Cách để biết người khác nói dối

Điều không may là không nhiều người trong sốchúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra sự dối trá. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không được đào tạo thì phần lớn mọi người chỉ phát hiện ra lời nói dối bằng cảm quan mà không có thông qua bằng chứng rõ ràng.

Tuy nhiên cũngcó vài thủ thuậtđơn giản giúp bạn nhậnbiết người đối thoại với mình đang nói thật hay nói dối, đó là quan sát những dấu hiệu!

ELLE Man tổng hợp 12 dấu hiệu bạn nên chú ý nếu không muốn trở thành nạn nhân của sự dối trá.

1. Nụ cười

Thông thường, bạn sẽ có cảm giác rằng một người đang có những biểu hiện kì quái và không thành thật nếu như người đó cười quá nhiều. Lợi dụng tâm lý đó, để có thể dễ dàng lừa đối tượng của mình hơn thì những kẻ nói dối chuyên nghiệp [đặc biệt là đàn ông] đã làm theo hướng ngược lại: họ không cười nhiều, tỏ ra điềm đạm.

Khi một người cười với bạn thì hãy để ý nụ cười của họ! Nếu đó không phải nụ cười thật lòng, bạn cũng nên cẩn thận vì chắc chắn họ đang giấu bạn điều gì đó. Rất dễ để nhận biết một nụ cười không thật tâm: một người chỉ có thể giả nụ cười bằng hình dáng vòng miệng, nhưng không thể cười giả ở mắt.

Nguồn: Giphy

2. Nhìn vào bàn chân

Cử động của bàn chân sẽ tiết lộ cho chúng ta vềsự đáng tin của một người. Khi nói dối, người ta thường hạn chếnhững cử động của bàn chân.Hành vi này làm cho những người đang nói dối có ngôn ngữ cơ thể cứng, không tự nhiên.

Nguồn: Shutterstock

Khi một người đang nói dối, bàn chân của họ sẽ hướng vềphía cửa ra. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi không trung thực thì tiềm thức của họ sẽ tự động tìm và luôn hướng vềmột lối thoát. Bàn chân là phần xa não bộ nhất nên nhiều khi chúng ta không để ý rằng nó đang tiết lộ những cảm xúc được giấu kĩ nhất của mình.

3. Để ý những thay đổi nhỏ trên biểu hiện gương mặt

Chuyển động cơ mặt thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Khi một người nói dối, biển hiện trên của họ sẽ chuyển đổi rất nhanh để thể hiện những cảm xúc mà họ muốn bạn nhìn thấy và cảm xúc thật của họ. Những biểu hiện này rất nhỏ, thường chỉ kéo dài 25 giây và là một trong những dấu hiệu rất nhỏ cho thấy một người đang cố che dấu ý định thật của mình.

4. Một người nói“Thật đấy/Thật mà” nhiều lần vì họ sợ bạn đang nghĩ là họ nói dối

Nguồn: Giphy

Khi một người nói dối nghĩ rằng mình đang bị nghi ngờ thì họ sẽ dùng những thủ thuật bằng lời nói để giúp củng cốlòng tin từ những người xung quanh. Nếu một người dùng rất nhiều những cụm từ như “thật đấy”, “thật mà”, “thật lòng thì”,… thì khả năng cao là bản thân họ đang cảm thấy không yên tâm vềsự đáng tin của mình. Thỉnh thoảng dùng những cụm từ này thì không sao, nhưng nếu dùng quá nhiều thì chắc chắn họ đang che giấu điều gì đó.

5. Người nói dối sẽ liếm/cắn môi vì căng thẳng

Liếm môi là phản xạ của cơ thể khi lo lắng. Hành động nhỏ sẽ tiết lộ mộtngười đang thiếu tự tin, hoặc đang nói dối. Khi căng thẳng, chúng ta sẽ lặp đi lặp lại những hành vi nhỏ một cách vô thức, ví dụ như liếm môi để làm giảm bớt cảm giác bồn chồn lo sợ.

