hệ của sông ngòi với địa hình

* Khí hậu:

Bản đồ khí hậu là bản đồ phức tạp, gồm nhiều yếu tố khác nhau trên bản đồ như kiểu khí hậu, vùng khí hậu, bão, gió, nhiệt độ, lượng mưa… Ở học kì 1, khi tìm hiểu về châu Á học sinh chỉ cần xác định được vị trí của các đới, kiểu khí hậu. Từng kiểu khí hậu có đặc điểm gì đều được thể hiện bằng các biểu đồ đi kèm. Ở học kì 2, khi tìm hiểu về khí hậu, có 3 bản đồ khác nhau là khí hậu chung, nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm.

Đối với học sinh lớp 8, cơ bản học sinh cần đọc được những đặc điểm sau trên các loại bản đồ khí hậu:

– Xác định được các đới khí hậu, kiểu khí hậu.

– Đọc tên các loại gió, hướng gió, phạm vi tác động, tính chất, tần suất hoạt động

– Xác định được phạm vi hoạt động của bão, tháng hoạt động, tần suất hoạt động.

– Đọc được các biểu đồ trên bản đồ, từ đó  rút ra đặc điểm khí hậu của một số địa phương, kết hợp với bản đồ địa hình, giải thích nguyên nhân.

– Xác định được nhiệt độ, lượng mưa ở các khu vực, tỉnh [thành]

* Cảnh quan:

– Kể tên các cảnh quan chính

– Xác định được vị trí.

– Kết hợp với bản đồ địa hình, khí hậu giải thích

2.2. Bản đồ kinh tế – xã hội:

* Bản đồ hành chính:

Xác định vị trí của các quốc gia

* Bản đồ dân cư

– Kể tên, xác định vị trí của các đô thị lớn.

– Xác định được những nơi tập trung đông dân, thưa dân; những nơi mật độ dân số cao, mật độ dân số thấp.

– Kết hợp với các dạng bản đồ tự nhiên giải thích

– Phân tích các biểu đồ trên trang bản đồ để có thể trình bày được đặc điểm dân số.

* Bản đồ kinh tế:

Trên bản đồ kinh tế thể hiện các nội dung về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

– Nông nghiệp: Xác định được các vùng nông nghiệp [trồng trọt, đồng cỏ, rừng…], xác định được vị trí của các cây trồng, vật nuôi ở các khu vực, các quốc gia.

– Công nghiệp: Kể tên được các trung tâm công nghiệp, xác định được vị trí của các trung tâm công nghiệp; những vùng khai thác khoáng sản [phát triển công nghiệp khai khoáng], vị trí của các ngành công nghiệp.

– Dịch vụ: phân tích biểu đồ xuất nhập khẩu, xác định được vị trí các sân bay, hải cảng, điểm du lịch.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 167 – sgk địa lí 12

Đọc bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên?


Tây Nguyên tiếp giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Với vị trí địa lí như vậy đã tạo cho vùng có điều kiện thuận lợi để giao lưu buôn bán với các vùng không chỉ trong nước mà còn cả với nước ngoài.

Ngoài ra, đây là vùng có vị trí chiến lược an ninh, quốc phòng quan trọng và xây dựng kinh tế không chỉ của vùng mà còn cả nước.


Trắc nghiệm địa lí 12 bài 37 vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên [P3]

Từ khóa tìm kiếm Google: khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên, giải địa lí 12, trả lời câu hỏi bài 37 địa lí 12, học tốt địa lí 12, ý nghĩa vị trí địa lí của Tây Nguyên.

Câu hỏi 2 trang 109 Địa Lí lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Đọc một số bản đồ thông dụng

Lời giải:

a] cách đọc bản đồ

- Đọc tên bản đồ để biết nội dung và lãnh thổ được thể hiện

- Biết tỉ lệ bản đồ để đo tính khoảng cách giữa các đối tượng

- Đọc kí hiệu trong bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ

- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ.

- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.

b] Đọc bản đồ tự nhiên và bản đồ hành chính

- Quan sát bản đồ tự nhiên thế giới ở trang 96 – 97, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Kể tên ít nhất một dãy núi, đồng bằng, dòng sông lớn ở châu Mỹ.

- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam trang 110, em hãy:

+ Nêu nội dung và lãnh thổ được thể hiện trên bản đồ.

+ Nêu tỉ lệ bản đồ

+ Cho biết các kí hiệu trong bảng chú giải thể hiện những đối tượng địa lí nào.

+ Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: thủ đô, các thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh/thành phố nơi em sinh sống.

Có rất nhiều các loại bản đồ khác nhau và được thể hiện dưới nhiều chất liệu hình ảnh tùy theo mục đích sử dụng. Từ việc điều hướng, xác định vị trí cho đến quản lý thông tin và dữ liệu. 

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để phân biệt các loại bản đồ khác nhau và mục đích sử dụng của từng loại. 

Bản đồ là gì?

Bản đồ là hình chiếu thu nhỏ của một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái đất trên một mặt phẳng theo một nguyên tắc chiếu hình bản đồ nhất định cùng một hệ thống ký hiệu quy ước nhằm phản ánh sự phân bố, trạng thái và mối quan hệ tương quan giữa các đối tượng và hiện tượng có trên mặt đất trong tự nhiên. 

Các nội dung được trình bày trên các loại bản đồ tùy thuộc vào nhiều yếu tố nhưng đều được lựa chọn và khái quát để phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ đó. 

Cách thức phân loại các loại bản đồ

Việc phân loại bản đồ nhằm phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau như nghiên cứu, tra cứu địa lý, dò tìm, viễn thám,… Để thuận tiện cho các mục đích sử dụng khác nhau, có nhiều cách để phân loại như: bản đồ theo nhóm đối tượng, bản đồ theo nội dung, bản đồ lãnh thổ, bản đồ theo tỷ lệ,…

Phân loại theo đối tượng thể hiện

Đối với bản đồ phân loại theo đối tượng thể hiện thường được chia thành 2 nhóm: 

  • Bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất về lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
  • Nhóm bản đồ thiên văn gồm bản đồ bầu trời, sao, các bản đồ thiên thể và bản đồ hành tinh

Phân loại theo nội dung

Bản đồ phân loại theo nội dung sẽ được chia thành 2 nhóm:

  • Bản đồ địa lý chung bao gồm bản đồ biểu thị toàn bộ các yếu tố cơ bản của lãnh thổ
  • Bản đồ chuyên đề bao gồm bản đồ phản ánh về từng hiện tượng, đối tượng tự nhiên, xã hội,..

Phân loại theo tỷ lệ

Các loại bản đồ được chia làm 3 loại gồm tỷ lệ lớn, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ. Trên thực tế ranh giới của các nhóm không được cố định. Thông thường, đối với bản đồ theo địa lý chung thì ranh giới phân chia được quy ước như sau:

  • Lớn: tỷ lệ từ 1 : 200.000
  • Trung bình : từ 1: 200.000 → 1:1.000.000
  • Nhỏ : dưới  1:1.000.000

Bản đồ tỷ lệ 1:9.000.000

Phân loại theo mục đích sử dụng

Cách thức phân loại theo mục đích sử dụng bản đồ chưa có sự phân loại rõ ràng bởi đa số các loại bản đồ được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Nhìn chung, có thể phân chia thành 2 nhóm bản đồ:

  • Bản đồ sử dụng cho nhiều mục đích đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau để giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa chung 
  • Bản đồ chuyên môn được dùng để giải quyết các nhiệm vụ theo một chuyên môn nhất định như bản đồ hàng hải, hàng không, quân sự,…

Phân loại theo lãnh thổ

Là các loại bản đồ được phân thành bản đồ thế giới, bản đồ bán cầu, bản đồ châu lục, bản đồ quốc gia, bản đồ vùng,…

5 loại bản đồ thông dụng nhất và mục đích sử dụng

Theo ICSM [Ủy ban Liên chính phủ về Đo đạc và Bản đồ] có 5 loại bản đồ thông dụng nhất bao gồm:

  • Bản đồ địa lý chung
  • Bản đồ địa hình
  • Bản đồ chuyên đề
  • Bản đồ điều hướng
  • Bản đồ quy hoạch địa chính

Bản đồ địa lý chung

Đây là loại bản đồ thông thường, thể hiện đồng đều tất cả các yếu tố địa lý trên bề mặt trái đất gồm cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế – xã hội mà không lựa chọn nội dung ưu tiên thể hiện. 