Nguồn: Giphy

6. Nếu một người không nhìn bạn, hoặc không duy trì eye contact quálâu thì họ đang lo sợ bạn sẽ phát hiện ra là họ đang nói dối

Bởi vì ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, những người không trung thực thường hay lo lắng và dễ bộc lộ qua ánh mắt. Do vậy những người nói dối sẽ thường tránh eye contact, hoặc eye contact quá lâu để thể hiệnsự đáng tin. Nếu trong một cuộc đối thoại mà bạn thấy ai đó sử dụng eye contact một cách quá gượng ép, hoặc không tồn tại, hãy coi chừng.

Nguồn: Giphy

7. Những khoảng ngập ngừng dài

Tạo ra một câu chuyện đáng tin không phải là một chuyện dễ dàng. Khi một người đang kể chuyện không có thật, họ sẽ thường xuyên ngập ngừng để suy nghĩ và tạo ra các chuỗi sự việc theo logic. Nhưng hãy cẩn thận vì bạn sẽ chỉ nhận ra sự ngập ngừng này nếu kẻ nối dối chưa có sự chuẩn bị trước.

8. Ra mồ hôi rất nhiều

Nếu bạn đã từng xem những cuộc thẩm vấn trên phim thì bạn sẽ nhận ra rằng người bị thẩm vấn thường ra mồ hôi rất nhiều, đặc biệt là trên mặt, cổ và gan bàn tay. Đây là phản ứng của cơ thể trước sự căng thẳng của việc nói dối.

Nguồn: Giphy

Một người đang nói dối thường phải làm gì đó với tay của họ. Người nói dối sẽ có những biểu hiện như liên tục điều chỉnh quần áo, chạm vào mũi, nghịch tóc và vặn vẹo cơ thể khi đang ngồi. Phần lớn mọi người cảm thấy không thoải mái khi nói dối, dẫn đến họ sẽ giải toả bằng những hành động thể chất rất nhỏ với tần suất cao.Những người không trung thực thường không giữ được tư thếtốt khi đang bịa chuyện, vì thếbạn sẽ thấy họ thường xuyên động đậy hay điều chỉnh lại tư thế ngồi mà không có lý do gì cả.

10. Hiểu rõvềbiển hiện bình thường của một người

Nếu bạn hiểu thếnào làcách hành xử bình thường của một người, bạn sẽ dễ dàng biết được khi nào họ đang nói dối [khi họ đang đang hành xử kì lạ so với bình thường].

Nhưng kể cả khi bạn không hiểu rõ một người thì cũng có cách! Hãy hỏi người đó những câu hỏi đơn giản mà bạn đã biết câu trả lời. Họ sẽ trả lời mà không cần nói dối, nhờ đó thì bạn sẽ biết được phản ứng của người đó khi thành thật.

Đây cũng là nguyên lý cho một bài kiểm tra nói dối: những câu hỏi đầu là vềnhững thông tin cơ bản như tên hay ngày tháng năm sinh.Phản ứng cho những câu hỏi này sẽ tạo cơ sở để người kiểm tra so sánh với những câu trả lời khác trong bản phân tích cuối cùng.

11. Khi câu chuyện không hợp lý

Nguồn: Giphy

Chỉ cần có một chút nghi ngờ vềcâu chuyện mà bạn đang nghe, hãy dừng người kể chuyện lại bằng cách thảo luận một vài chi tiết nhỏ trong câu chuyện đó. Sau đó, yêu cần người đó kể lại câu chuyện một lần nữa.

Những người nối dối thường thêm thắt hoặc loại bỏ các chi tiết so với ban đầu. Nếu câu chuyện kể lần hai có những sai lệch lớn hoặc những lỗ hổng logic so với câu chuyện đầu tiên thì khả năng cao là người này đang nói dối bạn.

12. Thay đổi trong giọng điệu, phong cách nói

Nói lắp hay nói quá nhanh/quá chậm so với bình thường là dấu hiệu cho thấy một người đang nói dối, bởi vì họ đang lo lắng và căng thẳng. Những trường hợp đó, bạn có thể cảm nhận được người này đang cốgắng để nói ra những lời nói dối trong đầu họ!