Là dạng bản đồ thông dụng nhất giúp người dùng có thể tìm đường, tìm địa điểm cần đến của mình. Xu hướng thể hiện của dạng bản đồ này khá dễ đọc, bao gồm bản đồ đường phố và du lịch.

Bản đồ du lịch dành cho khách du lịch tìm đường đi, điểm đến trên bản đồ

Bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình nổi bật so với các loại bản đồ khác bởi độ hiển thị ở mức độ chi tiết nhất, với các đường đồng mức để thiết lập bản đồ cảnh quan. Bản đồ địa hình là bản đồ trên đó không chỉ biểu diễn địa vật mà còn thể hiện hình dáng cao thấp khác nhau của mặt đất.

Bản đồ địa hình chỉ thể hiện các yếu tố địa lý trên bề mặt mà ít đi sâu thể hiện cấu trúc bên trong các đối tượng địa lý. 

Bản đồ thể hiện địa hình tỉnh Thanh Hóa

Bản đồ chuyên đề

Là loại bản đồ được thể hiện bất cứ điều gì từ địa chất đến mật độ dân số hay thời tiết, thậm chí là các loại bản đồ này dùng để theo dõi vị trí của cá voi. Các đơn vị cung cấp dịch vụ hệ thống thông tin địa lý sử dụng bản đồ chuyên đề để tạo ra sự khác biệt cho khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị Chính phủ bằng việc kết hợp bản đồ và các dữ liệu thông tin được thu thập bởi các dịch vụ thông minh, cho phép các nhà lãnh đạo đưa ra quyết định hiệu quả. 

Không giống như các loại bản đồ địa lý chung, các loại bản đồ chuyên đề chỉ có thể được đọc và hiểu bởi những người có kiến thức cụ thể về lĩnh vực đó. 

Bản đồ giao thông thủ đô Hà Nội

Bản đồ điều hướng

Cùng với bản đồ địa lý chung và bản đồ địa hình, bản đồ điều hướng là một công cụ tuyệt vời khi muốn tra cứu sự di chuyển cho dù ở trên biển hay trên không. Bản đồ đại đương thường được gọi tắt là biểu đồ, tương tự như với bản đồ điều hướng hàng không. Xu hướng của loại bản đồ này bao gồm thông tin quan trọng được đưa ra để tránh các va chạm, tai nạn. Ví dụ như các đối tượng địa lý trong và xung quanh một khu vực trong đại dương hoặc bất kỳ vị trí không gian địa lý cụ thể nào. 

Bản đồ điều hướng

Bản đồ quy hoạch địa chính

Bản đồ địa chính là một trong những hình thức thiết lập bản đồ lâu đời nhất bởi người Ai Cập cổ đại, là những người đã phát triển các bản vẽ địa chính để xác lập quyền sở hữu đất đai sau khi sông Nile bị lũ lụt. Do vậy, bản đồ địa chính là loại bản đồ có tỷ lệ lớn, được thiết lập theo ranh giới hành chính của từng phường, xã, thị trấn, thể hiện từng thửa đất và số hiệu từng thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 

Bản đồ địa chính là cơ sở triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là một trong 3 thành phần hợp thành hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Bản đồ quy hoạch địa chính

Tham khảo thêm kiến thức về bản đồ số [GIS]:
GIS là gì? Tổng hợp kiến thức về GIS
Bản đồ số là gì? Lịch sử hình thành và tính ứng dụng thực tiễn của bản đồ số trong cuộc sống
Phân biệt công nghệ GIS và GPS
[Kiến thức GIS]: 5 thành phần trụ cột kiến tạo công nghệ GIS

Video liên quan

Chủ Đề