Nguồn: Phim Harry Potter

Rose Nguyễn [Tham khảo: Quartz, West Side Toastmasters, Business Insider, The Telegraph, Wonder How To, Psychology today, North American Investigations, The Law Dictionary]

Người nói dối thường tập trung vào lời nói, làm sao để những lời nói của mình nghe có vẻ thật nhất. Điều này khiến họ hoàn toàn có thể bị phát hiện thông qua những ngôn ngữ cơ thể. Các nhà nghiên cứu tin rằng chúng ta có thể phát hiện liệu một người có phải đang nói dối không thông qua những hành vi của họ. 

Tất nhiên, không ai nói dối giống hệt người khác và cũng không có dấu hiệu nào mang tính chính xác 100% song dưới đây là 7 dấu hiệu của người nói dối rất phổ biến: 

1. Nói ấp úng, ngắt quãng

Một trong những dấu hiệu phổ biến của những người nói dối là lời nói của họ nhát gừng, ngắt quãng. Những quãng nghỉ bị lấp bằng những từ như "à", "à thì", "ừ thì"... là lúc họ đang nghĩ xem mình nên nói gì tiếp để không bị lộ. Nếu bạn thấy người ấy trả lời một chuyện đơn giản rất ngắt quãng, ngập ngừng thì có thể họ đang không nói sự thật với bạn. 

2. Biểu cảm quá lâu

Thường thì cảm xúc thật của chúng ta sẽ biểu hiện không quá 5 giây. Nếu ai đó thể hiện biểu cảm, cảm xúc quá 5 giây, có thể đó là những cảm xúc giả tạo. Hãy chú ý khi người đó vẫn mãi giữ một khuôn mặt biểu cảm sau khi nghe câu chuyện của bạn nhé!

3. Cảm xúc chậm hơn lời nói

Các nhà khoa học phát hiện rằng cảm xúc luôn là điều đi trước lời nói. Nếu ai đó nói "Câu chuyện của cậu hài hước quá" nhưng mãi sau đó mới biểu hiện vui vẻ thì rất có thể lời khen của họ dành cho bạn không phải thật lòng. 

4. Sự chân thành của cảm xúc

Người ta có thể nói ra những lời dối trá song rất khó có thể lừa dối cả cảm xúc. Cảm xúc thật sẽ mang vẻ chân thành, không chút giả tạo. Khi ta bộc lộc những cảm xúc thật, các bộ phận trên khuôn mặt đều sẽ bộc lộ điều đó chứ không phải chỉ một, hai bộ phận.

Ví dụ biểu cảm vui vẻ, hạnh phúc sẽ được thể hiện không chỉ trên khuôn miệng mà cả bằng mắt, lông mày... 

5. Lặp từ nhiều

Nói lặp đi lặp lại nhiều lần các từ ngữ là một trong những biểu hiện của người đang nói dối. Có thể họ đang cố làm cho bạn và cả bản thân họ tin vào những lời bản thân đang nói dối. 

6. Trả lời bằng chính những từ ngữ trong câu hỏi

Nếu ai đó sử dụng cách diễn đạt giống hệt với câu hỏi bạn đưa ra, có thể họ đang cảm thấy không thoải mái vì sắp nói dối. Họ cố gắng bám sát điều người hỏi vì sợ việc nói gì thêm có thể để lộ ra rằng họ đang không nói thật. 

Bên cạnh đó, nhiều người nói dối thường lặp lại câu hỏi một lần nữa. Đây là cách để họ "câu giờ", kiếm thêm thời gian để nghĩ ra câu trả lời sao cho nghe hợp lý. 

7. Lấy tay che mặt hay miệng

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người nói dối đó là họ sẽ vô thức che một bộ phận trên mặt như che miệng chẳng hạn. Đó là một phản ứng tâm lý tự nhiên của con người. Dấu hiệu này rất dễ thấy nên nếu thấy người đó nói chuyện không tự nhiên, liên tục che miệng, hãy nghi ngờ tính chính xác của câu chuyện họ nói. 

Nguồn: //phunuvietnam.vn/nhan-biet-nguoi-dang-noi-doi-cuc-don-gian-qua-7-dau-hieu-512020...Nguồn: //phunuvietnam.vn/nhan-biet-nguoi-dang-noi-doi-cuc-don-gian-qua-7-dau-hieu-51202015411557010.htm

Bảo Anh [Theo Brightside] [Phụ Nữ Việt Nam]

Video liên quan

Chủ Đề